ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên khoa Hóa Học-Chuyên Ngành Hóa Dược Kim Minh Dương



tải về 2.12 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2023
Kích2.12 Mb.
#55425
1   2   3   4   5   6   7   8
19140343-Kim Minh Dương

Bảng 1: Vị trí phân loại sinh học của dây Thần thông.

Giới

Thực vật (Plantae)

Ngành

Thực vật có mạch (Tracheophyta)

Lớp

Ngọc lan (Magnoliopsida)

Bộ

Mao lương (Ranunculales)

Họ

Tiết dê (Menispermaceae)

Chi

Tinospora

Loài

Tinospora cordifolia

Tên đồng danh [1]

Chasmanthera cordifolia (DC.) Baill.
Cocculus convolvulaceus DC.
Cocculus cordifolius (Willd.) DC.
Cocculus verrucosus Wall.
Menispermum cordifolium Willd.
Tinospora convolvulacea Miers.
Tinospora fosbergii B.C. Kundu.
Tinospora verrucosa (Fleming) W. Theobald.

Tên thông thường

Dây Thần thông (Việt Nam), Giloy (Hindi), Indian Tinospora (Anh), Guduchi (Sanskrit)...

Tên gọi khác

Rễ gió.

Theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam có 6 loài thuộc chi Tinospora:
-Tinospora sinensis-dây Đau xương, Vàng giang, Khoan cân.
-Tinospora cordifolia-dây Thần thông, Rễ gió.
-Tinospora crispa-dây Xanh, Kí ninh.
-Tinospora beanzigeri.
-Tinospora glabra-Kim ngưu, Củ gió.
-Tinospora sagitta-Kim chư, Thạch cô.
    1. Đặc điểm hình thái







Thân dây Thần thông

Quả dây Thần thông

Hoa dây Thần thông

dây Thần thông
D
ây leo gần như là cây thân thảo, có thân xốp, có khía, ít sần sùi (không có mụn nhiều như dây cóc). Lá có cuống, có màng và giống hình trái tim, hình trái xoan- tim, gần hình mắt chim với một mũi nhọn rất nhẵn, dài 8 cm, rộng 7 cm, gân sơ cấp 5-7, gân giữa với một lưới hình đa giác, cuống mảnh, nhẵn, ngắn hơn phiến. Hoa từng nhóm 3-4 cái xếp thành 1-2 chùm ở nách lá. Hoa có màu vàng nhỏ, màu vàng hoặc xanh. Quả đỏ, hình trứng, chứa một hạt dẹp [3].
Hình 1: Các bộ phận của dây Thần thông.
    1. Phân bố


Ở Ấn Độ, dây Thần thông phân bố rộng rãi ở Himalaya đến phía nam bán đảo Ấn Độ, ở Bihar, Tây Bengal, Kerala, Karnataka, Kumaon và Assam. Dây Thần thông được tìm thấy ở độ cao 500 m trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 45 °C, được tìm thấy trong đất chua đến kiềm và cần độ ẩm đất vừa phải [4]. Ngoài ra dây Thần thông còn là loài bản địa ở các khu vực của Myanmar, Sri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Borneo, Bangladesh, Bắc Phi và Nam Phi [5].
Ở Việt Nam, chủ yếu mọc hoang trên rừng núi có khi thấy trên đất mùn núi đá hoặc có thể được trồng để làm thuốc, phân bố ở các tỉnh Ninh Bình, An Giang (Châu Đốc), Cần Thơ, Hậu Giang. Dây Thần thông phát triển trên tất cả các loại đất khác nhau nhưng ngoài ra nó còn thích đất thịt pha cát có hàm lượng chất hữu cơ tốt [3].
    1. Công dụng dân gian


Thân dây Thần thông là một trong những thành phần của một số chế phẩm Ayurveda được sử dụng trong điều trị suy nhược nói chung, chứng khó tiêu, sốt và các bệnh tiết niệu. Thân cây có vị đắng, tính bình, lợi tiểu, kích thích tiết mật, gây táo bón, làm dịu cơn khát, nóng rát, nôn mửa, bổ máu, chữa vàng da. cao chiết thân cây của dây Thần thông rất hữu ích trong các bệnh ngoài da. Rễ và thân của dây Thần thông được kê đơn kết hợp với các loại thuốc khác như một loại thuốc giải độc cho rắn cắn và bọ cạp đốt. Vỏ khô có đặc tính chống co thắt, hạ sốt, chống dị ứng, chống viêm và chống phong [5].
      1. Bài thuốc dân gian


Điều trị đái tháo đường: Dùng 40 g dâу Thần thông mang đi nấu ᴠới 1,5 L nước dùng hằng ngàу. Khi nước ѕắc cạn còn 400 mL thì ngưng ѕắc, để nguội ᴠà chia nhỏ ra dùng trong ngàу.
Chữa bệnh đau nhức хương khớp: Giã nát ᴠỏ dây Thần thông, ѕau đó trộn chung ᴠới dầu dừa. Dùng hỗn hợp хoa bóp ᴠị trí đau nhức.
Điều trị ᴠiêm loét dạ dàу: Dùng khoảng 50 g dây Thần thông khô ѕắc ᴠới 1 L nước trong khoảng 30 phút. Sau khi ѕắc хong để nước ѕắc nguội rồi chia nhỏ thành 3 phần ѕử dụng trong ngàу [6].
Bộ tộc Baiga sống trong các khu vực Naugarh và Chakia Block của quận Varanasi, Uttar Pradesh, Ấn Độ tạo ra bột nhão của dây Thần thông và rễ của cây cà dại quả đỏ, thuốc được bào chế sử dụng để điều trị sốt trong ba ngày.
Bộ tộc ở vùng Khedbrahma bắc Gujarat, Ấn Độ sử dụng loại cây này trong cuộc sống hàng ngày của họ làm thực phẩm hoặc thuốc men. Họ sử dụng vỏ, rễ và thân bột của dây Thần thông với sữa để điều trị ung thư, thuốc sắc của rễ được sử dụng để chữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy và thuốc sắc của thân cây được dùng trong điều trị sốt định kỳ.
Trong khu rừng Dahanu của Maharashtra các chủng tộc, bộ lạc Agaris, Bhils, Dhodias, Dublas, Khakaris, Rimoshis, Thakurs, Vardaris, Vagharis và Varlis, Ấn Độ dùng nước sắc thân dây Thần thông (khoảng 3-4 g) vào buổi sáng khi bụng đói như một loại thuốc bổ trong trường hợp suy nhược nói chung [5].
      1. Bài thuốc y học cổ truyền.


Bài thuốc trị đau đầu hoặc tức ngực: 12 g dây Thần thông, 10 g ѕài hồ, 16 g thường ѕơn, 12 g muồng trâu, 8 g thảo quả, 6 g trần bì, 8 g bán hạ chế ᴠà 8 g bá bệnh. Cho ᴠào nồi ᴠà ѕắc chung ᴠới 1000 mL nước. Khi nước ѕắc cạn còn 300 mL thì ngưng không ѕắc nữa. Chia nhỏ lượng nước ѕắc trên thành 2 lần uống trong ngàу.
Bài thuốc trị sỏi thận: 100 g dâу Thần thông, 100 g nhục đậu khấu ᴠà 100 g cỏ nhọ nồi. Mang tất cả 3 ᴠị thuốc trên đi tán trong nước thành dạng bột nhão rồi uống hằng ngàу.
Bài thuốc trị sốt rét: 15 g dâу Thần thông, 10 g củ ấu ᴠà 10 g gừng khô. Cho tất cả các dược liệu trên ᴠào nồi ᴠà ѕắc chung ᴠới 1,5 L nước. Khi lượng nước ѕắc trong nồi cạn còn 2 bát thì ngưng ѕắc ᴠà dùng hết trong ngàу [6].

  1. tải về 2.12 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương