Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang134/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   130   131   132   133   134   135   136   137   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.


3. Nguyễn Mai Hương (2009), “Các điều kiện cần và đủ để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học”, Tạp chí khoa học giáo dục, (Tr 43).
4. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Quá trình Dạy – Tự học, NXBGD Hà Nội.
5. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM: quy chế giảng viên cố vấn – Ban hành theo Quyết định QD 270 – ĐNT ngày 20/11/2013.

Chuyên đề 11
HỢP TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


  1. Hợp tác, liên kết đào tạo trong nước

    1. Hợp tác, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học

LKĐT giữa các cơ sở đào tạo là hoạt động kết hợp giữa các cơ sở đào tạo để cùng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện trên cơ sở nguyên tắc hai bên cùng cộng đồng trách nhiệm và cùng có lợi nhằm đảm bảo mục tiêu đã định.
Liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học là một hoạt động nhằm phát triển nhân lực có trình độ cao một cách hiệu quả, nhanh và bền vững. Trên thế giới, liên kết đào tạo với quy mô, tính chất, trình độ khác nhau là hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động liên kết là để chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chương trình và nội dung đào tạo, tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học, khả năng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Đó cũng là hoạt động tạo điều kiện cho người học có cơ hội tiếp cận trình độ học thuật cao hơn và tính đa dạng, thế mạnh riêng của các cơ sở giáo dục. Hoạt động liên kết để đào tạo phù hợp với sự phân tầng của các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng đại học nghiên cứu hay đại học ứng dụng, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cao của người dân, thực hiện chiến lược phát triển bền vững nguồn nhân lực theo vùng miền, địa phương, cơ cấu ngành nghề. Liên kết đào tạo cũng tăng hiệu quả đầu tư giáo dục, tiết giảm chi phí của người học, của cơ sở đào tạo và xã hội.
a) Thực trạng công tác liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước
Về cơ bản, liên kết đào tạo nguồn nhân lực hiện nay chưa có một ràng buộc đáng kể nào về mặt pháp lý (Nhà nước giao nhiệm vụ, hợp đồng giữa các đơn vị...) mà diễn ra một cách tự nguyện, dưới nhiều hình thức. Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm hỗ trợ nhau trong đào tạo sau đại học và giúp đỡ các trường mới được nâng cấp, các trường dân lập và tư thục. Các trường đại học trọng điểm giúp các trường mới trong việc đào tạo giảng viên thông qua đào đạo sau đại học, trong việc cung cấp đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, hỗ trợ các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập như phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm học liệu...
Tính ràng buộc khả dĩ có thể kể đến ở các cơ sở đào tạo đại học là đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo cử tuyển và liên kết giữa các trường với địa phương (đại học, cao đẳng địa phương, trung tâm giáo dục thường xuyên) trong giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, từ xa). Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhận định, những đối tượng và hình thức đào tạo này đi theo hướng giáo dục đào tạo có tính đại chúng, nâng cao năng lực người dân, cán bộ địa phương một cách đại trà, chưa thật sự hướng vào đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Tính cạnh tranh trong đào tạo và liên kết đào tạo hiện nay diễn ra khá gay gắt, bộc lộ nhiều điểm tích cực và cả những chiêu thức không lành mạnh.
Hướng tác động tích cực của cạnh tranh thúc đẩy sự vươn lên, tính năng động trong phát triển. Nhiều trường đang khẳng định đẳng cấp, thương hiệu trên cơ sở cập nhật, hiện đại hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp và phương thức đào tạo, đầu tư phương tiện thiết bị đào tạo, liên kết với các đại học đẳng cấp thế giới... dẫn đến những cải thiện lớn về trình độ, năng lực của người học, góp phần đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và cho vùng nói riêng.
Cạnh tranh không lành mạnh thể hiện qua: công tác tuyển sinh (nới tay trong khâu chấm, lấy điểm trúng tuyển thấp...), công tác tổ chức đào tạo (học phí thấp, dễ dãi trong thực hiện quy chế và các quy định đào tạo như rút ngắn thời gian đào tạo, thời gian tập trung ít, đề thi không đòi hỏi cao)... Trong nhiều trường hợp đã dẫn đến hệ quả xấu, chất lượng đào tạo thấp, các cơ sở đào tạo tranh giành “thị phần đào tạo” theo lối tiêu cực.
Các xu hướng cạnh tranh nêu trên đang là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự phân tầng về chất lượng đào tạo trong nước đang ngày càng rõ nét.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   130   131   132   133   134   135   136   137   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương