Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Hợp tác, liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐH với các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động và cộng đồng nghề nghiệp



tải về 1.55 Mb.
trang136/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.2. Hợp tác, liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐH với các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động và cộng đồng nghề nghiệp.
Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học và doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động và cộng đồng nghề nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường đại học luôn hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Như vậy, các nhà trường đại học luôn có nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với một cơ sở đào tạo đại học cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp quyết định sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Hoạt động trong môi trường hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Có thể nói, trình độ học vấn của cả người lao động và chủ doanh nghiệp hiện nay còn rất thấp. Trong số hơn 25% lao động có chuyên môn thì cũng chỉ có khoảng 6% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ đại học cũng chỉ khoảng 2%. Về cơ bản, đội ngũ này mới được hình thành những năm 90, còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập hiện nay. Có nhiều con đường để tháo gỡ khó khăn trên, trong bài nghiên cứu này tác giả tập trung bàn về vai trò của các trường đại học trong việc cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.

  1. Nhu cầu liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Với tư cách là nơi đào tạo chuyên gia đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, các trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Nhưng điều cần phải nhấn mạnh ở đây là mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp không mang tính hỗ trợ từ phía này đối với phía kia, mà là một sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển bền vững chung, bởi tiến trình này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà trường.
Thứ nhất, về phía nhà trường đại học: Hoạt động trong cơ chế thị trường, các cơ sở đào tạo phải tuân thủ một nguyên tắc chung là sản phẩm đào tạo của nhà trường phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động rất đa dạng và đầy biến động. Phép thử cho việc tuân thủ nguyên tắc đó chính là sự tiếp nhận của thị trường đối với những sinh viên tốt nghiệp (tất nhiên nhu cầu của thị trường không chỉ được xem xét trong ngắn hạn, mà còn gắn liền với chiến lược phát triển của dài hạn của nền kinh tế. Rõ ràng, không thểđánh giá một cơ sở đào tạo là vững mạnh, có triển vọng, khi mà số lượng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường vẫn bị thất nghiệp ngày càng nhiều. Để có thể cung ứng cho thị trường những lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, nhà trường cần phải nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Chính ở đây, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu lao động mà thị trường cần. Do vậy, vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường đại học luôn hướng tới nhu cầu xã hội nói chung, hướng tới nhu cầu doanh nghiệp nói riêng, như vậy, các nhà trường đại học luôn có nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp: Để có đủ đội ngũ lao động thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm lao động trên thị trường. Con đường chung mà các doanh nghiệp vẫn thực hiện là tuyển dụng lao động qua các Hội chợ việc làm. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, việc tổ chức Hội chợ việc làm, về cơ bản, vẫn là con đường để đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp một cách thụ động. Thực tế qua các Hội chợ việc làm được tổ chức gần đây cho thấy, mặc dù được tuyển chọn lao động trong điều kiện thị trường đầy ắp các cử nhân đang khát khao tìm việc, song hầu hết các doanh nghiệp đều không phải dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình. Và nếu có tuyển dụng được thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, nếu có một cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những sản phẩm đào tạo của mình đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Chính vì vậy, được hợp tác với một cơ sở đào tạo đại học thực sự cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp.
Như vậy, liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Vậy tại sao trong thực tế cho đến nay mối liên kết này vẫn chưa được tạo ra? Liên kết lỏng lẻo, mang tính đối phó, chắp vá giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đang trở thành lực cản các trường đại học trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời góp phần làm khó khăn thêm cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay. Thực tế này xuất phát từ nhận thức chưa đúng về nhu cầu và khả năng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương