Đối với súc vật còn sống


Bài 2 BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO



tải về 0.95 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.95 Mb.
#19059
1   2   3   4   5   6

Bài 2 BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO


(Fasciolopsiasis)
Bệnh sán lá ruột heo do loài sán lá Fasciolopsis buski gây ra. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước ở khu vực châu Á và Đông Nam châu á.

Sán lá F. buski được bác sỹ Busk phát hiện năm 1783 ở tá tràng của người. Từ đó đến nay, có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu: Lankester (1957), Cobbol (1859), Looss (1899), Nakagawa (1921), Barlow (1925), Hứa Bằng Như (1964), Trần Tâm Đào (1965), Muttalib (1975), Idris (1980), Li (1981), Grazick (2000)...

Tác hại của sán là làm heo sinh trưởng chậm, thậm chí sụt cân. Ngoài heo, người và một số động vật khác cũng nhiễm và bị bệnh.

1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÁN LÁ FASCIOLOPSIS BUSKI

1.1. Vị trí của F. buski trong hệ thống phân loại

Theo Skrjabin và cs (1977), Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá ruột Fasciolopsis bllski được xếp trong hệ thống phân loại động vật học như sau:

Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962


Bộ Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937

Phân bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937


Họ Fasciolidae Railliet, 1895

Phân họ Fasciolopsinae Odhner, 1910

Giống Fasciolopsis Looss, 1899

Loài Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857)

1.2. Đặc điểm hình thái và chu kỳ sinh học

1. 2.1. Đặc điểm hình thái

F. buski có mầu đỏ hồng, phía trước cơ thể thon nhỏ, phình rộng ở phía sau, trên thân phủ những gai nhỏ. Cơ thể dài 20 - 70 mm, rộng 14 - 15 mm, dầy 0,3 - 3 mm. Có 2 giác bám: giác miệng nằm ở phía trước cơ thể, có đường kính 0,5 1 mm; giác bụng lớn hơn giác miệng, nằm ở phía sau, đường kính 1,5 - 2 mm. Ruột phân hai nhánh chạy dọc hai bên thân, kéo dài tới cuối cơ thể.
31

Cũng như hầu hết các sán lá khác, F. buski lưỡng tính và có hệ sinh dục phát

triển.


Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh hoàn phân nhánh, xếp trên dưới ở phần sau thân sán. Cơ quan sinh dục cái có buồng trứng phân nhánh nằm trước tinh hoàn, tử cung phân nhánh, tuyến noãn hoàng phân nhánh nằm dọc hai bên cơ thể. F. buski thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh (hình 59, 60, 61, 62).

Những nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc cho


thấy, F.buski phát triển tốt nhất ở heo. Các động vật
khác như trâu, thỏ, chó... . tuy bị nhiễm nhưng sán

không thể phát triển đến trưởng thành. Trong cơ thể


mèo, sán không sinh trưởng được. F. buski ký sinh ở
heo và người Việt Nam có kích thước lớn hơn sán ký
sinh ở heo và người Trung Quốc (Đỗ Dương Thái và cs,
1978). Mathis và Leger (1911) cho biết, F. buski dài 30
-70 mm, rộng 14 - 15 mm. Song, theo Phan Trọng
Cung (1991), chiều dài sán F. buski ở heo Việt Nam
không quá 40 lắm.

F. buski trưởng thành thường ký sinh ở đoạn tá tràng và không tràng của heo và người, nhưng ký sinh nhiều nhất ở tá tràng. Trịnh Văn Thịnh (1969), Đỗ Dương Thái (1973) cho biết, đôi khi thấy sán ở dạ dày và ruột già.

1. 2.2. Chu kỳ sinh học

Chu kỳ sinh học (vòng phát triển) của F. buski tương tự các sán lá khác thuộc họ Fasciolidae.

Sán trưởng thành sống ký sinh ở ruột non, đẻ trứng. Trứng theo phân ra môi trường bên

32



ngoài. Sau một thời gian ấu trùng Miracidium hình thành trong trứng. Ấu trùng thoát khỏi trứng bơi trong nước, tìm và xâm nhập vào ốc - KCTG thích hợp. Trong ốc, ấu trùng phát triển thành Sporocyst, rồi thành Redia mẹ, thành Redia con. Redia con chứa nhiều Cercaria. Cuối cùng, Cercana thoát khỏi ốc, bơi trong nước, bám vào các cây thuỷ sinh và tạo thành Adolescana.

Chu kỳ sinh học (vòng phát triển) của F. buski được mô phỏng theo sơ đồ sau:

- Trứng F. buski:

Trứng hình bầu dục, màu vàng chanh, có một nắp, dài 130 - 140 μm, rộng 80 -


85 μm (Gilman và cs, 1982). Trứng phải rơi vào nước mới tiếp tục phát triển được.
Trong trứng hình thành một phôi thai có tiêm mao gọi là Miracidium. Miracidiltm
thoát khỏi trứng sau một thời gian tuỳ điều kiện khí hậu bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp
để trứng F. buski phát triển là 280C (Nakagawa, 1921). Trong dung dịch NaCl 5‰,
nhiệt độ 28 - 300C, trứng F. buski phát triển thành Miracidium cần 14 ngày, nhiệt độ
để trứng phát triển tốt nhất là 25 - 290C (Nguyễn Trọng Nội, 1966; Phạm Văn Khuê,
1971). Trong nước cất, trứng phát triển thuận lợi ở 350c, tỷ lệ trứng nở đạt 82,2%; thời
gian phát triển tới Miracidium mất 12 - 13 ngày. Ở 300C có 79,9% trứng nở, thời gian
phát triển thành Miracidium mất 15 ngày. Ở 400C trứng không phát triển được. Ở 28 -
300C, trứng phát triển thành Miracidium cần 15 ngày (Phan Trọng Cung và cs, 1991).
Ở môi trường có pa là 6 - 7, trứng phát triển rất thuận lợi; ở môi trường có pH là 4 - 5
và 8 - 10, trứng không hình thành Miracidium (Phan Lục, 1976).

33



- Miracidium

Sau khi hình thành trong trứng 3 ngày, Miracidium bắt đầu chuyển động, sau 10
ngày một số Miracidium thoát ra khỏi trứng, phần lớn thoát ra sau 12 ngày

(Nakagawa, 1921). Miracidium hình quả lê, bên ngoài phủ một lớp màng mỏng có nhiều lông tơ, bên trong có hệ tiêu hoá sơ sinh, mô thần kinh, hai tế bào ngọn lửa và rất nhiều tế bào phôi. Mùa hè, Miracidium sống được 6 - 8 giờ; mùa đông sống được 3 ngày. Thời gian hoạt động mạnh nhất trong nước là sau khi nở 1 - 2 ngày. Đây cũng là thời gian khả năng xâm nhập của Miracidium vào vật chủ trung gian là nhiều nhất, sau đó yếu dần. Theo Gilman và cs (1982), Miracidium xâm nhập vào ốc qua lớp áo cơ, râu và chân của ốc. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, sau khi thoát khỏi trứng, Miracidium hoạt động trong nước 6 - 52 giờ. Sau đó, Miracidium phải xâm nhập vật chủ trung gian mới tiếp tục phát triển được.

- Sporocyst

Sau khi xâm nhập vào vật chủ trung gian 2 ngày, Miracidium hình thành Sporocyst.

Sporocyst có hình dạng rất thay đổi, gồm những
34


đám tế bào to, nhỏ, không có ống tiêu hoá. Sau một thời gian, các tế bào hình thành ống tiêu hoá đơn giản, không chia nhánh, có 1 giác, gọi là Redia mẹ.

Redia mẹ và Redia con

Redia mẹ có hình bán nguyệt, xâm nhập vào gan, tuỵ của ốc ký chủ trung gian

và biến thành Redia con, bên trong chứa nhiều Cercaria. Redia con có hình bán nguyệt uốn khúc, bên trong có chứa các Cercaria đã thành thục.

- Cercaria

Cercaria được hình thành trong gan ốc sau 28 -


36 ngày (Graczick, J. K và cs, 1982). Cercaria

giống con nòng nọc (ấu trùng lưỡng thê), cơ thể chia 2 phần là thân và đuôi, thân có ruột chẻ đôi, có 2 giác bám. Theo Thái Trần Bái và cs (1975), ở điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam, trong ốc Planorbts hemisphaeruta,

Cercaria dài 231 - 382 μm, rộng 231 - 297 μm, đuôi dài 660 μm, rộng 73 μm. Cercaria ở gan ốc vài ngày rồi thoát khỏi ốc, chuyển động rất mạnh, sau thời gian ngắn rụng đuôi, tiết chất nhờn bao quanh và biến thành Adolescalria.

- Adolescaria

Adolescaria có hình tròn, dẹp, có giác miệng và
giác bụng, hầu, thực quản, ruột, ống bài tiết. Thời
gian hình thành Adolescaria là 3 giờ. Adolescaria
bám vào cây cỏ thuỷ sinh: các loại bèo, rau muống,
rong…. Ở Việt Nam, Adolescaria được tìm thấy ở rau
muống, bèo Nhật Bản, bèo cái, bèo tấm.

35



Thời gian hoàn thành vòng đời của F. buski ở heo là 90 ~ 6 ngày (Phạm Văn Khuê, 1964, 1967; Nguyễn Thị Lê, 1977).

Theo Barlow (1925), Trần Tâm Đào (1966), Gilman (1982), beng (1989), thời gian hoàn thành vòng đời của F. buski ở heo là 3 tháng, ở người là 31 ngày.

1. 3. Vật chủ trung gian của F. buski

Vật chủ trung gian của F. buski là các loài ốc nước ngọt.

Ốc nước ngọt thuộc lớp chân - bụng, gồm hai phân lớp: Probranchia (ốc mang trước) và Pulmonata (ốc có phổi).

Cơ thể ốc tập trung thành khối, được bao bọc bởi lớp vỏ đá vôi, kích thước lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo từng loài. Những ốc sống ở nước hô hấp bằng mang, ở cạn hô hấp bằng phổi. Một phần cơ thể ốc phân hoá thành chân (là cơ quan vận động).

Trong nước, ốc sống ở những độ sâu khác nhau, thời gian hoạt động của chúng
cũng khác nhau. Ban đêm, do các loại thực vật sống trong nước hấp thụ oxy, thải khí
cacbonic nên phần lớn các loài ốc tai, ốc đĩa phải nổi lên mặt nước để hô hấp. ốc
thường bám vào các vật nổi:trên mặt nước như lá.bèo, cây cỏ cho đến 9~lo giờ sáng
hôm sau mới chìm xuống các. tầng nước sâu hơn. Một số loài ốc tai, ốc đĩa thường
bám vào các cây bèo Nhật Bản, rau muống, rau lấp, rong ở các ao, hồ, sông, suối.
Chúng có thể ở nơi ẩm ướt (không ngập nước) trong một thời gian dài (Đặng Ngọc
Thanh và cs, 1980). Thức ăn của ốc nước ngọt là rong rêu, bèo, các chất mùn.

Theo Phan Trọng Cung và cs (1991), ốc nước ngọt sinh sản hữu tính, phần lớn là đơn tính, một số loài lưỡng tính nhưng không tự thụ tinh.

Đỗ Dương Thái và cs (1978) đã tổng hợp kết quả phát hiện của Barlow (1925),
Trần Tâm Đào (1956), Hứa Bằng Như (1964) về ốc ký chủ trung gian của sán lá ruột
heo ở Trung Quốc gồm các loài: S. nitidella, G. chinensis, H. cantori, H. umbilicalis,

P.hemisphaerula...

Theo Phan Lục (1976), Nguyễn Thị Lê (1986), ở Việt Nam, ốc P. hemisphaerula,

G.sinensis và G. heudei là ký chủ trung gian của sán lá ruột heo. Tỷ lệ nhiễm Cercaria


của ốc P. hemisphaerula ở khu vực trồng rau xanh nuôi heo có liên quan tới tình hình
sử dụng phân bón có ủ hay không ủ và mức độ bón phân ở khu vực đó. Ốc ký chủ
trung gian có kích thước càng lớn thì tỷ lệ nhiễm Cercaria càng cao. Trong tự nhiên
thường thấy ốc P. hemisphaerula ở các ao có bèo Nhật Bản, chúng thường tập trung ở
kẽ lá bèo, nhất là các lá bèo đang thối rữa. Ở ruộng muống có mức nước nông, pa 6 -
7, ốc thường tập trung ở cọng, lá rau đang thối rữa. Ở các ruộng muống đang trong
thời kỳ khô hạn, đất đã nứt nẻ, ốc thường tập trung ở gốc muống, tỷ lệ ốc sống là
90,3%. Trong ruộng rau lấp mật độ ốc thấp hơn. Ở ruộng lúa, ruộng mới cầy, ốc tập
trung ở gốc lúa hay treo mình trên mặt nước (Thái Trần Bái, 1977).

Gilman và cs (1982) đã nghiên cứu về ốc - ký chủ trung gian của F. buski ở


36


Bangladesh cho biết, ốc H. umbilicalis, S. trochoidues là ký chủ trung gian của sán này, tỷ lệ ốc nhiễm Cercaria là 1%.

Ono (1958) đã dùng nitrat canxi (Ca(NO3)2) nồng độ 0,05 - 0,08%, sunfat đồng (CuSO4) nồng độ 0,5; 1 và 2% để diệt ốc.

Theo tổ chức vệ sinh quốc tế (OMS) (l960) thì các hoá chất tốt nhất dùng để diệt ốc phải là những chất có hoạt lực chống các ký chủ trung gian và ngăn cản sự sinh sản của chúng, liều dùng phải thấp hơn 1/1.000.000, không độc cho người và gia súc, không độc hoặc ít độc cho sinh vật sống ở trong nước.

2. DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH F. BUSKI

2.1. Phân bố

F. buski được phát hiện ở heo và người tại các nước khu vực châu Á và Đông Nam châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Philippine (Dorothy, 1968; Soubsby, 1965, 1976; Manning và cs, 1971; Phan Thế Việt và cs, 1977; Đỗ Dương Thái và cs, 1978; Idris và cs, 1980; Bunnag, 1983; Waikagul, 1991).

F. buski gây bệnh cho cả người và động vật ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan (Lee, 1989; Li, 1991).

Ở Việt Nam, F. buski phân bố rất rộng ở hầu hết các tỉnh, thành thuộc vùng núi,


trung du và đồng bằng trong cả nước. Bệnh phổ biến ở heo vùng đồng bằng Bắc Bộ và
Thanh - Nghệ - Tĩnh. Ở người, tỷ lệ nhiễm F. buski rất thấp (Phạm Sỹ Lăng và cs,
1997).

Sự phân bố của sán lá ruột heo thường theo quy luật vùng. Bệnh thường xuất hiện


ở các nước khí hậu nhiệt đới, những vùng có nhiều ao, hồ, có nhiều cây thuỷ sinh dùng
làm thức ăn sống cho người và heo. Vùng đồng bằng ven biển heo nhiễm F. buski thấp.

2.2. Mùa, tuổi nhiễm và ký chủ cuối cùng

Heo và người nhiễm F. buski không biểu hiện biến động theo mùa rõ rệt (Đỗ Dương Thái và cs 1978), có thể nhiễm ở cả 4 mùa, nhưng tỷ lệ nhiễm giảm vào tháng 5, 6, sau đó tăng dần và tăng cao nhất ở tháng 9, 10, sau đó lại giảm dần (Phạm Văn Khuê, 1982, Theo Trịnh Văn Thịnh (1967), Phan Địch Lân và cs (1974), ở nước ta, F. buski ký sinh nhiều nhất ở heo sinh sản và heo thịt; ở heo đang bú sữa mẹ, heo mới cai sữa và heo choai ít nhiễm hơn.

Tỷ lệ nhiễm F. buski tăng dần theo tuổi. Heo dưới 2 tháng tuổi nhiễm 16,6%; 3 -


4 tháng nhiễm 45,8%; 5 - 7 tháng nhiễm 58,3%; heo trên 8 tháng nhiễm 70,8%.

Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm F. buski giữa các giống heo địa phương và


heo nhập từ nước ngoài (Phạm Văn Khuê, 1971; Phan Địch Lân, 1974; Lương Tố Thu,

2.3. Nguồn bệnh, sức đề kháng của trứng và Adolescaria


37


Nguồn phát tán mầm bệnh chủ yếu là heo và người có sán ký sinh.

Hàng ngày, mỗi sán trưởng thành thải theo phân ra môi trường bên ngoài 15.000 - 18.000 trứng. Một trứng sán khi gặp điều kiện thuận lợi của môi trường bên ngoài sẽ phát triển thành nhiều mầm bệnh có khả năng gây nhiễm (Phạm Văn Khuê và cs, 1996). Phân heo và phân người nhiễm sán là nguồn phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Vì vậy quản lý và xử lý phân heo và người là biện pháp chủ động ngăn chặn nguồn bệnh phát tán ra ngoại cảnh.

Trứng của F. buski bị diệt nhanh trong hố ủ phân vào mùa hè và chậm hơn vào mùa đông. Phân heo ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, khi nhiệt độ đạt đến 50 - 540C trứng F. buski bị tiêu diệt. Trong nước muối NaCl 5% trứng vẫn phát triển được (Nguyễn Quốc Si, 1962), trứng bị tiêu diệt khi đi qua hệ thống ủ men sinh khí gas (Shinobu Yoshihara và cs, 1998; Nguyễn Văn Thọ, 2003).

Adolescaria bị tiêu diệt khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp 20 - 30 phút, trong nước nóng 600C sau 15 phút, trong nước sôi sau 60 giây. Nhiệt độ 3 - 50C. Adolescaria sống được 13 ngày. Trong môi trường axit clohydric (HCl) 0,5%, Adolescaria sống được 18 ngày; trong axit axetic 2% sống được 9 ngày; trong axit axetic 3% sống được 6 ngày; trong nước muối NaCl 5% sống được 3 giờ; trong nước muối NaCl 20% bị diệt sau 30 ngày (Nakagawa, 1921 ).

2.4. Tập quán chăn nuôi và đường truyền bệnh

Heo nhiễm F. buski nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tập quán cho ăn thức ăn sống hay chín, thức ăn xanh cho heo trồng cạn hay dưới nước. Heo ăn thức ăn sống tỷ lệ nhiễm F. buski cao gấp 3 - 7 lần so với heo ăn thức ăn nấu chín. Tỷ lệ nhiễm F. buski còn phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh thú y, nơi nào không bón phân heo tươi thì tỷ lệ nhiễm thấp. Heo ở vùng núi, vùng trồng mầu thường cho ăn rau ở trên cạn nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn ở vùng đồng bằng. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) thì cần ủ phân đúng kỹ thuật và không cho heo ăn sống các loại rau bèo lấy từ nước lên để hạn chế tình trạng heo nhiễm F. buski.

Heo nhiễm F. buski do ăn sống các loại thực vật nước như rau muống, rau lấp, rong, bèo... . Người nhiễm sán lá ruột, ngoài việc ăn sống rau muống, còn do ăn sống củ niễng, ngó sen và củ ấu có mang Adolescaria (Shinobu Yoshihara và cs, 1998; Nguyễn Văn Thọ, 2002).

3. BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH Ở HEO VÀ NGƯỜI

3.1. Ở heo

Sán F. buski bám vào niêm mạc ruột non, gây tổn thương, viêm cataz; đồng thời sán lấy dưỡng chấp ở ruột non, tiết độc tố gây trúng độc mãn tính cho heo.

Heo nhiễm F. buski thường gây yếu, lông xù, ăn uống thất thường, chậm lớn, sụt
cân, da sần sùi, niêm mạc mắt nhợt nhạt, thỉnh thoảng ỉa chảy. Heo nhiễm sán với

38



cường độ cao có thể tắc và loét ruột.

Theo Hứa Bằng Như (1964), heo nhiễm F. buski sinh trưởng chậm, nuôi 5 - 6 tháng khối lượng chỉ đến 13 - 15 kg/con. Trịnh Văn Thịnh (1967), (1985); Phan Trọng Cung (1991) nhận xét, F. buski gây tác hại lớn cho heo, trong 35 ngày bị bệnh, trung bình 1 sán F. bllski làm heo giảm 65 gam khối lượng.

Heo nái nuôi con bị bệnh sán lá ruột thì thiếu sữa, tỷ lệ heo con mắc bệnh phân trắng cao. Heo con sau cai sữa thường bị ỉa chảy, còi cọc, chậm lớn.

Mổ heo bệnh thấy thành ruột non dầy lên, có nhiều điểm hoại tử trên niêm mạc


ruột.

3.2. Ở người

Người nhiễm sán thường có tổn thương cơ thể bệnh học rõ rệt. Niêm mạc ruột non bị phù và viêm, xung huyết hoặc xuất huyết. Trường hợp nhiễm nhiều sán ruột bị tắc, nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì các hạch màng treo ruột viêm, sưng. Độc tố của sán gây tổn thương và rối loạn chung. Toàn thân bị phù, tràn dịch ở ngoại tâm mạc. Bệnh nhân thiếu máu, số lượng bạch cầu giảm, huyết sắc tố giảm, bạch cầưtoan tính tăng. Sán chiếm đoạt dinh dưỡng, bệnh nhân có thể chết trong tình trạng suy kiệt (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978).

Bệnh sán lá ruột do F. buski ở người diễn ra qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn khởi phát: người bệnh có triệu chứng nhẹ, biểu hiện mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút, thiếu máu nhẹ.

- Giai đoạn toàn phát: người bệnh đau bụng kèm theo ỉa chảy, phân lỏng, nhảy và lẫn thức ăn chưa tiêu hoá. Hiện tượng ỉa chảy kéo dài nhiều ngày. Vùng hạ vị đau, bụng chướng, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng.

- Giai đoạn kết thúc: người bệnh phù nề toàn thân, tràn dịch ở nhiều nội tạng, người bệnh có thể chết trong tình trạng suy kiệt (Đỗ Dương Thái và cs, 1973).

4. CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO

Việc chẩn đoán bệnh sán lá ruột heo không khó khăn, bởi có thể sử dụng phương
pháp gạn rửa sa lắng (phương pháp lắng cặn Benedek, 1943) để phân ly trứng ra khỏi
phân. Trứng sán lá ruột heo to và dễ phát hiện dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x l0).
Để chẩn đoán chính xác, cần phối hợp xét nghiệm phân tìm trứng sán với việc điều tra
tình hình dịch tễ học. Một trong những đặc điểm dịch tễ đáng chú ý nhất của bệnh do

F. buski gây ra là heo ở khu vực ấy có ăn sống các loại rau, bèo lấy từ dưới nước lên không?. Với heo chết, việc mổ khám tìm sán lá ký sinh ở ruột non là biện pháp chẩn đoán chính xác hơn cả.

5. PHÒNG TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO

5.1. Biện pháp phòng bệnh


39


Phòng bệnh F. buski bằng các biện pháp: chẩn đoán phát hiện vùng có người và heo nhiễm sán để dùng thuốc tẩy trừ (tẩy sán F. buski cho heo bằng thuốc Praziquantel, liều 15 ml/kgTT); vệ sinh chuồng nuôi lớn, thức ăn nước uống cho heo; không cho heo ăn sống rau muống nước, rau lấp, bèo Nhật Bản (người cần bỏ tập quán ăn sống rau muống nước, củ ấu, ngó sen, củ niễng); tập trung phân heo, phân người ủ theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng F. buski.

Nguyễn Văn Thọ (2005) đã đề xuất biện pháp phòng bệnh sán lá ruột cho heo như sau:

- Dùng thuốc Praziquantel tẩy sán lá ruột: heo nuôi thịt (3 - 6 tháng tuổi) nên tẩy 1 lần vào thời gian 2 - 2,5 tháng tuổi. Heo sinh sản mỗi năm tẩy 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tẩy là 4,5 tháng. Heo trong thời kỳ mang thai không nên tẩy vì chưa có kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của thuốc ở heo mang thai.

Để giữ cho môi trường không bị ô nhiễm trứng sán, trong quá trình dùng thuốc tẩy cần thiết nhốt heo tại một địa điểm, thu gom phân, rác và xác sán, tập trung ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, tẩy uế chuồng trại.

- Chống ô nhiễm trứng sán ở môi trường ngoại cảnh. + Quản lý và xử lý phân heo

Phân heo nhiễm sán có chứa nhiều trứng, là nguồn bệnh duy nhất. Vì vậy, phải tập trung phân heo ủ theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng.

Công thức ủ phân:

Phân chuồng: 2.000 kg

Lá xanh, cỏ, rơm rác: 200 - 300 kg
Vôi bột, tro bếp: 50 - 80 kg

Cácln ủ: ươn đều các nguyên trên hoặc cứ một lớp phân heo phủ một lớp lá xanh, tro bếp...) đánh thành đống hình khối chóp, phía ngoài cùng trát một lớp bùn. Sau 12 ngày, nhiệt độ đống phân tăng cao đến 50 - 540C. Ở nhiệt độ này, trứng F. buski và các trứng giun sán khác đều bị tiêu diệt.

+ Quản lý phân heo và diệt trứng F. buski trong bể Biogas

Trứng F. buski bị diệt khi được giữ trong bể Biogas 30 ngày, nếu bổ sung chế


phẩm EM nồng độ 1% vào bể Biogas thì thời gian trứng bị diệt là 20 ngày. Vì vậy, cần
vận động các hộ nuôi heo xây dựng bể Biogas để xử lý phân, diệt trứng F. buski.

+ Quản lý và xử lý triệt để nước rửa chuồng

Trứng F. buski có thời gian lưu giữ ngắn trong bể Biogas, khi theo nước thải ra
ngoài vẫn còn khả năng phát triển. Vì vậy, biện pháp xử lý đơn giản là xây 2 - 3 bể
chứa nước thải trước cửa thải của bể Biogas để làm lắng trứng, giữ trứng lại trong bể
40


mà không cho phát tán ra ngoại cảnh.

- Vệ sinh thú y, quản lý và nuôi dưỡng tốt đàn heo

Thường xuyên coi trọng công tác vệ sinh thú y, quản lý, nuôi dưỡng đàn heo; định kỳ tẩy sán cho heo bằng thuốc Praziquantel; không cho heo ăn sống rau muống nước, bèo Nhật Bản; diệt ốc ký chủ trung gian bằng cách làm khô cạn các ao, ruộng trước mùa hè vì lúc này ốc chưa hoạt động và phân tán.

5.2. Điều trị bệnh

Để sử dụng thuốc tẩy F. buski cho heo và người có hiệu quả, cần xây dựng lịch tẩy trừ thích hợp với điều kiện cụ thể ở vùng có bệnh.

Ở Việt Nam, các tác giả đã xác định rằng, Dipterex và Dichlovos là những thuốc tẩy có hiệu quả cao với sán F. buski. Các thuốc này đã được dùng ớ nước ta trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nước ta đã cấm sử dụng Dipterex và Dichlovos tẩy giun sán cho gia súc.

Từ năm 2002 đến 2005, chúng ta chưa xác định được thuốc có tác dụng tẩy sán lá ruột heo có hiệu quả.

Nguyễn Văn Thọ (2005) đã báo cáo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc Praziquantel liều 15 mg/kgTT tẩy sán lá ruột heo đạt hiệu lực 93,73%; tỷ lệ sạch sán đạt 90%, thuốc có tác dụng với cả sán non và sán trưởng thành, đồng thời an toàn với heo. Tác giả cũng cho biết, thuốc Triclabendazole có hiệu lực thấp với sán F. buski (chỉ đạt 36,84%; tỷ lệ sạch sán là 10%).

Tình hình sử dụng thuốc tẩy F. buski ở trong nước và nước ngoài được liệt kê ở bảng sau:

Bảng 6. Các thuốc đã được dùng để tẩy F. buski ở heo và người


Loại thuốc

Tetrachlorua

Liều dùng

Heo Người
Nước sử dụng Nguồn tài liệu

- cacbon (CCl4) 0,1 - 0,15 g/kgTT Hạt cau

- Việt Nam Trịnh Văn Thịnh (1963)



(Areca catechu)

Hạt thùn mùn


(Embeliarilies)
Dichlovos (*)
Dipterex (*)
Oxychlosamid

Praziquantel

- 1 g/kgTT Trung Quốc Barlow, C. H (1925)

5 g/heo - Việt Nam Đỗ Dương Thái (1967)

0,2g/kgTT - Việt Nam Phạm Chức (1978)

0,15 - 0,2 g/kgTT - Việt Nam Phan Lục (1993)

160 mg/kgTT - Bangladesh Muttalib (1975)

15 mg/kgTT Thái Lan

Đài Loan Bunnag (1983) Lee (1989)

15 mg/kgTT Việt Nam Nguyễn Văn Thọ (2005)



Ghi chú: (-): không thấy đề cập đến

(*): thuốc đã cấm sử dụng từ năm 2002


41


TÀI LIỆU THAM KHẢO (BỆNH SÁN LÁ RUỘT HEO)


* Tiếng Việt

1. Thái Trần Bái, Trần Thị Nga, Phùng Thị Hoàn (1975), "Dẫn liệu về ấu trùng sán


lá ruột heo (Fasciolopsis buski Lankester, 1957) trong các khu vực trồng rau
xanh của một số trại heo vùng đồng bằng", Tạp chí khoa học & kỹ thuật nông
nghiệp (6), Tr. 437 - 439.

2. Thái Trần Bái (1977), "Các loại hình lây lan của sán lá ruột heo (F. buski) qua khu


vực rau xanh ở các trại nuôi heo vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí khoa học
& kỹ thuật nông nghiệp (12), Tr. 920 - 924.

3. Bộ nông nghiệp & PTNT (2002), Về việc cấm một số hoá chất, kháng sinh trong


nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, Hà Nội.

4. Phạm Chức (1978), "Kết quả xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc Dichlovos


ở heo Nam Bộ", Thông tin Viện thú y (3), Tr. 25 - 28.

5. Phan Trọng Cung, Lê Mạnh Dũng (1991), Sinh học động vật, Nhà xuất bản Đại


học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Văn Khuê (1971) , Dịch tễ và biện pháp phòng trừ bệnh sán lá ruột heo , thức


ăn sống dùng trong chăn nuôi heo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7 . Nguyễn Thị Lê (1986), "Ấu trùng sán lá ở các động vật là vật chủ trung gian


trong các thuỷ vực vùng Phùng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội)", Tạp chí sinh học,
8 (2), Tr. 18 - 22. 8. Nguyễn Thị Lê (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 68 - 70.

9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biên lượn và


biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phan Lục (1976), “Một số đặc điểm sinh học của Fasciolopsis buski", Kỷ yếu


khoa học & kỹ thuật, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

11. Phan Lục (1993), "Ký sinh trùng đưng tiêu hoá của heo và hiệu lực của thuốc


tẩy", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1993), Trường Đại học
nông nghiệp I, Hà Nội. 12. Hứa Bằng Như (1965), "Điều tra bệnh sán lá ruột heo
ở Quảng Đông, Trung Quốc (Phạm Văn Khuê dịch), Tạp chí khoa học & kỹ
thuật nông nghiệp (2), Tr. 245 - 249.

13. Nguyễn Trọng Nội (1966), “kết quả điều tra nghiên cứu sán lá ruột heo", Tạp


chí khoa học & kỹ thuật nông nghiệp, Tr. 490 - 494.

14. Đoàn Văn Phúc (1980), Bệnh sát lá ruột heo ở Việt Nam, Tuyển tập các công


trình nghiên cứu khoa học & kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp,
Hà Nội.

15. Skrjabin K. I. và Petrov A. M (1977), Nguyên lý môn giun tròn thú y (Bùi Lập và


42


Đoàn Thị Băng Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr.56-57.

16. Đỗ Dương Thái (1967), "Chiết xuất axit Embilic từ quả chua ngút và điều trị sán


lá ruột, giun đũa bằng amoni embalat", Tạp chí khoa học & kỹ thuật nông nghiệp

(6), Tr. 358 - 361.

17. Đỗ Dương Thái và tập thể Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ĐH Y khoa Hà Nội
(1973), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, Tập 1, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.

18. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở


Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội.

19. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miếu (1986), Định loại động vật


không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật,
Hà Nội.

20. Trịnh Văn Thịnh (1967), mệnh giun, sáu và năng suất chăn ngôn, Tạp chí khoa


học & kỹ thuật nông nghiệp (6), Tr. 136 - 138.

21 . Trịnh Văn Thịnh (1969), "Tình hình và kết quả điều tra cơ bản về ký sinh trùng ở


miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học & kỹ thuật nông nghiệp (8), Tr. 646 - 649.

22. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh 1ợn con ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học &


kỹ thuật, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thọ (2002), “Môi giới truyền bệnh của sán lá ruột 1ợn

Fasciolopsis buski", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 4, Tr. 38 - 42.

24. Nguyễn Văn Thọ (2003), "Sự phân tán và khả năng phát triển của một số trứng

giun, sán 1ợn qua hệ thống Biogas", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập X, số 3,

Tr. 22 - 27.

25. Nguyễn Văn Thọ (2005), Khảo sát một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học, biện
pháp phòng trừ Fasciolopsis buski ở heo vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án
Tiến sỹ nông nghiệp, Trường ĐH nông nghiệp 1 , Hà Nội .

26. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động


vật Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật, Hà Nội.

* Tiếng Anh

27. Barlow C. H. (1925), "The 11fe cycle of the human intestinal fluke Fasciolopsis
buski (Lankester)", Am J Hyg Monogr, (4), P. 1 - 98.

28. Dorothy J. (1968), Parasites of man and domestic animal in Viet Nam, Thailand,


Laos and Cambodia, Vol 23, P. 412.

29. Gillman R. H., Mondal G., Macsud M., Alam K. (1982), "Endemicfocus


43


ofFasciolopsis buski illfection in Bangladesh", J. Am. Med. Hyg (31), P. 796 - 802.

30. Graczik T. K., Alam K., Gillman R. H, Mondal G., Ali S. (2000), "Development


of Fasciolopsis buski (Trematoda; Fasciolidae) in Hyppeutis umbilicalis and
Segmentina trocoideusl, parasitol (86), P. 324 - 326.

31. Idris M., Rahman K. M, Muttalib M. A. (1980), “The treatment

ofFasciolopsiasis with nichlosamid alld dichlorophen", J. Trop. Med. Hyg (83),

P. 71 - 74.

32. Lee H. H., Shyu L. Y., Chen E. R. (1989), "Experimental coltrol study

ofFasciolopsiasis ill Taiwan", Kaohsing J. Med, (5), P. 335 - 340.

33. Li X. (1991), "Food - borne parasitic zoonoses in the people s Republic of
China", Southeast Asian J. Trop. Med. Public health, (22), P. 31 - 46.

34. Muttalib M. A., Islam N. (1975), "Fasciolopsis buski in Bangladesh - A pilot


studies,J. Trop. Med, Hyg, (78), P. 135 - 137.

35. Nakagawa K. (1921), "On the 1ife cycle ofFasciolopsis buski (Lankester)",


Kitasato Arch. Exp. Med (4), P. 159 - 173.

36. Shinobu Yoshihara, Nguyen Phuoc Hung, Nguyen Huu Hung, Chau Ba Loc


(1998), ,Helminths and Helminthiosis of pigs in Mekong Delta Viet Nam with
different to Ascariosis and Fasciolopsis buski infection", Jircas Joumal (6),. 53 - 58.

37. Soulsby L. J. E. (1965), Texbook ofveterinary clinicalparasitology, Vol I,

Oxford press.

38. Soulsby L. J. E. (1976), Helminths, Arthropods and Protozoa of domesticated


Animals, Lonđon press .

39. Waicagul J. (1991), "Intestinalfluke illfection in Southeast Asia", Southeast


Asian J. Trop. Med. Public Health, (22), P. 158 - 162.

40. Weng Y. L., Zhuang Z. I., Zang H. P. (1989), "Studies on ecology ofFasciotopsis


buski and control stratery ofFasciolopsiasis in Chines", Zhongguo Ji. Sheng
Chong Xue Yu Ji, 7 (2), P. 108 - 111 .

44







tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương