I s s É nhà xuất bản t h ỏn g tin và truyền thông chuyển mạch nhãN



tải về 7.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang49/121
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích7.1 Mb.
#57338
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   121
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
RSP1Adatasheetv1.9
CHIÍƠN6 5: ĐỊNH TUYẾN
5.1. TỒNG QUAN GIAO THỨC ĐỊNH TUYÉN
Các 
giao 
thức định tuyến có thể chia thành hai loại là vector khoảng cách và trạng 
thái liên kết. Ngoài ra, chúng còn có thể được phân loại theo cách chúng quan hệ như thế 
nào với hệ thống. Các giao thức hoạt động bên trong một hệ thống được gọi là các giao thức 
định tuyến nội IGP (Interior Gateway Protocol) như RIP, IGRP, EIGRP và OSPF. Các giao 
thức hoạt động bên ngoài hệ thống, hay giữa các hệ tự trị AS (Autonomous System) với 
nhau, được gọi là các giao thức định tuyến ngoại EGP (Exterior Gateway Protocol). BGP là 
giao thức EGP phổ biến nhất và được xem là chuẩn của Internet.
Bảng 5.1: So sảnh giữa hai loại định tuyến vector khoảng cách và trạng thải liên kết.
Vector khoảng cách
Trạng thái liên kết
Lấy dữ liệu cấu hinh mạng từ thông tin ừong 
bảng định tuyến của các láng giềng.
Thu được cái nhìn rộng về cấu hình của liên 
mạng hiện tại bằng cách tích lũy tất cả các quảng 
cáo trạng thái liên kết.
Mỗi router xác định con đường tốt nhất bằng 
cách cộng dồn số chặng khi thông tin định tuyến 
được chuyển từ router tới router.
Mỗi router làm việc một cách độc lập để tính con 
đường ngắn nhất của nó tới mạng đích.
Cập nhật thông tin định tuyến một cách định kỳ.
Chỉ cập nhật khi cỏ sự thay đổi về cấu hình mạng.
Thông điệp cập nhật thông tin định tuyến lớn, do 
sao chép toàn bộ bảng định tuyến.
Chỉ gửi những thông tin cập nhật cằn thiết, tức chỉ 
gửi những thay đổi mà thôi.
Thông tin định tuyến chỉ được trao đổi với láng 
giềng thông qua phương pháp broadcast.
Thông tin định tuyến được gửi cho tất cả các 
router thông qua phươr.g pháp ngập lụt (flooding).
Từ so sánh trên ta có thể suy ra nhận xét sau, thời gian để thông tin định tuyến được 
cập nhật tại tất cả các router đối với trạng thái liên kết ngắn hơn đối với vector khoảng cách. 
Nói cách khác, thời gian hội tụ của trạng thái liên kết nhanh hơn. Trạng thái liên kết tiêu tổn 
tài nguyên (bộ nhớ) nhiều hơn vector khoảng cách nhưng tiêu tốn ít thời gian CPU hơn.
5.2. CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYÉN
5.2.1. 
Giao thức thông tin định tuyến RIP
RIP (Routing Information Protocol) là giao thức định tuyến nội đơn giản và được 
dùng phô biến theo kiểu vector khoảng cách, dùng số hop để xác định con đường tốt nhất 
giữa hai vùng. So hop là so router mà gói tin phải đi qua để đến được đích, s ố hop tối đa 
trong giao thức RIP đê gói tin có thể đi trên mạng là 15. Tuy nhiên, việc sử dụng sổ hop để


Chương 5: Định tuyến
115
chọn đường đi tốt nhất trên mạng là không tối ưu (ví dụ, một con đường 3 hop qua 3 mạng 
Ethernet vẫn tốt hơn con đường 2 hop nhưng phải qua 2 kết nôi không dây hay vệ tinh). 
Trong một mạng RIP, mỗi router sẽ broadcast toàn bộ bảng định tuyến của nó đến các router 
láng giềng cứ mỗi 30 giây. Mỗi thông tin cập nhật định tuyến thường gồm hai phần: địa chi 
mạng và khoảng cách để đến được mạng này. Khi một router nhận được thông tin định 
tuyến từ các láng giềng, nó sẽ dùng các thông tin này để cập nhật bảng định tuyến của nó và 
gửi tiếp bản định tuyến đã cập nhật này đến các router láng giềng của nó. Thủ tục này sẽ 
được lặp lại bởi mỗi router và mạng sẽ tiến đến trạng thái hội tụ khi tất cả router đều thấy 
toàn bộ topo mạng.
RIP sử dụng cơ chế định thời (timer) để loại bỏ các thông tin cũ trong bảng định 
tuyến. Khi router thêm một thông tin định tuyến mới vào bảng định tuyến của minh, nó sẽ 
bật timer cho thông tin này. Khi nó nhận được thông tin định tuyến mới cập nhật thông tin 
định tuyến này, timer sẽ được tính lại. Nếu sau một khoảng thời gian (180s) mà thông tin 
này không được cập nhật thì nó bị loại bỏ.
5.2.2. Giao thức định tuyến cổng nội IGRP
IGRP (Interior Gateway Routing Protocol) cùng là giao thức định tuyến vector 
khoảng cách. IGRP sử dụng metric tổng hợp là băng thông và độ trễ để xác định con đường 
tốt nhất giữa hai vùng. Người quản ừị có thể sử dụng các thông số khác như MTU 
(Maximum Transmission Unit), độ tin cậy hoặc tải của liến kết. Tương tự như RIP, IGRP 
cũng gửi toàn bộ bảng định tuyến và cập nhật chủng trong những khoảng thời gian đều đặn 
nhưng không phải là 30 giây mà là 90 giây. Ngoài ra, IGRP còn hỗ trợ cập nhật nhanh (flash 
update) để ỉàm tăng thời gian hội tụ của mạng.
5.2.3. Giao thức định tuyến nội cao cấp EIGRP
EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một giao thức định tuyến nội 
dạng vector khoảng cách nhưng có cải tiến. Tương tự như IGRP, EIGRP cũng sử dụng metric 
là băng thông, độ trễ, MTU, độ tin cậy và tải của liên kết. Trong mạng EIGRP, mỗi router chi 
gửi thông tin phải cập nhật thêm về bảng định tuyến của nó cho router láng giềng mỗi khi có 
thay đổi xảy ra. Chính vi vậy mà EIGRP hội tụ nhanh và tiêu tốn ít băng thông. Khi router 
nhận được thông tin cập nhật bảng định tuyến, nó sẽ dùng thông tin này với thuật giải DUAL 
để tìm ra tuyến tốt nhất và tốt thứ hai, cập nhật bảng định tuyến của chinh nó và tiếp tục gửi 
thông tin này cho các router kế cận. Cứ như vậy cho đến khi mạng đạt ứạng thái hội tụ.
EIGRP hỗ trợ định tuyến IP, IPX và Appletalk. Cùng với IS-IS, EIGRP là một trong 
nhừng giao thức định tuyến đa giao thức. Nó dùng thuật toán DUAL (Diffusing Update 
Algorithm), luôn luôn chuẩn bị sẵn một tuyến dự phòng trong trường hợp tuyến chính bị 
down. DUAL cũng giới hạn bao nhiêu router sẽ bị ảnh hường khi mà một thay đổi trên 
mạng xảy ra.
EIGRP không có giới hạn cho số hop tối đa. Trong một mạng EIGRP, mỗi rọuter sẽ 
multicast các gói tin hello để phát hiện ra các láng giềng kế cận. Cơ sở dữ liệu về sự kế cận 
này sẽ được chia sẻ với các router khác để xây dựng nên một cơ sở dữ liệu topo mạng. Dựa 
vào đây, router sẽ tìm ra tuyến tốt nhất và tuyến tốt thứ hai.
EIGRP là dạng không phân lớp (classless), tức là nó không kèm mặt nạ mạng con 
trong các bảng cập nhật định tuyên. Metric của EIGRP có thể được tính toán phức tạp theo


116
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
nhiều yếu tổ nhưng theo mặc định, nó chỉ dùng băng thông và độ trễ để xác định con đường 
tốt nhất.
5.2.4. 
Giao thức đường đi ngắn nhất đầu tiên mở OSPF
OSPF (Open Shortest Path Fứst) là giao thức định tuyến trạng thái liên kết hoạt động 
trong một hệ tự trị để tìm ra đường đi ngắn nhất đầu tiên (Shortest Path First). OSPF đảp 
ứng được nhu cầu cho các mạng lớn, có thời gian hội tụ ngắn, hỗ trợ mặt nạ mạng con có 
chiều dài thay đổi (VLSM), kích thước mạng thích hợp cho tất cả các mạng từ vừa đến lớn, 
sử dụng băng thông hiệu quả, chỉ multicast sự cập nhật mỗi khi mạng thay đổi, chọn đường 
dựa trên chi phí thấp nhất. Trong khi RIP sừ dụng topo mạng phẳng nên chi một thay đổi 
của một router sẽ ảnh hường đến toàn bộ các thiết bị trong mạng, OSPF dùng một khái niệm 
vùng (area) để phân đoạn một mạng thành các nhóm router nhỏ hơn. Bằng cách thu hẹp 
mức truyền thông trong một vùng, OSPF có thể hạn chế việc truyền thông ứong miền và 
ngăn các thay đổi trong một vùng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của các vùng khác.

tải về 7.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   121




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương