ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dục kiến tập sư phạm và RÈn nghề



tải về 0.85 Mb.
trang50/57
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích0.85 Mb.
#54153
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   57
KIẾN TẬP SƯ PHẠM VÀ RÈN NGHỀ

chứa liên kết

Vùng hấp thụ
(số sóng/cm-1)

Cường độ tín hiệu
(y: yếu, m: mạnh)

C-O

Alcohol, ether,
ester

1040-1300

m

C=C

Hợp chất thơm,
alkene

1500-1680

y (trừ khi liên hợp
thì mạnh hơn)

C=O

Ketone và
aldehyde Ester

1670-1740
1715-1750

m m

O-H

Carboxylic acid RCOO-H
Alcohol (liên kết
hydrogen)

2500-3000

3200-3600



m (rộng)

m



Hướng dẫn:

  • Trên phổ IR không thấy tín hiệu mạnh ở vùng 3200-3600 cm-1 nhưng lại có tín hiệu mạnh ở vùng 1720 cm-1 chứng tỏ chất A không phải alcohol mà là hợp chất carbonyl.

  • Chất A không có phản ứng tráng gương chứng tỏ A không phải aldehyde mà là ketone.

Vậy công thức cấu tạo của A là CH3COCH3.
Hóa học là một môn học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, vì vậy Chương trình môn Hóa học đặc biệt chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
(2) Về việc sử dụng thuật ngữ:
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản Chương trình môn Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản chương trình môn Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc khoa học: Khái niệm mà thuật ngữ biểu thị phải được cập nhật phù hợp với sự phát triển của khoa học thế giới; hình thức của thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.

  • Nguyên tắc thống nhất: Thuật ngữ phải có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ Chương trình môn Hoá hoc và Chương trình giáo dục phổ thông nói chung.

  • Nguyên tắc hội nhập: Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.

  • Nguyên tắc thực tế: Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

  1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học

  • Căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình Giáo dục phổ thông Tổng thể;

  • Căn cứ vào đặc thù môn Hóa học và chú trọng quan điểm dạy học tích hợp

Để tiếp cận tích hợp phát huy hiệu quả trong hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực hóa học, giáo viên cần thiết kế các chủ đề kết nối được nhiều kiến thức với phạm vi càng rộng càng tốt trong việc phát triển năng lực cho học sinh. Cùng với các chủ đề đó, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức, thực tiễn và công nghệ.


  1. tải về 0.85 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương