Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Hợp tác, liên kết quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học



tải về 1.55 Mb.
trang142/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

2. Hợp tác, liên kết quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
2.1. Bối cảnh
Trên thế giới:
Dưới áp lực của các cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm viện trợ cho GD từ các nước thành viên OECD (DAC).
Các mối đe dọa lớn cho nhân loại dường như được kéo dài và tăng cường do đó không thể được giải quyết bởi phạm vi các quốc gia đơn lẻ.
Sự thay đổi toàn cầu tạo một cơ hội cho hợp tác quốc tế, hướng một cách tiếp cận viện trợ mới bao gồm nhiều chính sách phát triển, đồng tài trợ các SP toàn cầu, tăng cường chia sẻ kiến thức và bảo đảm hơn về chính sách phát triển một cách mạch lạc và nhất quán.
Theo nhiều xu hướng, những thay đổi phản ánh những động thái phát triển tích cực: Từ viện trợ tiền tệ và chính sách vay từ cường quốc thực dân truyền thống một mô hình phát triển dựa trên đòn bẩy của các giá trị truyền thống, bối cảnh văn hóa khác nhau và lợi ích chung của quá trình hợp tác.
Xu hướng ‘Quốc tế hóa giáo dục: chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất giữa các quốc gia về mọi lĩnh vực trong giáo dục’.
Toàn cầu hóa giáo dục: cải tổ quá trình học tập cho tất cả mọi người; xây dựng những nguyên tắc, giá trị chung giữa các nền giáo dục.
Tuyên bố Bandar Seri Begawan về xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015, tại Hội nghị ASEAN-23.
Ở Việt Nam:
Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực với tư cách là một thành viên của ASEAN. Nhà nước và ngành Giáo dục VN đã có những đổi mới mạnh mẽ về KHCN và GDĐT, thể hiện qua: Nghị quyết Hội nghị 6 BCH TW Khóa XI về khoa học và công nghệ và Nghị quyết Hội nghị 8 BCH TW Khóa XI về giáo dục và đào tạo.
Quốc tế hóa là một xu thế toàn cầu nảy sinh trên cơ sở một nền kinh tế toàn cầu hóa và ngày càng tăng tính chất liên thông, tương tác lẫn nhau. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, thậm chí yêu cầu quốc tế hóa còn được đặt ra khẩn thiết hơn nữa, do phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách gây ra do tình trạng lạc hậu và bị cô lập nhiều năm trước đó. Thuận lợi hết sức to lớn của các trường đại học Việt Nam hiện nay trong tiến trình đẩy mạnh quốc tế hóa là sự ủng hộ và hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà nước. Không thể nghi ngờ quyết tâm của chính phủ và của Bộ Giáo dục trong chủ trương hiện đại hóa giáo dục, đổi mới giáo dục đại học để bắt kịp trình độ chung của các nước. Thiếu những chủ trương ở tầm vĩ mô như vậy thì không thể có những tiến bộ thực sự. Vấn đề còn lại là sự chủ động, sáng tạo của từng trường trong việc thúc đẩy tiến trình này.
Trong hai thập kỷ qua, hệ thống đại học Việt Nam đã có một bước phát triển vô cùng ngoạn mục về số lượng các trường được thành lập, về số lượng sinh viên, về sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, về các chương trình liên kết hợp tác, về mở rộng các chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, một điểm rất dễ nhận thấy là sự phát triển quá nhanh về số lượng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề về chất lượng. Trong lúc số lượng sinh viên tăng theo cấp số nhân, thì số lượng giảng viên không thể tăng kịp kéo theo những hệ quả tiêu cực về chất lượng.
Cơ chế thăng tiến không chủ yếu dựa trên tài năng và thu nhập bất hợp lý không khuyến khích giảng viên tập trung vào nghiên cứu và trau dồi chuyên môn. Triết lý giáo dục và nội dung chương trình đào tạo lạc hậu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới khiến sinh viên không được trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc, không đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường lao động. Chất lượng đào tạo thấp dẫn đến hệ quả bùng nổ làn sóng du học và những chương trình liên kết với nước ngoài như một giải pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao để tham gia thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, du học kéo theo vấn đề chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám, còn giáo dục xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều nguy cơ, vì các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài thường là các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận sẽ không coi lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia đối tác là ưu tiên của họ.
Bối cảnh đó đặt ra một nhu cầu bức thiết về việc xây dựng những trường đại học Việt Nam có chất lượng cao theo những chuẩn mực đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Đây là những trường đại học hoa tiêu trước mắt có nhiệm vụ đào tạo những nhà khoa học và quản lý hàng đầu cho đất nước, đồng thời là một khuôn mẫu cho các trường đại học trong nước. Trong trung hạn và dài hạn, những trường đại học này sẽ phải phấn đấu tiến tới vị trí được công nhận trong khu vực và trên thế giới.Hợp tác quốc tế có một vai trò cốt yếu và không thể thiếu trong tiến trình thành lập những trường đại học được kỳ vọng là đáp ứng những chuẩn mực quốc tế.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương