I s s É nhà xuất bản t h ỏn g tin và truyền thông chuyển mạch nhãN



tải về 7.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang43/121
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích7.1 Mb.
#57338
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   121
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
RSP1Adatasheetv1.9
4.1.2.4. M PLS hỗ trợ IntServ
LSR liên hệ nhãn với các luồng đã được đăng kí RSVP. Liên kết được tạo giừa nhãn 
và các luồng RSVP phải được phân phối giữa các LSR.


98
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
H ình 4.5: Luồng thông điệp PATH và RESV.
Trong hình 4.5, khi nhận được thông điệp RSVP PATH, host sẽ đáp ứng ỉại bằng 
thông điệp RSVP RESV chuẩn. LSR3 nhận được thông điệp này sẽ cấp phát một nhãn từ 
kho nhãn trống của nó và gửi thông điệp RESV với đối tượng LABEL và giá trị nhãn (7) 
cho LSR2. Nó cũng gán nhãn 7 như là một nhãn đến trong bảng LFIB của nó. Đến lượt 
LSR2, nó sẽ tạo một entry trong bảng LFIB với nhãn 7 là nhãn đi. Sau đó nó cấp phát nhân 
mới (nhãn 3) như là nhãn đến và gửi ngược dòng cho LSR1. Khi mà thông điệp RSVP cổ 
đối tượng LABEL ngược dòng xong, một LSP được thiết lập dọc theo con đường RSVP và 
mỗi LSR đều đã liên hệ tài nguyên QoS cho LSP. Khi hoạt động, LSR2 nhận được gói tin từ 
LSRỈ có giá trị nhãn là 3, DÓ sẽ tra trong bảng LFIB và nhận ra tất cả các cơ chế QoS liên 
quan đã được liên hệ cho gói tin, như chính sách, hàng đợi... mà không cần kiểm tra tiêu đề 
tầng IP hay tầng chuyển vận.
Một trong những dịch vụ của IntServ là dịch vụ tải điều khiển và dịch vụ được đảm 
bảo. Dịch vụ tải điều khiển cung cấp dịch vụ tốt hơn nỗ lực tốt nhất (better-than-best-eflfort) 
và độ trễ thấp cho các tải mạng lớn đáng kể. Dịch vụ đảm bảo GS cung cấp một giới hạn 
chặt (hard-bound) cho độ trễ từ đầu cuối đến đầu cuối và băng thông đảm bảo cho lưu lượng 
tuân theo đặc tả đã đăng kí. GS yêu cầu mỗi luồng* sử dụng dịch vụ phải được xếp hàng một 
cách riêng biệt nhau (thường dẫn đến không tận dụng tốt mạng). LSP với tài nguyên đã đãng 
kí được gọi là LSP được đảm bảo băng thông. Nếu một đăng kí tnrớc được thiết lập dọc 
theo con đường từ LSR ngõ vào đến LSR ngõ ra. LSR ngõ vào sẽ tham khảo cơ sở dữ liệu 
trạng thái liên két của nó và chọn ra một con đường tới LSR ngõ ra tniớc khi gửi thông điệp 
PATH đến LSR ngõ ra. Sau khi tìm được con đường, LSR ngõ vào sẽ chèn đổi tượng 
Explicit Route vào thông điệp PATH, đảm bảo rằng LSP sẽ được thiết lập dọc theo con 
đường đã lựa chọn. Con đường này đã đáp ứng các các ràng buộc về băng thông trên tất cả 
các liên kết, cũng như có đủ không gian bộ đệm tại các nút trung gian để đáp ứng bùng nổ 
cho các luồng lưu thông đã đăng kí tài nguyên.
4.1.3. Dịch vụ phân biệt
Câu trúc của mô hình DiffServ (Differentiated Services) bao gồm nhiều lớp dịch vụ 
và mỗi lớp sẽ được cung cấp một lượng tài nguyên mạng xác định.
Ví dụ trong mạng bao gồm hai lớp dịch vụ: nỗ lực (best effort) và ưu tiên (premium). 
Điêu này có nghĩa là nhừng gói dừ liệu thuộc lớp ưu tiên sẽ được cung cấp chất lượng dịch 
vụ tôt hơn: dừ liệu được đảm bảo ít mât hơn và có độ trễ thâp hơn.


Chương 4: Chất lượng dịch vụ
99
Điểm khác nhau giữa mô hình DiffServ và IntServ ờ chỗ: IntServ dùng giao thức báo 
hiệu để thông báo cho các nút mạng chất lượng dịch vụ mà luồng yêu cầu. Với mô hình 
DiffServ, trên mỗi gói dữ liệu sẽ chứa thông tin xác định lớp dịch vụ. Thông tin này được 
gọi là điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP (Differentiated Service Code Point). DSCP có 6 bit, 
thuộc vùng dịch vụ phân biệt (Differentiated Service) của tiêu đề IP, tiền thân là vùng ToS 
(Type o f Service). Như vậy trên lý thuyết chúng ta có tất cả 64 lớp dịch vụ khác nhau nhưng 
trong thực tế số lượng lớp dịch vụ ít hơn rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra ở đây là các bộ định tuyến sẽ làm gì khi nhận được gói dữ liệu với một 
giá trị DSCP nào đó?
Giá trị DSCP cho biết yêu cầu chất lượng dịch vụ mà gói dữ liệu yêu cầu mạng cung 
cấp hay nói cách khác DSCP xác định một hành vi hop PHB (perhop behavior). Ở đây xuất 
hiện một thuật ngữ mới là PHB. Khái niệm này cho biết chất lượng dịch vụ. Ngoài những 
gía trị PHB chuẩn, trong nội bộ một mạng có thể định nghĩa riêng những giá ữị PHB. Dưới 
đây là một sổ giá trị PHB tiêu chuẩn:

Giá trị mặc định (Default): tương đương với yêu cầu nỗ lực tối đa (best effort).
• 
Expedited forwarding (EF): gói dữ liệu có giá trị này sẽ có thời gian trễ nhỏ nhất và 
độ mất mát thấp nhất.

Assured forwarding (AF): Mỗi PHB mang một giá trị AFxy. Giá trị X cho phép xác 
định hàng đợi dành cho gói, giá trị y xác định mức độ ưu tiên hay nói cách khác là khả 
năng mất mát của gói khi trong mạng xảy ra tắc nghẽn hoặc tranh chấp. Như vậy nếu 
các gói được đánh dấu AF11, AF12, AF13thì các gói được xếp chung vào một hàng 
đợi nhưng mức ưu tiên của các gói AF ỉ 3 thấp hơn và xác suất mất cao hơn. Riêng các 
gói AF2y thì có hàng đợi khác các gói AFly. số lượng AF PHB là 12, trong đó X có 4 
giá trị và y có 3 giá trị. Và điều quan trọng cần phải nhắc đến ở đây là các gói AFxl, 
AFx2, AFx3 sẽ được đưa vào cùng một hàng đợi để không bị mất thứ tự.
Mỗi thiết bị định tuyến sẽ lưu giữ một bảng ánh xạ giá trị DSCP của gói với giá trị 
PH, tò đổ xác định phương thức xử lý gói.
Nhưng bằng cách nào sẽ ấn định giá trị DSCP cho gói? Câu trả lời là: các igress LSR 
sẽ ấn định giá trị này cho gói dừ liệu căn cứ vào chương trình ứng dụng của gói hoặc những 
quy định do LSR đặt ra. Sau khi gói được ấn định DSCP thì sẽ được các nút mạng thực hiện 
phương thức xử lý thích hợp.
Như vậy ta đã có cái nhìn tổng quát về mô hình dịch vụ phân biệt (Differentiated 
Services). Trong mô hình này, lưu lượng dữ liệu được chia ra làm nhiều lớp và mỗi lớp sẽ 
được xử lý với mức độ khác nhau theo những quy định từ trước. Mỗi gói dữ liệu được ấn 
định một giá trị DSCP tùy theo yêu cầu chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên trong mạng IP trước đây, chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào 3 bit 
IP Precedence nằm trong tiêu đề IP, do đó khi chuyển sang mạng MPLS, LSR không xử lý 
tiêu đề IP nên giá ừ ị này sẽ được ghi vào trong nhãn của mỗi gói.
Ý tưởng chính của các dịch vụ phân biệt là phân loại, điều chinh và quyết định lưu 
lượng tại biên mạng. Phân loại lưu lượng là gom các gói có đặc tính chung thành các kết tập 
hành vi BA (Behaviorial Aggregate) sẽ được đổi xử như nhau trong mạng. Việc phân loại 
này dựa vào nội dung tiêu đê gói tin và lưu ý là ta chỉ phân thành ít nhóm để đom giản hóa


100
Chuyển mạch nhan đa giao thức MPLS
quá trình cấp phát tài nguyên cho các loại lưu lượng khác nhau. Các lưu lượng xác định sẽ 
được gán một giá trị gọi là điểm mã dịch vụ phân biệt (DSCP). Trong IPv4, điểm mã dùng 6 
bit trong trường TOS. Trong IPv6, điểm mã được chứa trong octet loại lưu lượng.
Các lớp dịch vụ được phân loại dựa trên các yếu tố sau:

Định thời giữa bên gửi và bên nhận.
• Tốc độ bit (thay đổi hay cố định).
• Phiên làm việc giữa bên gửi và bên nhận là có kết nối hay phi kết nối.
• Sự tuần tự của tải người dùng.
• 
-Các hoạt động điều khiển luồng.
• Kiểm soát lưu lượng người dùng.
• Phân đoạn và tái hợp các PDU người dùng.
Bảng 4.2: Các loại lớp dịch vụ phân biệt.

tải về 7.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   121




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương