ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ Lê Duy Khánh nghiên cứu xây dựNG



tải về 2.45 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.45 Mb.
#38513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

HÀ NỘI - 2010




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Lê Duy Khánh

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG

ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG ANH THEO NGỮ CẢNH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Mạng và Truyền Thông

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Anh
    1. HÀ NỘI - 2010



LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được thực hiện trong một thời gian không phải là dài, xong đây là công trình lớn nhất mà tôi đã thực hiện được trong thời gian học tập ở trường đại học. Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều người để tôi có thể hoàn thiện được khóa luận này.

Đầu tiên, con xin vô cùng biết ơn cha mẹ, đã có công sinh thành, dưỡng dục, thương yêu, chăm sóc con để con có được ngày hôm nay.

Sau tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Việt Anh, người thầy không chỉ hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt khóa luận này mà còn là người dẫn dắt, chỉ đường cho tôi trong suốt một năm qua. Đồng thời tôi cũng xin cám ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa CNTT- Trường ĐH Công Nghệ đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Thế Chuẩn và anh Vũ Hồng Phong đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn của tôi : Nguyễn Sỹ Tuấn và Nguyễn Minh Hà đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Hà Nội , ngày 21 tháng 05 năm 2010

Người thực hiện

Lê Duy Khánh



TÓM TẮT

Học theo ngữ cảnh là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Trong khóa luận này, tôi sẽ tập trung trình bày các khái niệm về ngữ cảnh, cách một ứng dụng nhận diện được sự thay đổi ngữ cảnh và cách thức triển khai một ứng dụng học Tiếng Anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động.

Bài toán đặt ra là xây dựng một ứng dụng hỗ trợ người học Tiếng Anh ngay trên thiết bị di động của mình. Ứng dụng này có tính năng nhận diện ngữ cảnh, tự động tùy biến nội dung học tập sao cho nội dung đó là phù hợp nhất với ngữ cảnh hiện tại của người học. Để giải quyết vấn đề này, trong khóa luận tôi sẽ đưa ra một mô hình đề xuất giúp ứng dụng có thể nhận diện các thay đổi về ngữ cảnh đồng thời trích xuất nội dung bài học phù hợp dựa trên thông tin ngữ cảnh đó.

Trong phần thực nghiệm, tôi đã tiến hành xây dựng một ứng dụng thử nghiệm, với một vài nội dung bài học đơn giản nhằm minh họa các tính năng chính của chương trình. Đồng thời, có một vài đánh giá về kết quả chương trình và đưa ra phương hướng phát triển chương trình trong tương lai.

Khóa luận gồm có 5 chương :

Chương 1 : Giới thiệu bài toán

Chương 2 : Đề xuất mô hình

Chương 3 : Các khái niệm liên quan

Chương 4 : Mô hình thử nghiệm

Chương 5 : Tổng kết


Từ khóa : context, context-aware, context-adaption, mobile learning, mobile mearning in context, học theo ngữ cảnh, di động, thích nghi ngữ cảnh.

MỤC LỤC

HÀ NỘI - 2010 1

HÀ NỘI - 2010 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MÔ HÌNH 3

2.1 Hướng giải quyết 3

2.1.1 Hệ thống cần cung cấp dịch vụ khi nào ? 3

2.1.2 Hệ thống cần cung cấp những nội dung gì? 4

2.1.3 Hệ thống truyền tải nội dung đến người dùng như thế nào? 4

2.2 Mô hình đề xuất 7

2.2.1 Người dùng 10

2.2.2 Nhận biết ngữ cảnh 12

2.2.3 Xây dựng nội dung 15

2.2.4 Cơ sở dữ liệu 18

2.2.5 Nhà cung cấp nội dung 18

CHƯƠNG 3 CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN 19

3.1 Dịch vụ hướng vị trí (Location Base Services ) 19

3.2 Ngữ cảnh và Học theo ngữ cảnh trên di động 21

3.2.1 Ngữ cảnh (Context) 21

3.2.2 Nhận biết ngữ cảnh (Context-Aware) 22

3.2.3 Học trên di động (Mobile Learning ) 22

3.2.4 Học theo ngữ cảnh trên di động (Mobile Learning in Context) 23

3.3 Java 2 Micro Edition – J2ME 24

3.3.1 Đôi nét về J2ME 24

3.3.2 Cấu trúc J2ME 24

3.3.3 Vòng đời của một ứng dụng J2ME 26

3.4 Webservice 29

3.4.1 Khái niệm 29

3.4.2 Web Service Descripttion Language (WSDL) 30

3.4.3 Simple Object Access Protocol (SOAP) 32

3.5 Kỹ thuật định vị A-GPS (Assisted GPS) 35

CHƯƠNG 4 Mô hình thử nghiệm 37

4.1 Phân tích thiết kế hệ thống 38

4.1.1 Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống 38

4.1.2 Biểu đồ phân rã chức năng 41

4.1.3 Chức năng chi tiết hệ thống 42

4.1.4 Cơ sở dữ liệu 43

4.1.5 Luồng xử lý phía client 47

4.2 Cài đặt 48

4.2.1 Yêu cầu phần cứng và phần mềm 48

4.2.2 Client 48

4.2.3 Server 49

4.3 Thử nghiệm 54

4.3.1 Dữ liệu thử nghiệm 54

4.3.2 Kết quả thử nghiệm 55

4.3.3 Nhận xét 56

CHƯƠNG 5 TỔNG KẾT 58

5.1 Kết quả đạt được 58

5.2 Hạn chế 58

5.3 Hướng phát triển 59


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

  1. GIỚI THIỆU

    1. Đặt vấn đề


Điện thoại di động đầu tiên ra đời với chức năng gọi và nhận cuộc gọi. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của thông tin liên lạc đến khả năng thành bại trong kinh doanh. Ngoài ra, nhu cầu trao đổi thông tin, giải trí của con người cũng ngày càng được nâng cao và nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chiếc điện thoại ngày càng có nhiều tính năng mới, đa dạng hơn, tiến bộ hơn và hiện đại hơn.

Năng lực xử lý và lưu trữ của điện thoại di động cũng liên tục được cải tiến. Các hãng sản xuất đã làm cho chiếc điện thoại di động trở nên linh động hơn, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng cấu hình giao diện và ứng dụng. Đặc biệt, bằng cách cho phép lập trình viên viết thêm chương trình ứng dụng, trò chơi cho điện thoại, chiếc điện thoại di động hiện nay đã trở thành một công cụ làm việc, học tập, giải trí hữu ích với mọi người.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của công nghệ thì thói quen tiếp cận và sử dụng tài liệu cũng thay đổi khá nhiều. Với một chiếc máy tính có thể truy cập Internet người học Tiếng Anh có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn là nơi đó có thể truy cập mạng với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Người học không còn phải vật lộn với hàng loạt các ngữ liệu học tập như băng đĩa, giáo trình, bài giảng… Ngoài các bài học ngữ pháp đơn thuần người học còn có thể nghe, đọc và tương tác trực tiếp thông qua internet.

Tuy nhiên, hình thức học này vẫn còn có một vài hạn chế. Thứ nhất là không phải lúc nào và không phải ở đâu cũng có máy tính và mạng Internet để phục vụ cho việc học tập. Thứ hai đó là nội dung của bài học là cố định và không mang tính khả chuyển. Trong khi đó người học mong muốn nội dung của bài học được đưa ra phải phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của họ. Đồng thời họ có thể kiểm soát được trình độ cũng như tiến trình học tập của họ. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ áp dụng một mô hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đó là mô hình học theo ngữ cảnh trên các thiết bị di động. Mô hình sử dụng điện thoại như một công cụ để nhận biết ngữ cảnh của người học và truyền tải nội dung phù hợp với ngữ cảnh hiện tại đến người đọc.

Khóa luận này tập trung vào trình bày về việc nghiên cứu, thiết kế, triển khai một hệ thống học tiếng anh theo ngữ cảnh trên các thiết bị di động.



    1. tải về 2.45 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương