Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang135/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   131   132   133   134   135   136   137   138   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

b) Định hướng liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học
Một số định hướng liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, liên kết nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của từng trường và xã hội để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Liên kết nhằm phát huy lợi thế của từng trường, nhất là các trường trọng điểm, các ngành trọng điểm chất lượng cao đã có; phân tầng, phân công trong việc xác định chiến lược phát triển, tránh chồng chéo về ngành nghề đào tạo và nẩy sinh sự cạnh tranh không cần thiết nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
- Liên kết, phân công và phân tầng trong đào tạo nguồn nhân lực trong Vùng phải gắn với định hướng, lợi thế và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của Vùng.
- Các Đại học trọng điểm, phát triển theo định hướng nghiên cứu sẽ là nòng cốt cho sự liên kết vùng và tiểu vùng, có trách nhiệm hỗ trợ các đại học khác, các trường cao đẳng trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên, mở các ngành đào tạo mới đặc biệt là đào tạo sau đại học. Không nhất thiết ở các đại học theo định hướng đào tạo nghề nghiệp cho số đông phải mở đào tạo sau đại học. Ở một số nước tiên tiến sự phân tầng, phân công này thể hiện rất rõ, những trường đại học cộng đồng không đào tạo sau đại học mà nhiệm vụ này tập trung ở các đại học trọng điểm, phát triển theo định hướng nghiên cứu.
- Các đại học có chiến lược phát triển ngành nghề đào tạo gắn với định hướng và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tiểu vùng, nhất là khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, kinh tế biển và du lịch...
- Đa dạng hóa trong liên kết đào tạo, kết hợp liên kết nội vùng với liên kết ngoại vùng, đặc biệt là liên kết đào tạo quốc tế.
- Cần xây dựng cam kết và cơ chế phối hợp hoạt động liên kết hợp tác đào tạo giữa các đơn vị đào tạo, nhất là giữa các đại học trọng điểm để tiến đến sự thống nhất tương đối vì sự phát triển chung, có lợi cho tất cả các đại học trong Vùng.
c) Giải pháp liên kết đào tạo giữa các sơ sở giáo dục đại học

  • Liên kết nhằm phát huy thế mạnh của các ngành đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học hiện có

- Liên kết khả thi và hiệu quả nhất là liên kết đào tạo sau đại học, đào tạo theo nhu cầu của các địa phương thông qua thỏa thuận liên kết và đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện của các đại học vùng, đại học chuyên ngành trọng điểm ở địa phương.
- Các trường đại học, cao đẳng địa phương mới thành lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên mở rộng liên kết với các đại học lớn để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ (chính quy hoặc giáo dục thường xuyên). Trong đào tạo chính quy với hình thức liên kết này, cần kết hợp đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương với đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên các trường mới thành lập.
- Các trường có thể bàn bạc để tiến đến thỏa thuận trong việc phân định tương đối về địa bàn đào tạo.

  • Phát triển mạnh các chương trình tiên tiến, các chương trình liên kết với nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ đào tạo mới

- Phát huy hơn nữa tác dụng của các chương trình tiên tiến trong việc mời giảng viên, nhập khẩu chương trình, giáo trình, phương pháp và quy trình đào tạo của các đại học đẳng cấp thế giới nhằm hiện đại hóa năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo lớn. Các ngành và chương trình tiên tiến được lựa chọn dựa vào thế mạnh của các trường trong vùng.
- Đối với các ngành mà Vùng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và có triển vọng phát triển lâu dài cần sớm hợp tác, liên kết với các đại học, tập đoàn có truyền thống và uy tín trong lĩnh vực tương ứng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Về phương thức, trừ các chương trình tiên tiến (cơ bản đào tạo tại chỗ), các hình thức đào tạo liên kết quốc tế khác có thể thực hiện bằng cách mời chuyên gia quốc tế đến giảng dạy tại các đại học trong Vùng nếu đủ số lượng để mở khóa đào tạo; hoặc tuyển chọn cán bộ có năng lực gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
- Về nguồn tài chính cho đào tạo liên kết quốc tế, do kinh phí đào tạo khá cao so với mức sống trong Vùng nên các địa phương và các đơn vị đào tạo cần tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ trong các dự án đào tạo lớn; tiếp cận và kêu gọi nguồn kinh phí đào tạo từ các nước, các tổ chức phi chính phủ.

  • Xây dựng cơ chế hỗ trợ và liên kết đào tạo giữa các trường đại học

- Như trong phần hiện trạng liên kết đào tạo đã nêu, các liên kết hiện nay giữa các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng hiện nay cơ bản được hình thành tự phát và nhu cầu đơn lẻ của từng trường mà không có sự thỏa thuận mang tính chất Vùng và sự điều phối thống nhất.
- Để phát huy lợi thế của Vùng và thế mạnh của các trường, cần sự thỏa thuận giữa các trường đại học và sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều phối sự liên kết trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu liên kết đã được lãnh đạo các tỉnh thành thống nhất cam kết thực hiện.
- Trong điều kiện nguồn lực của các trường đại học còn khó khăn, cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong nước và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ một số hoạt động đào tạo như mở các khóa đào tạo đại học, sau đại học có sự liên kết với nước ngoài hoặc với các đại học chuyên ngành ngoại vùng đối với một số lĩnh vực mà các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách mà các đại học trong Vùng còn khó khăn về đội ngũ và kinh nghiệm đào tạo.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   131   132   133   134   135   136   137   138   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương