ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên khoa Hóa Học-Chuyên Ngành Hóa Dược Kim Minh Dương



tải về 2.12 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2023
Kích2.12 Mb.
#55425
1   2   3   4   5   6   7   8
19140343-Kim Minh Dương

36


40 41

42 43

Năm 2017, Rashmi và cộng sự đã phân lập được hợp chất bis(2-ethyl hexyl) 1H-pyrrole-3,4-dicarboxylate (TCCP) (44) một dẫn xuất pyrrole từ cao n-butanol lá dây Thần thông. Hợp chất này có hoạt tính sinh học cao và được đem thử nghiệm ức chế tế bào ung thư được trình bày phía sau [16].





44
Năm 2018, Sharma và cộng sự đã phân lập được một clerodane furano diterpene glycoside (TC-2) (46) mới cùng với năm hợp chất đã biết cordifolioside A (TC-1) (45), β-sitosterol (TC-3) (27), 2β,3β:15,16-diepoxy-4α,6β-dihydroxy-13(16),14-clerodadiene-17,12:18,1-diolide (TC-4) (47), ecdysterone (TC-5) (48) và tinosporaside (TC-6) (5) từ cao ethyl acetate:nước (1:1) từ thân tươi của dây Thần thông. Các hợp chất này sau đó được dùng thử hoạt tính chống ung thư được trình bày ở phần sau [17].

45 46

48

3. Hoạt tính sinh học của dây Thần thông

3.1. Hoạt tính chống oxi hóa


Năm 2014, Neha Upadhyay và cộng sự đã thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa trong cao ethanol và methanol bằng mô hình ức chế gốc tự do DPPH của vỏ dây Thần thông. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng ức chế gốc tự do hiệu quả hơn cao methanol, cao ethanol cho thấy hoạt động chống oxi hóa cao nhất (71,49 %) ở nồng độ 10 mg/mL và thấp nhất (44,04 %) ở mức 1 mg/mL cao methanol cho thấy hoạt tính tương đối thấp hơn cao nhất (62,14 %) ở 10 mg/mL và thấp nhất (21,81 %) ở 1 mg/mL so với trong cao ethanol với chất đối chứng dương là acid ascorbic. Nghiên cứu cũng đã xác định hàm lượng polyphenol trong cao ethanol là 84,62 ± 0,12 mg axit tannic/g cao chiết và trong cao methanol là 73,46 ± 0,31 mg acid tannic/g cao chiết. Có thể thấy là nồng độ polyphenol trong cao chiết vỏ dây Thần thông bằng ethanol cao hơn khi so sánh với cao chiết vỏ cây bằng methanol. Thử nghiệm này đã chứng minh rằng có mối quan hệ giữa polyphenol và hoạt động chống oxy hóa. Nồng độ polyphenol làm tăng hoạt tính chống oxy hóa của cây thử nghiệm [18].
Năm 2014, Dattatraya Naik và cộng sự đã xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu được phân lập từ lá của dây Thần thông bằng thử nghiệm ức chế gốc tự do DPPH. Giá trị IC50 của tinh dầu lá dây thần thông là 25 ± 0,3 mg/mL cao hơn so với chất đối chứng butylated hydroxy toluene 20 ± 0,1 mg/mL và khả năng ức chế gốc tự do DPPH của hydroquinone có giá trị IC50 là 1,45 ± 0,2 mg/mL. Tinh dầu lá dây Thần thông chứa 16,5 % hydroquinone từ giá trị IC50 của hydroquinone ta thấy khả năng chống oxi hóa của tinh dầu có liên quan đến hydroquinone [19].

3.2. Hoạt tính kháng khuẩn


Năm 2018, Agarwal1 và cộng sự đã nghiên cứu in vitro cao chiết của dây Thần thông thu được từ việc sử dụng 100 % ethanol bằng cách ngâm dầm. Nghiên cứu được thực hiện bằng các chuẩn bị các nồng độ khác nhau và thử nghiệm chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans trong môi trường BHIA. Các đĩa được ủ trong điều kiện hiếu khí ở 37 °C trong 48 giờ và vùng ức chế được đo bằng thước cặp Vernier, 0,2 % chlorhexidine và dimethylformamide lần lượt được sử dụng làm đối chứng dương và đối chứng âm. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất của cao chiết dây Thần thông được quan sát với thể tích 40 μL ở nồng độ 2 % với vùng ức chế là 19 mm. Thể tích 30 μL 0,2 % chlorhexidine cho thấy vùng ức chế là 28 mm và không quan sát thấy vùng ức chế nào với dimethylformamide [20].
Năm 2019, cao chiết TCAE (cao nước của thân dây Thần thông) đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng nấm in vivo đối với chủng Aspergillus fumigatus. Khan và cộng sự đã đánh giá hoạt động in vivo ở các liều khác nhau (10, 25 và 50 mg/kg) của TCAE được sử dụng bằng đường uống ở chuột nhiễm A. fumigatus trong bảy ngày. Hiệu quả của cao chiết xác định dựa trên tỷ lệ sống sót cơ bản và đánh giá trọng tải nấm trong thận của những con chuột được điều trị. Tất cả những con chuột bị nhiễm A. fumigatus trong nhóm không được điều trị đều chết vào ngày thứ 10. Những con chuột bị nhiễm A. fumigatus trong nhóm được điều trị bằng TCAE 25 và 50 mg/kg cho thấy tỷ lệ sống sót tương ứng là 30 % và 40 %, được quan sát vào ngày thứ 40 sau điều trị, lượng nấm cũng được phát hiện là thấp nhất trong thận của những con chuột được điều trị bằng TCAE ở liều 50 mg/kg. Kết quả cho thấy rằng điều trị trước với TCAE (10 mg/kg) sau đó là điều trị sau nhiễm trùng với 10, 25 và 50 mg/kg TCAE trong 7 ngày dẫn đến tỷ lệ sống sót là 40 %, 50 % và 70 % tương ứng so với amphotericin B (10 mg/mL) là 100 % và nước muối lần lượt được coi là đối chứng dương và âm [21].

3.3. Tác dụng chống đái tháo đường


Năm 2009, Chougale và cộng sự đã thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase của cao chiết ethyl acetate, dichloromethane (DCM), chloroform và n-hexane từ thân dây Thần thông. Kết quả cho thấy cao chiết DCM ức chế hiệu quả cao nhất cho thấy sự ức chế 100 % enzyme -glucosidase cao ethyl acetate ức chế 84 %, chloroform 81 %, n-hexane 60 %, trong khi enzyme amylase của nước bọt bị ức chế 75 % và ức chế enzyme amylase của tuyến tụy 83 %. Thử nghiệm cũng đã đánh giá khả năng chống đái tháo đường in vivo khi cung cấp một lượng maltose là 2 mg/g cùng với 0,3 mg/g trọng lượng cơ thể của cao chiết DCM, sự giảm đường huyết tăng vọt ở động vật bình thường và động vật mắc bệnh tiểu đường lần lượt là 50 và 58 % so với đối chứng acarbose là 100 % [22].
Năm 2011, Mayurkumar B. Patel và cộng sự đã phân lập và thử nghiệm hoạt tính hạ đường huyết của AFTC (cao chiết chloroform giàu alkaloid isoquinoline) cùng với 3 hợp chất alkaloid phân lập được: magnoflorine (29), jatrorrhizine (30), palmatine (31). Tác dụng của AFTC và các alkaloid đã phân lập đối với sự tiết insulin trong các tế bào RINm5F khi không có và có mặt glucose (16,7 mM). Trong trường hợp không có glucose, các tế bào được điều trị bằng AFTC cho thấy sự tăng tiết insulin đáng kể chỉ sau nồng độ 40 g/mL trong khi jatrorrhizine và magnoflorine cho thấy sự tăng tiết insulin đáng kể sau 20 g/mL. Với sự hiện diện của glucose 16,7 mM, jatrorrhizine và magnoflorine làm tăng đáng kể sự tiết insulin theo liều lượng. Hoạt tính tiết insulin của palmatine (5-80 g/mL) và tolbutamide (10 M) là đáng kể trong cả hai trường hợp (glucose 0 mM và 16,7 mM). Đối với việc ức chế nồng độ glucose huyết thanh sau ăn bằng AFTC và alkaloid sau khi nạp glucose ở chuột bình thường. AFTC (50, 100, và 200 mg/kg) và palmatine, jatrorrhizine và magnoflorine (10, 20 và 40 mg/kg) làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau 1 giờ sau khi nạp glucose bằng đường uống. Hiệu quả được tìm thấy kéo dài đến 2 giờ sau khi nạp glucose trong tất cả các nhóm thử nghiệm cho thấy tác dụng hạ đường huyết mạnh của chúng [23].

3.4. Tác dụng bảo vệ gan


Năm 2015, Sharma đã nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của cao chiết nước dây Thần thông (TCAE). Nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên hàm lượng vitamin trong nước tiểu do uống nhiều rượu làm cạn kiệt các vitamin trong huyết tương do nhiễm độc gan và giảm hấp thu ở ruột. Tuy nhiên, uống rượu vừa phải thường được cho là có lợi sức khỏe. Do đó, tác động của việc uống rượu vừa phải và nhiều đối với gan và ruột đã được nghiên cứu bằng cách xác định nồng độ vitamin trong nước tiểu. Trong nghiên cứu, những người nghiện rượu vừa phải không mắc bệnh gan mãn tính và những người tình nguyện khỏe mạnh ở độ tuổi trung bình 39 ± 2,2 đã được chọn và chia thành ba nhóm. Sharma và cộng sự đã thử nghiệm tác động bảo vệ gan của cao chiết nước dây Thần thông (TCAE) đối với gan và đường tiêu hóa bằng cách dựa vào nồng độ vitamin trong nước tiểu.
Kết quả cho thấy trong các mẫu của người nghiện rượu, đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ γ-glutamyl transferase, aspartate transaminase, alanine transaminase, triglyceride, cholesterol, HDL và LDL nhưng nồng độ của chúng đều giảm sau khi uống TCAE.
Phân tích đa biến các chất chuyển hóa cho thấy 7-dehydrocholesterol, acid torotic, pyridoxine, lipoamide và niacin tăng lên nhưng dùng TCAE đã làm giảm các hợp chất trên. Ngược lại, sự bài tiết biotin, xanthine, vitamin D2 và acid 2-O-p-coumaroyltartronic (CA một dấu hiệu bên trong của sự hấp thụ đường ruột) được quan sát thấy là giảm trong các mẫu người nghiện rượu và dùng TCAE đã khôi phục lại mức CA và biotin. Các hoạt động sinh học chuyển hóa vitamin, tức là homocysteine và acid xanthurenic cũng được bình thường sau khi dùng TCAE.
Kết quả cho thấy, TCAE có khả năng chống lại oxy hóa, tái tạo gan, tăng khả năng hấp thụ ở ruột và điều hòa chuyển hóa lipid. Do đó, nó có thể được sử dụng như một chất độc lập hoặc như một chất bổ trợ với các liệu pháp khác điều trị các rối loạn do rượu gây ra [24].

3.5. Khả năng chống ung thư

3.5.1. Nghiên cứu ở Việt Nam


Năm 2011, ngoài việc phân lập một số hợp chất clerodane diterpene mới từ dây thần thông, Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự cũng đã khảo sát khả năng kháng ung thư của dịch chiết methanol từ dây Thần thông. Kết quả là dịch chiết methanol từ dây Thần thông có hoạt tính kháng một số dòng tế bào ung thư in vitro như tế bào ung thư cổ tử cung Hela (IC50 = 3,78 ± 0,77 μg/mL), tế bào ung thư tuyến buồng trứng SKOV3 (IC50 = 13,29 ± 0,37 μg/mL), tế bào ung thư vú KPL4 (IC50 = 13,2 ± 0,59 μg/mL), tế bào ung thư thận COS-7 (IC50 = 16,14 ± 1,05 μg/mL) [12].

3.5.2. Nghiên cứu trên thế giới


Năm 2013, Huma Ali và cộng sự đã tối ưu hóa điều kiện chiết alkaloid palmatine (31) được phân lập từ cao methanol của dây Thần thông và nghiên cứu đặc tính chống ung thư da của palmatine đối với DMBA (7,12-dimethylbenz(a)anthracene) tác nhân gây ung thư da ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Sử dụng palmatine (31) làm giảm đáng kể kích thước, số lượng và hoạt tính của enzyme huyết thanh khi so sánh với đối chứng không sử dụng palmatine. Ngoài ra điều trị bằng palmatine kích thích tăng đáng kể enzyme chống oxy hóa như GSH, SOD, catalase, sự gia tăng hoạt động của enzyme này làm giảm hiệu quả việc tạo ra ROS và LPO trên da và do đó có thể làm giảm tỷ lệ xuất hiện các nốt sần trên da trên các khu vực được điều trị và quá trình peroxy hóa lipid bị ức chế do đó cho thấy vai trò của dây Thần thông trong quá trình giải độc tố. Cả hoạt động của enzyme và phân tích mô đều cho thấy rằng các chất gây ung thư trong môi trường gây ra quá trình sinh ung thư da có thể bị ức chế bằng cách uống palmatine trong chế độ ăn uống hàng ngày để chống lại ung thư da. Những tổn thương DNA do DMBA và dầu croton gây ra cũng giảm đáng kể khi dùng palmatine. Các kết quả từ nghiên cứu này chỉ ra rằng các mẫu palmatine khác nhau có thể ức chế sự phát triển của các khối u [25].
Hình 2: Giảm khối u do DMBA gây ra ở chuột bạch tang Thụy Sĩ. (a) Nhóm 2 (nước + DMBA + dầu croton), (b) nhóm 4 (palmatine + 100 mg/kg + DMBA + dầu croton), (c) nhóm 5 (palmatine 200 mg/kg + DMBA + dầu croton.
Năm 2015, sau khi xác định cấu trúc của 8 hợp chất Bala và cộng sự đã tiến hành thử hoạt tính khác ung thư của các cao chiết/phân đoạn (cao tổng ethanol:nước (80:20), phân đoạn n-hexane, ethyl acetate, n-butanol và nước và các hợp chất tinh khiết trên các tế bào SiHa, KB, HT-29, CHOK-1. Trong số các cao tổng/phân đoạn, phân đoạn ethyl acetate cho thấy khả năng ức chế tế bào cao nhất (75,67 ± 8 %) với tế bào KB có giá trị IC50 là 52,7 μg/mL và cao tổng cho thấy độc tính tế bào cao nhất (76,2 ± 1,2 %) chống lại các tế bào CHOK-1 với giá trị IC50 là 18,5 μg/mL (bảng 2). Trong số tám hợp chất được xác định palmatine (31) cho thấy hoạt tính chống lại các tế bào KB (87,2 ± 1,8 %) và tinocordiside (34) trên các tế bào CHOK-1 (57,0 ± 1,6 %) với các giá trị IC50 lần lượt là 46,1 và 44,9 μM, với tế bào HT-29, palmatine (31) cho thấy hoạt tính ức chế tế bào đáng kể (82,7 ± 4,3 %) với IC50 là 49,1 μg/mL, tinocordiside (34) và yangambin (35) cũng ức chế đáng kể tế bào KB với IC50 lần lượt là 45,5 và 43,8 M (bảng 3) [14].

tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương