Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang140/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   136   137   138   139   140   141   142   143   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

c) Thực tiễn hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong công tác dạy và học tại các trường đại học Việt Nam
Những năm gần đây, các hội thảo trao đổi tham luận về vấn đề liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp liên tiếp được tổ chức cho thấy tầm quan trọng trong hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tại hội thảo quốc tế "Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong xu thế hội nhập và phát triển" diễn ra từ ngày 15-17/11 tại Hà Nội do Trường Đại học Ngoại thương phối hợp với Trường Đại học Khoa học ứng dụng Seinajoki Phần Lan và Chương trình đổi mới sáng tạo Phần Lan tổ chức, PGS.TS. Hà Văn Hội – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng việc hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với nhà trường một mặt giúp gắn chặt giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường và doanh nghiệp; mặt khác, sẽ giúp sinh viên có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân ngay từ đầu, sớm được tiếp cận với thực tiễn môi trường làm việc trong tương lai (Hồ Hường, 2011). Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc liên kết với doanh nghiệp, các trường đại học Việt Nam hiện nay cũng đã triển khai một số giải pháp để thúc đẩy mối liên kết này, cụ thể tại hầu hết các trường đại học đều có bộ phận hỗ trợ sinh viên và hợp tác doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ việc làm cho sinh viên, tăng cường phát triển các kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, liên kết, tạo lập mối quan hệ với các cựu sinh viên, các doanh nghiệp…
Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành lập một Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp với tư cách là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc nhà trường. Hoặc như Trường Đại học Ngoại thương có sự phối hợp giữa các phòng ban bao gồm Phòng/Ban Công tác chính trị & sinh viên, Phòng Quản lý dự án hợp tác, Phòng/Ban Quản lý khoa học chịu trách nhiệm phát triển mối liên kết nhà trường với cựu sinh viên và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, học tập và việc làm cho sinh viên. Ngoài ra, chương trình đào tạo của các trường đại học đã có sự điều chỉnh để gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp. Phương pháp học dựa trên vấn đề - PBL đã được giới thiệu đến một số trường đại học như Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Y tế Cộng đồng… Trường Đại học Hoa Sen ngày 6/7/2011 đã ký hợp đồng liên kết đào tạo nghề bán lẻ trị giá 3,5 tỉ đồng với hệ thống siêu thị Big C Việt Nam (H.T., 2011). Đây là chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học, được đào tạo xen kẽ lý thuyết và thực hành. Học viên đã có bằng cao đẳng hoặc sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị kinh doanh sẽ được cấp bằng đại học Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị bán lẻ hệ chính quy tập trung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học viên tự do được cấp chứng chỉ quản trị bán lẻ. Sau khi tốt nghiệp, học viên được Big C ưu tiên tuyển dụng. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã điều chỉnh một số chương trình đào tạo có sự tham gia hướng dẫn của doanh nghiệp như ký hợp tác với Trung tâm đào tạo Smart Train, được Ngân hàng Ocean Bank chuyển giao công nghệ mô phỏng hoạt động ngân hàng hay ký biên bản hợp tác với LARION Computing về việc tổ chức cho sinh viên thực tập tại công ty (Hằng Nga, 2009).
Hầu hết các trường có mời các báo cáo viên từ các nhà quản lý, chuyên viên các cấp của các doanh nghiệp đến trao đổi với sinh viên thông qua các câu lạc bộ học thuật và ngay cả báo cáo các buổi tham luận hội thảo khoa học dành cho các giảng viên. Đặc biệt, tại Trường đại học Ngoại thương, phần lớn các môn học đều phải có mời báo cáo viên đến từ các doanh nghiệp với một số lượng tiết nhất định. Mục tiêu của các buổi trao đổi với báo cáo viên là để chỉ cho sinh viên thấy rõ các khoảng trống giữa kiến thức lý thuyết với kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa, chương trình kiến tập tại doanh nghiệp dành cho sinh viên năm hai, năm ba đã được áp dụng một số trường đại học với các hình thức khác nhau. Một số trường sinh viên kiến tập trên cơ sở tư vấn của giảng viên phụ trách môn hoặc khoa nghĩa là có sự tùy nghi trong áp dụng, và một số trường bắt buộc trong chương trình đào tạo. Các chương trình kiến tập nước ngoài những năm gần đây ngày càng phát triển, đặc biệt kiến tập ở Singapore, Đài Loan. Sinh viên tham gia kiến tập chủ yếu năm ba, có mở rộng cho sinh viên năm hai. Thông qua chương trình kiến tập, sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế và ứng dụng các kiến thức đã học ở một mức độ nhất định.
Một sự nỗ lực nữa của các trường đại học Việt Nam khi hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghiên cứu là xây dựng các phòng mô phỏng thực tế. Tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, các phòng mô phỏng cho các sinh viên khối ngành Kinh tế như phòng mô phỏng thị trường chứng khoán, ngân hàng, quản lý khách sạn đã được xây dựng và đưa vào giảng dạy giúp các sinh viên có điều kiện thực hành ngay tại nhà trường. Trường Đại học Bình Dương cũng cho sinh viên thực hành tại phòng kế toán mô phỏng ngay tại trường, và bằng kinh phí tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Ngoại thương đã đưa vào vận hành phòng ngân hàng thực hành và sàn giao dịch chứng khoán ảo kể từ ngày 15/10/2011 (Báo Đầu tư, 2011). Tuy nhiên chi phí xây dựng phần lớn của nhà trường hoặc được tài trợ từ các cơ quan các cấp, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp đóng góp chủ yếu là chuyển giao công nghệ giai đoạn đầu. Hiện nay vẫn chưa có trường đại học nào mà doanh nghiệp hợp tác lâu dài cùng xây dựng phòng mô phỏng cho sinh viên và cùng khai thác lợi ích kinh tế từ chúng.Trong hoạt động hợp tác doanh nghiệp, cơ quan công quyền cùng triển khai các đề tài nghiên cứu, các trường đại học cũng đã có nhưng còn manh mún và thường thành công ở các trường đại học lớn dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Thực tế thì mối quan hệ tương hỗ giữa nhà trường – doanh nghiệp – cơ quan công quyền trong việc triển khai các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam gần như chưa được thiết lập, có chăng chỉ là quan hệ một chiều khi nhà trường khá thụ động trong việc tiếp cận các đề tài đặt hàng bởi chính quyền địa phương thông qua các buổi đấu thầu. Sự tham gia của sinh viên càng hiếm mà phần lớn chỉ có giảng viên, nhà khoa học tham gia. Đây là vấn đề không thể không nghĩ tới vì lợi ích về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và kể cả lợi ích kinh tế là rất lớn.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   136   137   138   139   140   141   142   143   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương