Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang145/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

Một số giải pháp đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong thời gian tới:
Quá trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam thời gian qua đã bắt đầu gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung và hình thức hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng và phong phú hơn (bao gồm hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ,…). Các lĩnh vực hội nhập được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên ngành. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay vẫn chưa đủ năng lực để tham gia hiệu quả vào các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế và khu vực; hàm lượng khoa học và công nghệ đóng góp cho các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế và khu vực còn thấp. Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các trường đại học chưa đủ năng lực và điều kiện xúc tiến mở rộng các hoạt động hội nhập quốc tế do cơ sở vật chất, kỹ thuật không đồng bộ, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp, cán bộ nghiên cứu đầu đàn và nhân viên kỹ thuật có trình độ còn thiếu... Phần lớn các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong thời gian qua mới chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định/thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương. Mối quan hệ hợp tác thường diễn ra “một chiều”, trong đó các đối tác của Việt Nam thường là “bên nhận, bên được hỗ trợ”, các đối tác nước ngoài là “bên cho, bên hỗ trợ”. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào đối tác và không bình đẳng về nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi bên. Việc thực thi các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được tính đầy đủ và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các cơ quan thực thi quyền chưa đáp ứng yêu cầu cả chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội về vấn đề này còn hạn chế. Các hoạt động chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp chủ yếu mới chỉ dừng ở mức tiếp nhận thông qua các dự án đầu tư trực tiếp hoặc viện trợ của nước ngoài, chưa có đầu tư nghiên cứu, làm chủ và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp thường thiếu thông tin khoa học và công nghệ trong nước và ngoài nước.Sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ cũng như nhu cầu hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới, góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá trị gia tăng cao, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tích cực triển khai thực hiện Đề án “Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020” với các giải pháp chính như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội về tầm quan trọng của hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Hai là, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương. Khuyến khích hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối tác nước ngoài. Thu hút nguồn kinh phí từ nước ngoài thông qua các dự án nghiên cứu tại Việt Nam. Tăng cường tổ chức và chủ trì các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài. Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên tiến của các nước và Việt Nam.
Ba là, phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài. Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến các nhóm nghiên cứu khoa học trẻ.
Bốn là, xây dựng và triển khai nội dung, kế hoạch hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các nước mạnh về khoa học và công nghệ và là đối tác chiến lược của Việt Nam.Hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc trên cơ sở hợp tác dài hạn giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học của Việt Nam và của nước ngoài.Thí điểm hợp tác xây dựng một số viện khoa học và công nghệ tiên tiến có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Năm là, xây dựng mạng lưới chuyên gia tìm kiếm công nghệ, xây dựng báo cáo về thông tin công nghệ quốc tế, hồ sơ công nghệ quốc tế và các báo cáo khác liên quan đến xu hướng phát triển công nghệ ở nước sở tại và thế giới. Tổ chức nhóm chuyên gia theo từng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên của quốc gia, kết hợp giữa chuyên gia công nghệ với chuyên gia quản trị công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; sinh hoạt chuyên đề, giao lưu giữa các nhóm chuyên gia tìm kiếm công nghệ với các doanh nghiệp, tổ chức cơ quan trong nước có nhu cầu tìm kiếm công nghệ nước ngoài; Tiến hành thí điểm cử các nhà khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam vào làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ của thế giới
Sáu là, xây dựng danh mục đặt hàng công nghệ cần tìm kiếm (bao gồm nhu cầu về kỹ thuật, quy trình công nghệ; mục đích sử dụng công nghệ cần tìm; nguồn sở hữu công nghệ đang tìm kiếm (quốc gia, chủ sở hữu công nghệ, đặc tính công nghệ); năng lực tiếp thu của đơn vị tiếp nhận công nghệ) và tổ chức tìm kiếm công nghệ. Xây dựng và hỗ trợ thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và thông tin dữ liệu về hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương