ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ Lê Duy Khánh nghiên cứu xây dựNG



tải về 2.45 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.45 Mb.
#38513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Mục tiêu nghiên cứu


Với bài toán như trên, khóa luận tốt nghiệp của tôi hướng đến mục tiêu :

Tìm hiểu ứng dụng trên điện thoại di động, cách xây dựng, lắp đặt, triển khai ( chủ yếu là j2me)

Tìm hiểu các dịch vụ hướng vị trí (Location Base Service – LBS), cách xác định location dựa vào GPS-A

Đưa ra mô hình và giải pháp giải quyết vấn đề học tiếng anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động.

Xây dựng thí điểm ứng dụng học tiếng anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động

  1. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MÔ HÌNH



    1. Hướng giải quyết


Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một ứng dụng giúp mọi người có thể học tập ở bất cứ đâu, trong khoảng thời gian thích hợp nếu họ sở hữu một chiếc điện thoại di động có hỗ trợ Java và kết nối vào Internet. Hệ thống sẽ cung cấp các tư liệu, nội dung học tập phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của người sử dụng. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động hệ thống sẽ tự động nhận biết sự thay đổi ngữ cảnh để thay đổi nội dung cho phù hợp. Vậy vấn đề đặt ra là khi nào hệ thống cung cấp nội dung cho người sử dụng, cung cấp nội dung đó như thế nào và nội dung đó là gì ?
      1. Hệ thống cần cung cấp dịch vụ khi nào ?


Cái khó của một hệ thống hoạt động theo ngữ cảnh chính là phải biết hoạt động khi nào, khi nào cần cung cấp dịch vụ, hệ thống gần như một hệ thống thụ động trong việc nhận biết yêu cầu tuy nhiên lại linh hoạt trong việc đáp lại( phản ứng lại) các yêu cầu. Các thiết bị di động ngày càng thông minh, cộng với năng lực xử lý cao cho phép chúng ta có thể tích hợp một số công cụ vào trong điện thoại nhằm thu thập thông tin về môi trường, không gian.. xung quanh nó.

Hiện nay, hầu hết các điện thoại di động hoặc laptop đều trang bị công cụ định vị GPS hay camera hay các senser… Các thiết bị này có thể giúp ta xác định được hiện trạng của môi trường xung quanh người dùng (thời tiết, vị trí, không gian), xác định được tình trạng của người dùng. Từ đó hệ thống có thể nhận biết được ngữ cảnh và sự thay đổi ngữ cảnh ngay lập tức.

Khi đã nhận thức được sự thay đổi của ngữ cảnh, hệ thống có thể quyết định xem có cần phản ứng lại những thay đổi đó hay không. Dựa vào những thông tin thay đổi đó hệ thống sẽ biết phải làm gì.

      1. Hệ thống cần cung cấp những nội dung gì?


Một khi đã nhận biết được sự thay đổi của ngữ cảnh, hệ thống cần xác định lại nội dung sao cho phù hơp với những thay đổi đó. Quá trình khởi tạo nội dung này hệ thống cần phải làm 3 việc chính :

Xác định nội dung mà những thay đổi này ảnh hưởng tới, những thay đổi này có liên quan đến tình hình hiện nay không ? tìm theo tên tuổi địa chỉ giới tính vị trí….

Xác định xem nội dung đó có phù hợp và có ích cho người dùng đó không ? tìm theo lịch sử duyệt, xếp hạng các phần tử theo chiều giảm dần hoăc tăng dần theo số lần xem

Nội dung mới đó đó có liên quan đến nội dung trước đó hay không? Có cần thiết thêm nội dung trước vào không?


      1. Hệ thống truyền tải nội dung đến người dùng như thế nào?


Sau khi đã xác định được nội dung, vấn đề còn lại chỉ làm việc chuyển tải nội dung cho người sử dụng như thế nào và cách thức hiển thị ra sao.

Việc truyền dữ liệu trong mạng không dây chậm hơn nhiều so với truyền qua mạng có dây do vậy việc lựa chọn kiểu kết nối mạng nào để truyền tải dữ liệu ta cũng cần cân nhắc. Ta có thể chọn kiểu kết nối với server thông qua việc mở một socket riêng hoặc có thể sử dụng httpconnection để request dữ liệu từ server. Trong khuôn khổ nghiên cứu này tôi sử dụng httpconnection tạo ra các request gửi tới server và nhận thông điệp nội dung trả về từ server. Một điểm cần lưu ý đó là do việc truyền tải dữ liệu qua mạng không dây là chậm nên server cần tối ưu nội dung của tư liệu để việc truyền tải có thể diễn ra nhanh hơn. Hiện nay hầu hết các điện thoại có hỗ trợ Java thì đều hỗ trợ kết nối Internet, có thể là GPRS, HSCSD, EDGE, UMTF, WCDMA…



Với vấn đề hiển thị nội dung, để đảm bảo cho tính phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của người sư dụng thì việc hiển thị thông tin sao cho trực quan và gây được thiện cảm với người sử dụng là 1 điều hết sức quan trọng. Giả dụ ta có cùng 1 nội dung bài học Tiếng Anh được gửi về cho 2 người, 1 người nhiều tuổi và 1 người thanh niên thì việc hiển thị nội dung cho người lớn tuổi cần rõ ràng mạch lạc, font chữ không quá nhỏ để người lớn tuổi có thể dễ dàng đọc được, còn đối với người thanh niên ta cần hiển thị nội dung vừa phải, dễ nhìn, nội dung sắp xếp cân đối, dễ nhìn… Đây cũng chính là 1 cách ta thực hiện context adaptive.
    1. Mô hình đề xuất


Frame3

Trong mô hình học Tiếng Anh theo ngữ cảnh, vai trò của người học là trung tâm.

Việc áp dụng hệ thống vào thực tế phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu và điều kiện của người sử dụng. Mô hình sử dụng mô hình client – server làm nền tảng. Trong đó, bao gồm các thành phần client(người sử dụng), nhà cung cấp dịch vụ (module đoán nhận ngữ cảnh, module xây dựng nội dung, module truy xuất cơ sở dữ liệu), nhà cung cấp nội dung .

Client có trách nhiệm thu thập thông tin ngữ cảnh từ môi trường cũng như từ người dùng và truyền thông tin đó về server để server xử lý. Tại server dịch vụ, module nhận biết ngữ cảnh chịu trách nhiệm xử lý, mô hình hóa ngữ cảnh từ đó phân loại ngữ cảnh hiện tại cho phù hợp và chuyển kết quả cho module xây dựng nội dung. Tại đây, module xây dựng nội dung sẽ truy suất vào cơ sở dữ liệu kết hợp với thông tin nhận được từ module nhận biết ngữ cảnh để đưa ra nội dung phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của người dùng, đồng thời gửi nội dung đó về cho client.



Trong mô hình này việc đoán nhận ngữ cảnh ta sử dụng mô hình MIThril Real-Time Context engine. Đây là một mô hình đơn giản dành cho việc phát triển và cài đặt các ứng dụng phân loại ngữ cảnh theo thời gian thực.


      1. tải về 2.45 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương