ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dục kiến tập sư phạm và RÈn nghề



tải về 0.85 Mb.
trang46/57
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích0.85 Mb.
#54153
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   57
KIẾN TẬP SƯ PHẠM VÀ RÈN NGHỀ

Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học

      1. Kế thừa về mục tiêu

Chương trình hiện hành giáo dục trung học phổ thông vừa nhằm hoàn chỉnh tri thức hoá học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người vừa định hướng học sinh lựa chọn học tiếp các ngành nghề về công nghệ hóa học, y - dược học, sư phạm Hóa học…
Chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 cấp THPT giáo dục phân hóa định hướng ngành nghề. Như vậy, về cơ bản chương trình Hóa học THPT mới kế thừa quan điểm giáo dục định hướng ngành nghề của chương trình hiện hành. Điểm khác nhau là, nếu như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phân hóa rộng theo 3 ban KHTN, KHXH, KHKT (từ 2006 SGK chỉ còn SGK cơ bản và SGK nâng cao), thì chương trình giáo dục phổ thông mới phân hóa ngành nghề theo phương thức tự chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực KHTN, KHXH, Mĩ thuật - Công nghệ, trên cơ sở các môn học chung nền tảng phổ thông, bắt buộc.


      1. Kế thừa về cấu trúc thành phần nội dung

Chương trình mới kế thừa chương trình hiện hành ở mạch nội dung chính gồm có ba mạch là: Kiến thức cơ sở hóa học chung; Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ.
Việc đề cao vai trò chủ đạo của lí thuyết trong dạy học được thể hiện ở việc đưa các lí thuyết lên đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung, tăng cường chức năng giải thích, khái quát hoá và dự đoán. Vì vậy phần kiến thức cơ sở hoá học chung được đặt chủ yếu ở lớp 10, đầu chương trình lớp 11 (chủ đề cân bằng hoá học) sẽ trang bị kiến thức nền tảng để HS tiếp cận có bản chất, có quy luật
đến những vấn đề thuộc chương trình hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Kiến thức phần này gồm 2 phần chính:
+ Cấu tạo chất: Cấu tạo nguyên tử, phân tử (liên kết hoá học): Từ cấu tạo sẽ suy luận được tính chất (vật lí, hoá học) của các chất.
+ Quá trình hoá học: Xem xét phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng. Để đảm bảo tính sư phạm, chương trình đã sắp xếp nhóm VIIA vào cuối lớp 10 nhằm giúp HS vận dụng được kiến thức cơ sở hoá học chung làm cơ sở để vận dụng giải thích được quy luật biến đổi hoá học vào nhóm chất cụ thể. Chương trình hiện hành đưa 2 nhóm: Nhóm Halogen và Nhóm Oxi- Lưu huỳnh. Chương trình mới không nghiên cứu nguyên tố oxi, nguyên tố phot pho và gộp thành một chủ đề “Niơ và lưu huỳnh (Nitrogen và Sulfur)” sắp xếp ở lớp 11 sau khi học “Cân bằng hoá học”.
Chương trình đảm bảo sự phối hợp logic giữa cấu trúc tuyến tính kết hợp với cấu trúc “đồng tâm”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Cơ sở kiến thức hoá học chung; Hoá học ; Hoá học hữu cơ, từ cấp THCS lên cấp THPT.
Ở môn Khoa học tự nhiên, bậc Trung học cơ sở, học sinh đã làm quen và tích luỹ kiến thức hoá học một cách cơ bản và trải rộng. Mức độ cơ bản và sự trải rộng kiến thức ấy giúp học sinh cảm nhận được hoá học gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, các kiến thức dù rộng nhưng chỉ ở mức độ định tính, mô tả trực quan và chưa được giải thích cặn kẽ trên cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học. Vì vậy, theo quy luật của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn thì chương trình Hoá học lớp 10 cần có nhiệm vụ hệ thống hoá các kiến thức hoá học về cấu tạo chất và các quá trình biến đổi; tránh việc tiếp tục cung cấp kiến thức hoá học chỉ ở mức độ mô tả các tính chất.


      1. tải về 0.85 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương