I/ Khái quát chung về khoản mục tiền I. 1/ Khái niệm và đặc điểm khoản mục tiền



tải về 0.71 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.71 Mb.
#28102
1   2   3   4   5   6

Mục tiêu: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính.



Phương pháp: Dựa trên các chỉ số trên BCTC, và các thông tin thu thập được về doanh nghiệp để đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính.

STT

Nội dung



Không

PP

1

- Những thay đổi về nguyên tắc kế toán và chính sách tài chính.




X

Phỏng vấn BGĐ

2

- Những thay đổi quan trọng về khả năng thanh khoản và khả năng hoạt động liên tục; vốn góp, nợ dài hạn hoặc vốn lưu động; thay đổi bất lợi tác động đến hiệu quả kinh doanh so với thời điểm cuối niên độ và so với các kỳ so sánh trước đó; các vấn đề liên quan đến hoạt động và tài chính quan trọng khác…




X

Phỏng vấn BGĐ

3

- Những thông tin bổ sung liên quan đến các khoản mục đã được kiểm tra dựa trên các dữ liệu không chắc chắn và đầy đủ.




X

Phỏng vấn BGĐ

4

- Những điều chỉnh bất thường ảnh hưởng đến BCTC ( nếu có)




X

Phỏng vấn BGĐ

5

- Các quyết định quan trọng của HĐQT ( xem xét các biên bản họp hoặc thảo luận với thư ký về các cuộc họp nếu chưa đưa ra biên bản).




X




6

- Các kế hoạch hay dự tính có thể ảnh hưởng đến giá trị còn lại hoặc đến việc phân loại tài sản hay nợ phải trả trong BCTC.




X

Phỏng vấn BGĐ

7

- Những thay đổi quan trọng về pháp luật liên quan đến DN.




X

Phỏng vấn BGĐ

8

- Các cơ quan NN hay cơ quan giám sát có quyết định kiểm tra, thanh tra Dn không. Nếu có,xem xét việc tiếp xúc với các cơ quan này để thảo luận về những vấn đề đã phát hiện đến thời điểm hiện tại.




X

Phỏng vấn BGĐ

9

- Xem xét liệu những biến động kinh tế, chính trị trong thời gian gần đây có tác động đến hoạt động của DN.




X

Phỏng vấn BGĐ

10

- Xem xét việc trình bày/ điều chỉnh các sự kiện phát sinh trọng yếu sau ngày kết thúc năm tài chính ( nếu có)




X





Kết luận: Không có các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nào được ghi nhận.

III/ Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

III.1. Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo

Sau khi hoàn thành dự thảo BCKT. Chủ nhiệm của cuộc kiểm toán tiến hành thực hiện mẫu B110 Để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKT VN. Kèm theo Mẫu B110 là giấy tờ xác nhận từng nhiệm vụ mà Ban giám đốc, chủ nhiệm cuộc kiểm toán đảm nhận.



III.2. Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

Để hoàn thành báo cáo kiểm toán, thì đầu tiên các KTV trao đổi với Ban giám đốc Công ty và phòng kế toán về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. KTV thực hiện mẫu B330 .Giấy tờ làm việc, trao đổi với Ban giám đốc Công ty và phòng kế toán trong giai đoạn hoàn tất báo cáo.

Sau khi kết thúc các thủ tục kiểm toán theo quy định, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập BCKT và trình cho chủ nhiệm và thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán.

Một báo cáo kiểm toán bao gồm:



  • Báo cáo kiểm toán

  • Bảng cân đối kế toán sau kiểm toán

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau kiểm toán

  • Bảng lưu chuyển tiền tệ sau kiểm toán

  • Thuyết minh báo cáo tài chính sau kiểm toán ( phần này chỉ lý giải về khoản mục tiền

Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt

Các kiến nghị đề xuất



BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ Phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt



Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, gồm Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2010.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Kiểm toán viên:

Ban Giám đốc công ty có trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.



Cơ sở của ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu, các bằng chứng xác minh cho các số liệu và thông tin thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán được áp dụng, các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng công việc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.



Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2010 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình Lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.



Đà Nẵng, ngày 27 tháng 08 năm 2011

Kiểm toán viên Giám đốc

(Đã ký) (Đã ký)
PHẦN III: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GỬI TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ.

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Qua nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn hoạt động kế toán các khoản mục về tiền tại công ty, với những tồn tại nêu trên, tôi có một số kiến nghị đến Ban Giám Đốc và Phòng kế toán đối với việc kiểm soát khoản mục tiền nhằm góp phần hoàn thiện qui trình này cũng như bộ máy kế toán tại công ty như sau :



  • Hạn chế rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ vì khoản tiền để tồn quỹ không sinh lời cho công ty đồng thời để tồn quỹ với số lượng tiền lớn dễ gây thất thoát.

  • Về phần công nợ phải trả và phải thu đề nghị Phòng kế toán làm việc khách hàng giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng, tránh sự sai phạm trong quá trình thanh toán như biển thu tiền hàng thu hay chi nhưng không giao khách hàng ...

  • Về đánh giá tỷ giá do đơn vị thuộc công ty xuất nhập khẩu nên có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến gốc ngoại tệ. Đề nghị phòng kế toán khi có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến gốc ngoại tệ thì phải đánh giá ngay nghiệp vụ đó tại thời điểm phát sinh và cuối kỳ kế toán phải đánh giá chênh lệch tỷ giá theo tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố. Để hạn chế rủi ro tài chính trong vấn đề tỷ giá tăng hoặc giảm bất thường.

  • Để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô và yêu cầu ngày càng cao của các đối tác bên ngoài đặc biệt là các khách hàng nước ngoài đề nghị Phòng kế toán tuyển và đào tạo thêm nhân sự mới nắm vững kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm nhiệm công việc.

  • Hằng tháng, hằng quý Phòng kế toán nên triển khai tập huấn những thông tư, nghị quyết nghị định mới của các cơ quan ban ngành ban hành cho các nhân viên trong phòng để nắm chắc kiến thức thức hiện nghiệp vụ phát sinh đúng theo luật định.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế Việt Nam có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế là một trong những điều cơ bản trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN của Nhà nước ta. Để quản lý tốt nguồn lực của nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, khách hàng…có liên quan đến các doanh nghiệp, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động SXKD của mình, một xu hướng tất yếu là Nhà nước và các doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm soát bằng việc thiết lập và vận hành một cách hiệu quả hoạt động kiểm toán. Trong đó không thể phủ nhận được vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB). Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ trở nên rất quan trọng và cần thiết trong thời kì hội nhập quốc tế của nước nhà.

Với những hiểu biết qua cơ sở lý luận được học ở trường kết hợp với thực tiễn thực tập tại đơn vị bản thân có những nhận xét, đánh giá và có một số kiến nghị với mong muốn đóng góp ý kiến của mình để nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn về các nghiệp vụ phát sinh lien quan đến khoản mục Công ty.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Hương đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế , kinh nghiệm thực tế, cũng như giới hạn về mặt thời gian nên chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo, những người quan tâm tới đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!




LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhu cầu thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở để đưa ra các quyết định. Đối với doanh nghiệp thì thông tin tài chính luôn được nhiều đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn những thông tin đó phải trung thực và hợp lý nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Nhưng những thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được trình bày và phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng vốn có cuả nó. Vì vậy, các thông tin trên BCTC phản ánh muốn có được độ tin cậy cao thì nó cần phải được kiểm tra và xác nhận. Trước sự đòi hỏi này, hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên trong đó phải kể đến các tổ chức kiểm toán độc lập, nhưng trước hết công ty phải trang bị cho mình một hệ thống kiểm toán nội bộ đủ mạnh. Để đảm bảo công ty vẫn đang hoạt động tốt. Trước khi thông tin được công bố ra bên ngoài.

Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường,  Kiểm toán nội bộ thực hiện các công việc và báo cáo với các nhà quản lý rằng hệ thống và quy trình đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt. Đó là một sự đảm bảo. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ còn làm được nhiều hơn thế: họ giúp các nhà quản lý cải thiện hệ thống và các quy trình cần thiết. Chúng ta gọi đó là sự tư vấn.

Tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên Báo cáo tài chính, khoản mục tiền của doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như: Phải thu của khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, phải trả công nhân viên….Vì vậy kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó tôi xin báo cáo đề tài: “KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TIẾN ĐẠT”



Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Hương, chị Phan Thị Thùy Trinh đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể trách khỏi sai sót mong giảng viên và các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn!!


<SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 > Trang



tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương