I s s É nhà xuất bản t h ỏn g tin và truyền thông chuyển mạch nhãN



tải về 7.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang42/121
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích7.1 Mb.
#57338
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   121
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
RSP1Adatasheetv1.9
4.I.2.2. Các thành phần của RSVP 
Hình 4.3: Cơ chế hoạt động của RSVP.
Host 
Router
Trong hình 4.3, bộ điều khiển lưu lượng RSVP gồm bộ phân loại, điều khiển chấp 
nhận, điều phối gói (hay một số cơ chế phụ thuộc tầng liên kết để xác định khi nào gói được 
chuyển tiếp), điều khiển chính sách.
Bộ phân loại xác định lớp QoS (và tuyến) cho mỗi gói, dựa trên tiêu đề lóp IP và 
chuyển vận. Với mỗi giao tiếp ngõ ra, bộ điều phối hay cơ chế phụ thuộc tầng liên kết sẽ 
thực hiện các cam kết QoS theo các mô hình phục vụ được định nghĩa bời các nhóm làm 
việc IntServ.
Bộ điều khiển chấp nhận bao gồm thuật toán quyết định mà router sừ dụng để xác 
định xem có đủ tài nguyên để chấp nhận QoS được yêu cầu cho một luồng mới. Nếu không 
có đủ nguồn định tuyến rỗi thì luồng mới sẽ bị từ chối. Nếu luồng được chấp nhận thì router 
sẽ phân công cho bộ phân loại gói và bộ điều phối gói.
Bộ điều phối gói quản lí việc chuyển tiếp các luồng gói khác nhau trong các host và 
router, dựa vào các lớp dịch vụ của chúng, sử dụng các cách quản lí hàng đợi và các thuật 
toán phân loại khác nhau. Điều phối gói đảm bảo sự phân phối gói tin phù hợp với QoS của 
mỗi luồng, được thực hiện khi các gói đã được xếp hàng. Đặc tính này phù hợp giao thức 
mức liên kết.
Trong giai đoạn thiết lập, yêu cầu chất lượng dịch vụ được chuyển qua hai module 
quyết định cục bộ là bộ điều khiển cho phép và điều khiển chính sách. Điều khiển cho phép 
xác định nút có đủ tài nguyên sẵn có cho QoS được yêu cầu hay không. Bộ điều khiển chính 
sách xác định luông đó có được châp nhận hay không dựa vào các quy luật quản trị, như 
một số địa chi IP được (hoặc không được) dự phòng băng thông, một số Protocol ID được 
(hoặc không được) dự phòng băng thông... Một phiên RSVP được định nghĩa gồm: địa chi 
IP đích đến, định danh giao thức sử dụng và sổ hiệu cổng đích.


96
Chuyển mach nhân đa giao thức MPLS
Điều khiển chấp nhận và điều khiển chỉnh sách
Tiến trình RSVP chuyển yêu cầu cho bộ điều khiển chấp nhận và điều khiên chính 
sách. Nếu kiểm tra không thỏa, việc dành trước tài nguyên bị từ chối và tiến trình RSVP trả 
về thông điệp báo lỗi cho phía nhận. Còn nếu cà hai thành công, nút sẽ thiết lập đê bộ phân 
loại gói chọn ra các gói dữ liệu được định nghĩa bời đặc tả bộ lọc (filterspec) và sẽ tương tác 
với tầng liên kết dữ liệu thích hợp để đạt được chất lượng dịch vụ mong muốn được định 
nghĩa trong đặc tà luồng (flowspec).
Bộ mô tả luồng
Một yêu cầu dự phòng RSVP đom giản gồm đặc tà luồng và đặc tà bộ lọc được gọi 
chung là mô tả luồng (Flow Descriptor).
Hình 4.4: Mô tả luồng.
Đặc tả bộ lọc, cùng với đặc tả phiên, định nghĩa một tập các gói (luồng) nhận được QoS 
được định nghĩa bởi đặc tả luồng. Đặc tả luồng thiết lập các tham số trong bộ điều phối của 
nút và đặt bộ lọc thiết lập các tham số trong bộ phân loại gói. Các gói dừ liệu trong một phiên 
mà không phù hợp với bất kì đặc tả bộ lọc nào của phiên đó sẽ được xử lí theo kiểu best- 
effort. Đặc tà luồng trong một yêu cầu dự phòng gồm loại dịch vụ và tập các tham số: Rspec 
(định nghĩa chất lượng dịch vụ mong muốn) và Tspec (mô tả luồng dữ liệu). Định dạng và nội 
dung của Tspec và Rspec được xác định bời các mô hình dịch vụ tích hợp (RFC 2210).
4.1.2.3. Liên hệ giữa RSVP và M PLS
Mở rộng RSVP để hỗ trợ chuyển mạch nhãn thiết lập LSP cùng với việc dự phòng tài 
nguyên. Các host và router vừa hỗ trợ RSVP và MPLS có thể liên hệ các nhãn với các luồng 
RSVP. Một khi LSP được thiết lập, lưu lượng qua con đường đó được xác định bởi nhàn 
gán tại nút ngõ vào LSP. Tập các gói được gán cùng giá trị nhãn thuộc về cùng FEC thi 
cũng giống như tập các gói của luồng RSVP. Khi các nhãn được liên hệ với các luồng lưu 
lượng này, router có thể nhận dạng được trạng thái dự phòng RSVP thích hợp cho gói, dựa 
vào giá trị nhãn của nó.


Chương 4: Chất lượng dịch vụ
97
Mô hình RSVP/MPLS dùng phương pháp nhãn xuôi dòng theo yêu cầu. Một yêu cầu 
liên két nhân cho một đường hầm LSP cụ thể được thiết lập bởi nút ngõ vào băng thông điệp 
RSVP Path chứa đối tượng LABEL REQUEST. Đối tượng này chứa các giá trị nhãn được 
đề nghị. Nhân được phân phối bằng thông điệp Reservation với đối tượng LABEL, chứa các 
nhãn được dùng giữa các nút láng giềng. Đối tượng LABEL được chèn vào danh sách đặc tả 
bộ lọc ngay sau đặc tả bộ lọc mà nó liên quan. Và nút có thể cập nhật ILM của nó (ILM ánh 
xạ nhãn đến một tập các NHLFE, rất hữu ích cho cân bằng tải qua nhiều liên kết).
RSVP và khả năng phát triển
Như đã biết RSVP được thiết kế với mục đích thưc hiện dành sẵn tài nguyên mạng 
cho chi một luồng lưu lượng. Vì thế khi có nhiều người sử dụng kết nối vào mạng hay nói 
cách khác số lượng dữ liệu đi trong mạng ngày càng tăng lên, số lượng thông tin định tuyến 
tăng lên, số lượng bàn tin RSVP cần xử lý sẽ rất lớn. Dần đến chi phí trang bị cho các thiết 
bị định tuyến nhiều hơn. Do đó nếu sử dụng giao thức RSVP chi để hỗ trợ cho việc dành sẵn 
tài nguyên mạng cho một luồng lưu lượng là giải pháp không phù hợp với tương lai. Để 
phục vụ tốt hơn, một bản tin RSVP sẽ được sừ dụng cho nhiều luồng dừ liệu.
Bên cạnh đó RSVP là giao thức thuộc trạng thái mềm (softstate), có nghĩa là sau một 
khoảng thời gian nhất định, RSVP phải gừi lại bản tin Path để duy trì hoạt động của LSP. 
Quá trình này được gọi là quá trình refresh “làm tươi lại” LSP.
Như vậy nếu số lượng lưu lượng có yêu cầu dành sẵn tài nguyên lớn đồng nghĩa với 
sổ lượng thông tin refresh cần xử lý trong mạng cũng tăng theo. Không những thế việc trao 
đổi bản tin RSVP được thực hiện trên giao thức ƯDP nên nếu chu kỳ gửi bản tin refresh dài 
thì khả năng mất mát thông tin rất lớn.
Từ những lý do trên dẫn đến bộ định tuyến phải xừ lý một lượng lớn các bản tin 
refresh làm giảm hiệu suất hoạt động của bộ định tuyến. Để hạn chế lượng thông tin refresh 
trao đổi trong mạng, có hai phương pháp được đề ra:
• Phương pháp thứ nhất: Cung cấp chế độ ưao đổi tin cậy cho quá trình trao đổi thông
tin refresh bằng cách định nghĩa thêm hai thành phần mới là MessagelD và
MessagelD ACK. Khi nút A gửi cho nút B một bản tin Path mới, đồng thời sẽ tạo ra
một mã nhận diện, được gọi là MessagelD, cho bản tin này. Nút B sau khi nhận đúng 
sẽ hồi đáp lại cho nút A một bản tin với thành phần MessagelD ACK chứa mã nhận 
diện này. Với chế độ này chu kỳ gửi bản tin duy trì trạng thái dành trước tài nguyên 
sẽ dài hom. Vì thế có thể giảm được hiện tượng quá tải thông tin refresh.
• 
Phương pháp thứ hai: phương pháp này có tên gọi Summary refresh. Nguyên tắc của 
phương pháp này là: để duy trì trạng thái dành trước tài nguyên mạng cho kết nối, 
mỗi bộ định tuyến không cần phải gửi lại toàn bộ bản tin RSVP mà chi cần gửi đi mã 
nhận diện được ấn định cho bản tin ấy. Không chi thế, trong một lần gừi bộ định 
tuyến có thể gừi đi cùng lúc nhiều mã nhận diện của nhiều bản tin khác nhau. Như 
vậy nhiều yêu cầu dành trước tài nguyên được làm tươi “refresh” nhưng vẫn giảm 
thiểu được lượng thông tin refresh được xử lý.

tải về 7.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   121




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương