Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp



tải về 1.55 Mb.
trang141/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp
- Các cơ sở đào tạo cần có cơ chế để các chủ doanh nghiệp được tham gia vào quátrình biên soạn chương trình đào tạo sinh viên, thông qua các Hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học.
- Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Đây cũng thể hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ. Một chương trình đào tạo Cử nhân kinh tế chỉ nên ổn định trong khoảng 4 - 5 năm. Sự điều chỉnh chương trình hợp lý, kịp thời sẽ giúp các cơ sở đào tạo có được những sản phẩm cập nhật hơn, hiện đại hơn, thích ứng hơn với quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương trình đào tạo của các Trường đại học cần phải có độ linh hoạt cao để nâng cao tính tự chủ, tính khác biệt và tính thích ứng của chương trình đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo.
- Tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp có liên hệ thường xuyên với chính cơ sở đào tạo họ, có thể thông qua toạ đàm trao đổi kinh nghiệm. Đây là con đường rất hiệu quả, rất thiết thực cho cả nhà trường và doanh nghiệp.
- Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang được đào tạo trong nhà trường thông qua các đợt thực tập thực tế.
- Các doanh nghiệp có thể tham gia Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình.
- Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phục vụ doanh nghiệp ngay trong các trường đại học với sự phối hợp hoạt động của cả nhà trường và doanh nghiệp.
- Tổ chức các Hội nghị giao lưu doanh nghiệp và sinh viên. Những buổi giao lưu này thường mang tính ngoại khoá, không chiếm vào quỹ thời gian đào tạo, vì thế rất khả thi.
- Một số hoạt động mang tính động viên hỗ trợ. Chẳng hạn doanh nghiệp ký Hợp đồng tuyển dụng với một số sinh viên hiện đang học với những điều kiện cụ thể; doanh nghiệp có thể tài trợ kinh phí cho sinh viên học xuất sắc; doanh nghiệp phối hợp với Nhà trường tổ chức các cuộc thi theo những chủ đề nhất định, nhằm phát hiện năng lực của sinh viên vì mục đích phát triển doanh nghiệp, v.v...
Các con đường phối hợp giữa cơ sở đào tạo nêu trên nên được thực hiện ở cấp Khoa, vì các Khoa có những đặc thù đào tạo riêng. Cấp trường chỉ thực hiện sự ủng hộ, chỉ đạo theo những nguyên tắc chung và hỗ trợ bước đầu.
- Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo: Để các hoạt động của nhà trường đại học và doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao, sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là rất cần thiết. Bộ cần tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về quan hệ giữa Nhà trường đại học và doanh nghiệp bằng việc ban hành các quy định chung. Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo sẽ cụ thể hoá và tìm kiếm những con đường riêng phù hợp với đặc thù đào tạo của nhà trường.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương