ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ Lê Duy Khánh nghiên cứu xây dựNG



tải về 2.45 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.45 Mb.
#38513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Người dùng


Xung quanh người sử dụng luôn có rất nhiều các tác nhân ảnh hưởng tới môi trường cũng như ngữ cảnh của người sử dụng. Tuy nhiên, ta không thể kiểm soát hết được thông tin về các tác nhân này, mà chỉ có thể chọn lọc những tác nhân có tầm ảnh hưởng nhất định đến ngữ cảnh của người sử dụng. Và client trên điện thoại người sử dụng chịu trách nhiệm như là các sensor trong mô hình MIThril Real-Time Context engine. Nó nhận biết các thông tin từ môi trường xung quanh và các thông tin cá nhân của người sử dụng cũng như là tiếp nhận các thông tin mà được người sử dụng cung cấp một cách rõ ràng. Nó tương tự như là một quá trình số hóa các thông tin từ thế giới thực để đưa vào chương trình.

Hình 2.2‑2 Các tác nhân thể hiện ngữ cảnh của người dùng



Vị trí (Location) của người sử dụng : là thông tin thực về vị trí hiện tại của người dùng ( của mobile). Ta có thể biểu diễn nó theo kinh độ và vĩ độ. Do vị trí của người dùng thay đổi thường xuyên nên việc xác định vị trí của người dùng là được ưu tiên. Có nhiều cách ta có thể xác định được vị trí hiện tại của người sử dụng như sử dụng công nghệ định vị A-GPS, E-OTD hay Cell-ID hoặc TOA… Ngoài ra, location còn bao gồm cả các thông tin không gian, và vị trí hiện tại của người sử dụng.

Thời gian (Time) : Thời gian ở đây là nhằm chỉ thời gian trong ngày và ngày trong năm .Thời gian cũng là một thành phần quan trọng trong các thông tin về trạng thái của ngữ cảnh người sử dụng. Với các dòng điện thoại như hiện nay thì việc nắm bắt được thời gian hiện tại là không khó khăn lắm.

Không gian xung quanh người dùng : tất cả các thông tin về trạng thái, thể trạng của môi trường xung quanh người dùng. Thông tin đó có thể là nhiệt độ ngoài trời, độ sáng, độ ẩm không khí, số lượng người trong cùng không gian, mức độ ồn. Hệ thống sẽ tự động chọn lựa các thuộc tính sao cho thông tin đó phản ánh đúng thực trạng của môi trường lúc đó. Thông tin này được lấy từ các công nghệ được tích hợp sẵn trên di động, tuy không phải máy nào cũng có đầy đủ các công nghệ được tích hợp để lấy được hết thông tin từ môi trường nhưng nếu càng nhiều thông tin được thu thập hơn thì việc chuẩn đoán ngữ cảnh càng chính xác hơn.

Đặc điểm của điện thoại (phần cứng, phần mềm) : Thông tin về cấu hình của điện thoại cũng là một tiêu chí trong “nhận biết ngữ cảnh”. Tùy vào từng cấu hình mà hệ thống sẽ trích xuất thông tin và định dạng thông tin một cách hợp lý, nhằm tối ưu hóa khả năng đón nhận cũng như hiển thị nội dung đó trên điện thoại. Thường thì mỗi dòng điện thoại lại có các thiết kế phần cứng và phần mềm khác nhau như : kích thước màn hình, dung lượng bộ nhớ, kiểu truyền thông (wifi, 3G, 2G)… Các thông tin này có thể nhận biết được thông qua quá trình truy vấn người sử dụng hoặc hệ thống cũng có thể đoán nhận một phần nào đó thông qua các thông điệp gửi lên từ client.

Văn hóa và xã hội (Cultural and Social) : Thông tin về văn hóa xã hội như tục lệ, thói quen, cách ứng xử … của người sử dụng cũng quyết định phần nào nội dung và hình thức của thông tin. Giả dụ với một người theo đạo hindu thì ta không nên đưa ra nội dung có liên quan tới thịt bò hoặc ăn thịt bò được, tuy nhiên với những người khác thì lại không sao.

Thông tin tình trạng người dùng : Thông tin về thể trạng trí nhớ, trình độ, tên tuổi, nơi ở… Ngoài ra còn có các thông tin như thông tin các hoạt động hiện tại, các hoạt động trong quá khứ, các sự kiện diễn ra… các thông tin này rất quan trọng đối với hệ thống để xác định nội dung cũng như cách thức hiển thị nội dung cho phù hợp. Thông tin này là do người dùng tự cung cấp cho server.

Thông tin gửi lên server chính là tập hợp tất cả những thông tin về các tác nhân này. Ví dụ dưới là một mẩu thông điệp mà client gửi thông tin về nhiệt độ phòng tới server. Thông điệp được gửi theo định dạng XML.



Hình 2.2‑3 Ví dụ thông điệp dạng xml


      1. Nhận biết ngữ cảnh


Hình 2.2‑4 Mô hình nhận biết ngữ cảnh



Mô đun này chịu trách nhiệm nhận thông tin ngữ cảnh từ client gửi lên, phân tích và phân loại ngữ cảnh đó. Tiến trình sensing đã được thực hiện tại client. Và mô đun nhận biết ngữ cảnh chỉ cần tiếp nhận thông tin đó từ client để xử lý.

Hình 2.2‑5 Cảm biến



Cảm biến (Sensing) : Nhận biết các thông tin từ môi trường xung quanh người dùng. Thật ra thế giới xung quanh người rất phức tạp. Chúng ta chỉ có thể biết về những thông tin mà các bộ cảm biến nhận biết được hoặc thông tin đó được cung cấp một cách rõ ràng. Quá trình này tương tự như quá trình số hóa các thông tin “analog” từ thế giới thực vào. Đối với bất kỳ một mô hình với một nhiệm vụ cụ thể, những thông tin số đó đề có thể chứa những thông tin hữ ích hoặc cũng có thể chứa những thông tin dư thừa, do vậy hệ thống cần có quá trình bóc tách và trích xuất dữ liệu.

Hình 2.2‑6 Trích xuất đặc trưng



Trích xuất đặc trưng (Feature Extraction) : Tùy vào các tính năng của hệ thống mà ta trích xuất thông tin từ các thông tin dạng thô ra sao cho phù hợp. Quá trình trích xuất này có thể là chuyển hóa các thông tin dưới dạng thô từ quá trình Sensing thành một dạng nào đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hệ thống.

Hình 2.2‑7 Mô hình hóa



Mô hình hóa (Modeling) : Từ những thông tin do quá trình Feature Extraction cung cấp, chúng ta sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra các mô hình phân biệt. Với mỗi mô hình này cho phép ta trả lời câu hỏi “Người sử dụng đang ở trong hoàn cảnh nào ? Trạng thái của người sử dụng như thế nào? Nó có tương tự như trạng thái XYZ nào đó không?” Trong khuôn khổ khóa luận này, ta chỉ ta tập trung vào các mô hình hỗn hợp đơn giản bao hàm các thông tin cần thiết.

Hình 2.2‑8 Phân loại ngữ cảnh



Context Classification : Quá trình này phân loại các ngữ cảnh độc lập thành các dạng ngữ cảnh cơ bản một cách tự nhiên và hiệu quả. Kết quả của quá trình phân loại này chính là output của mô hình nhận biết ngữ cảnh. Hiếm khi có sự tương ứng một một giữa một mô hình đơn lẻ hoặc một loại mô hình nào đó với một hành động được thực hiện. Quá trình phân loại ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ xác suất tự nhiên để xác định ngữ cảnh nào đó. Giả dụ ta có tập luật : “Nếu ngày x là một ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) và thời gian là sau 17h00 và hành động của anh ta là giống như đang rời khỏi phòng”. Vậy thì bối cảnh hành động của anh ta là anh ta anh ta đang đi làm về.

Hình 2.2‑9 Thực thi

Thực thi (action) hay kết quả của quá trình Context Classification được đẩy lên cho ứng dụng. Tuy nhiên ứng dụng có thể tương tác với hệ thống nhận biết ngữ cảnh bằng cách thêm mới các tập luật, các mô hình và các tính năng.

      1. Xây dựng nội dung


Thông tin về ngữ cảnh ( cũng như là các hành động, phản ứng) của người sử dụng được gửi tới server. Từ các thông tin như vậy và dựa trên tập luật đã được xây dựng, server sẽ xử lý về nội dung phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại của người sử dụng. Quá trình diễn ra hoàn toàn tự động. Thông tin trả về cho client thể hiện việc server phản ứng lại đối với các hành động vừa diễn ra của client. Do đó chúng ta cần xây dựng nội dung để trả về cho client. Vậy nội dung đó như thế nào? Làm sao để tạo ra nội dung ấy?
        1. Khuôn dạng nội dung


Nội dung trả về được chia làm 2 loại là tư liệu học tập và các thông báo của server với client.

Tư liệu học tập : nội dung trả về là các lý ngữ pháp, bài tập, thực hành được trình bày dưới dạng text hoặc dưới dạng các file media ( mp3, wav..) hoặc cũng có thể là một cấu trúc thông tin sử dụng cho việc tạo bài test.

Ví dụ :


Nội dung về ngữ pháp

Mệnh lệnh thức trực tiếp
Close the door

Please turn off the light.

Open the window.

Be quiet.

Sau đây là lời thoại trong một đoạn quảng cáo bia trên TV:



Tên cướp xông vào một quán bia, rút súng ra chĩa vào mọi người và quát:

- Give me your jewelry! Don’t move!

Một thanh niên từ từ tiến lại từ phía sau, gí một chai bia Laser lạnh vào gáy hắn:

- Drop your weapon!

Tên cướp tưởng sau gáy hắn là một họng súng liền buông vũ khí đầu hàng.

Giả sử cấu trúc một câu hỏi trong bài test



Q1 - She played _____.



beautiful

beautifuly

beautifully





Hình 2.2‑10 Hình hiển thị câu hỏi trên thiết bị

Nội dung trả về một link file media. Có thể là thông điệp dưới dạng

http://hoctienganh.com/uploads/listen1.mp3

Thông điệp và các thông tin điều khiển client : Ngoài các ngữ liệu học tập ra thông điệp trả về cũng cần có những thông tin điều khiển giúp client hoạt động một cách đúng đắn. Ngoài các phương cách hiển thị nội dung, thì còn có thể có thêm các thông báo cho người sử dụng, hoặc các dạng form tương tác để lấy ý kiến người sử dụng…

        1. Xây dựng nội dung thích nghi theo ngữ cảnh


Vấn đề cơ bản nhất trong việc xác định nội dung bài học thích nghi theo ngữ cảnh hiện tại của người học đó là việc xác định được ngữ cảnh học tập và việc xác định nội dung. Trong khuôn khổ khóa luận này ta sẽ xây dựng một tập luật đơn giản để qua đó với mỗi ngữ cảnh độc lập ta lại xác định được một tập các nội dung phù hợp với ngữ cảnh đó.

Để xây dựng tập luật này đầu tiên ta cần xác định được các thành phần cấu thành lên tập luật đó.

Đầu tiên đó là “Location” của người dùng, “Location” tương ứng với khái niệm vị trí, không gian mà người dùng đang hiện hữu. Đó có thể là một siêu thị nào đó, một cửa hàng thể thao nào đó hoặc cũng có thể là trong một rạp chiếu phim… Sở dĩ ta chọn “Location” làm điểm đầu tiên để đánh giá về ngữ cảnh đó là do vị trí của người dùng rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến hầu hết các thuộc tính khác của môi trường. Ở trong khuôn khổ khóa luận này ta coi “Location” như là một trường hợp đặc biệt của ngữ cảnh. Và đi coi như đó là một ngữ cảnh đã được phân loại.

Thứ hai đó là “Thông tin người dùng”, các thông tin về người dùng sẽ cung cấp những thông tin về độ tuổi, giới tính, tình hình sức khỏe, trình độ hiện tại, … Nó sẽ giúp ta nhiều trong việc chọn lựa nội dung ngữ liệu và cách hiển thị.

Thứ ba là “Lịch sử học tập “, những thông tin về quá trình học tập của người sử dụng, những kiến thức mà người học đã từng học qua…

Với việc xây dựng một tập luật đơn giản ta chỉ cần 3 thành phần trên để minh họa cho phương cách hoạt động của module “xây dựng nội dung” cung cấp ngữ liệu cho người dùng.



Nội dung = ND(“Location”, “User Info”, “Learning History”);

Ở đây, để đơn giản ta sử dụng một dãy các luật if then để hình thành luật.

Ví dụ :

if( location== A ) then

If( userInfo == U) then

If( LearningHistory == E ) then {}

If(userInfo == V ) then

….

      1. Cơ sở dữ liệu


Module ‘cơ sở dữ liệu’ đóng vai trò là nơi lưu trữ tất cả các thông tin về người dùng cũng như là nội dung tư liệu của bài học. Hệ sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu : mysql hoặc mssql để quản lý dữ liệu người dùng. Hệ thống có thể lưu lại các lược sử sử dụng của người dùng như : thời gian, mô hình ngữ cảnh hiện tại, những nội dung đã cung cấp, trình độ hiện tại… Đối với ngữ liệu học tập thì được chia làm 2 loại : nội dung dạng text hoặc nội dung dạng media. Đối với mỗi loại dạng nội dung khác nhau ta có cách lưu trữ khác nhau để tối ưu bộ nhớ cũng như tối ưu cho việc truy suất cơ sở dữ liệu.
      1. Nhà cung cấp nội dung


Nhà cung cấp nội dung chuyên cung cấp các tư liệu học tập như : bài tập, giáo trình, bài kiểm tra, bài test, các bài luyện nghe, luyện phát âm…vv. Bên cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu nội dung sẽ gửi yêu cầu tới nhà cung cấp nội dung. Từ đó nhà cung cấp nội dung sẽ trả lại nội dung mà nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu.


  1. tải về 2.45 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương