ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dục kiến tập sư phạm và RÈn nghề



tải về 0.85 Mb.
trang48/57
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích0.85 Mb.
#54153
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   57
KIẾN TẬP SƯ PHẠM VÀ RÈN NGHỀ

Về nội dung môn học

Nội dung kiến thức hoá học được lựa chọn đưa vào chương trình giáo dục phổ thông môn học là những kiến thức cơ bản nhất về hoá học nhưng vẫn phải bảo đảm tính thiết thực, cơ bản và hiện đại của chương trình tức là phải đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức Hoá học và các quy luật của nó, những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức Hoá học (về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, về các quá trình hoá học…), tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn, quan điểm biện chứng đối với việc xem xét các hiện tượng hoá học, sự phát triển biện chứng các kiến thức.
Tham khảo chương trình của một số nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đặc biệt chương trình Hóa học của Singapore thì thấy hầu hết các nước chương trình môn Hóa học được sắp xếp như sau: Các kiến thức cơ sở hóa học chung xếp trước, sau đó là Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ
Kế thừa chương trình hiện hành và học tập kinh nghiệm của chương trình một số nước có xem xét đến yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam, nội dung Chương trình môn Hóa học được sắp xếp như đã trình bày ở trên.
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị kiến thức nền tảng cơ sở, về phương pháp phân tích công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
(1) Về nội dung kiến thức:
Về cấu trúc, chương trình mới cũng giống như chương trình hiện hành vì vẫn có ba mạch nội dung gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ. Tuy nhiên các mạch kiến thức này sẽ được xây dựng theo chủ đề. Trong
đó, từng chủ đề được quy định về tổng thời lượng không quy định chi tiết cho từng nội dung bài học.
Để tăng cường sự hiểu biết về bản chất hóa học, tăng cường tính quy luật, chương trình môn Hóa học 2018 bổ sung thêm kiến thức về quá trình hóa học (bên cạnh các nội dung về cấu tạo chất như chương trình hiện hành). Về quá trình hóa học, có xem xét ảnh hưởng của yếu tố năng lượng đến khả năng phản ứng có thể xảy ra hay không, thông qua việc bổ sung thêm chủ đề mới “Năng lượng hóa học”, chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng hóa học (enthalpy của một phản ứng hóa học (kí hiệu rH) chính là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định, không đổi. Nếu phản ứng tỏa nhiệt thì rH < 0; thu nhiệt rH > 0) chỉ mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu cho sẵn. Như vậy HS chỉ cần nhớ công thức tính là vận dụng được ngay.
Như vậy: Các kiến thức cơ sở hóa học là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
Trong phần Hóa học vô cơ:
+ Chương trình đã có sự lựa chọn các nhóm nguyên tố hóa học thể hiện rõ tính quy luật, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và gắn liền với cuộc sống như: Nguyên tố nhóm VIIA; Nitrogen- Sulfur (Nitơ- Lưu huỳnh); Đại cương về kim loại; Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA; Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất
+ Sự giảm tải thể hiện ở việc: Không lựa chọn học riêng các nguyên tố oxygen, phosphorus, carbon-silicon; Lược bỏ bài nhôm - sắt; nitric acid; Phân biệt một số chất vô cơ ; Hóa học và vấn đề KTXHMT; Các nội dung thiết thực liên quan đến các nguyên tố, hợp chất trên … đã được lồng ghép trong các chủ đề.
+ Sự cập nhật thể hiện ở việc bổ sung chủ đề: Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất
Trong phần Hóa học hữu cơ về cơ bản giống chương trình hiện hành gồm: Đại cương về hóa học hữu cơ; Hydrocarbon; Dẫn xuất halogen, Alcohol -Phenol; Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone); Carboxylic acid - Ester - Lipid; Carbohydrate; Tuy nhiên nội dung có lược bỏ một số nội dung của đại cương hữu cơ (phân tích nguyên tố), bỏ cycloalkane, terpene và một số nội dung của alkyne (chỉ chú trọng vào acetylene), hydrocarbon thơm (styrene, naphthalene). Bổ sung phổ khối, phổ hồng ngoại.
Phương pháp phổ khối lượng (MS) được biết từ giữa thế kỉ XIX khi các nhà khoa học nghiên cứu bản chất của vật chất liên quan đến hiện tượng tia âm cực và tia dương cực. Kể từ đó phương pháp phổ MS được sử dụng để nghiên cứu đồng vị của các nguyên tố. Đến giữa thế kỉ XX, phương pháp phổ MS được phát triển kết hợp với
phương pháp sắc kí khí. Kể từ đó nó được sử dụng một cách rất hữu ích trong việc nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Trước đây, việc xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ dựa vào việc đo độ hạ nhiệt độ đông đặc (phương pháp nghiệm lạnh) hay dựa vào việc đo độ tăng của nhiệt độ sôi (phương pháp nghiệm sôi). Các phương pháp này mất nhiều thời gian, công sức và sai số lớn. Nhờ dựa vào khối lượng các đồng vị cho nên phương pháp phổ MS cho biết chính xác khối lượng chất cần xác định và đưa ra chính xác công thức phân tử của chất nghiên cứu. Phương pháp phổ MS tự động, dựa trên các thiết bị máy móc hiện đại nên việc phân tích đơn giản, nhanh và chính xác. Nhờ phương pháp MS mà việc xác định được phân tử khối của chất nghiên cứu nhanh và chính xác.
Trong chương trình Hóa học các nước tiên tiến (Anh, Mỹ, Singapore, Úc…), phương pháp phổ MS đã được đưa vào từ lâu. Học sinh THPT được trang bị thêm các phương tiện nghiên cứu, đáp ứng một phần nhu cầu nghiên cứu khoa học của các em.
Ngoài ra, đưa phương pháp phổ MS góp phần đưa hóa học trở về đúng bản chất của nó, hạn chế những bài tập kiểu đốt cháy tràn lan và thiếu thực tế hiện nay.

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương