Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng



tải về 1.25 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13617
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

KẾT LUẬN

(Conclusion)



 Trong một luận văn ngắn nhan đề “Cuộc cách mạng của Đức Giêsu” (The Revolution of Jesus), tu sĩ Camaldoli[a] Bruno Barnhart nêu lên câu hỏi, “Điều gì khác biệt về Kitô giáo?” hoặc, “Điều gì thực sự mới lạ trong biến cố Kitô đã không hiện diện trước, hoặc trong truyền thống Kinh thánh hoặc trong các truyền thống tôn giáo khác trên thế giới[1]?” Theo một ý nghĩa, ở đây chúng tôi đã hỏi cùng các câu hỏi nhưng nhấn mạnh đến cuộc sống Kitô giáo. Đức Kitô có ý nghĩa nào với cuộc sống Kitô giáo? Tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô có tạo ra khác biệt gì không? Các câu hỏi này đã được nêu lên không phải để khẳng định rằng Đức Kitô là căn bản của cuộc sống Kitô giáo mà bởi vì ý nghĩa về Đức Kitô hình như đã bị bỏ rơi khỏi cuộc sống Kitô giáo ngày nay và đang trở nên mờ tối đối mặt với chủ thuyết đa số tôn giáo.

Niềm tin rằng Đức Kitô báo hiệu một mối tương quan mới với Thiên Chúa trên thế giới là một niềm tin nền tảng. Đã qua thời gian dài, việc tuyên xưng của Kitô giáo về Đức Kitô đã làm cho Đức Kitô thành một khuôn mặt tĩnh lặng hiện ra lờ mờ trong sự phán đoán thế giới. Đức Kitô đã trở nên kém là một phương cách sống hơn là một luật lệ sống. Khuôn mặt tĩnh lặng này của Đức Kitô đứng như một lực đề kháng đàng sau ý niệm về Đức Kitô trong tiến hóa. Và đó chính là vấn đề như tôi đã trình bày trong cuốn sách này. Thế giới tĩnh lặng của vũ trụ Hy lạp/trung cổ là thế giới trong đó nhận thức truyền thống về Đức Giêsu Kitô được quan niệm. Trong thế giới này, được trật tự, phẩm trật, và cấu trúc đánh dấu, Đức Giêsu Kitô được phác họa như là một hiện hữu duy nhất, cá thể, được sinh ra trong không gian và thời gian tuyệt đối. Một thế giới tĩnh lặng, có trật tự, và có phẩm trật sinh ra một nhận thức tĩnh lặng, có trật tự, và có phẩm trật về Đức Giêsu Kitô như là Thiên Chúa và con người. Sự hiệp nhất của thần tính và nhân tính không phải là vấn đề ở đây, vấn đề chính xác là ý nghĩa về Đức Giêsu như là Đấng Kitô. Qua một mê cung của vũ trụ học, chuyên ngữ học, công đồng giáo hội, và các chiến trường chính trị, chúng ta đã khóa chặt huyền nhiệm về Thiên Chúa vào trong một con người trần thế duy nhất, cá thể, Đức Giêsu xứ Nazareth, thế nào để Đức Giêsu Kitô đã trở thành một siêu anh hùng duy nhất, cá thể và chúng ta đơn thuần chỉ là các người xem tấn kịch thần thiêng. Nhưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Đấng Messiah, Đấng được xức dầu, Đấng được trỗi dậy từ người chết và biến hình trong vinh quang. Thật khó mà nắm bắt thực sự ý nghĩa của Đức Giêsu Kitô với cuộc sống Kitô giáo nếu việc chúng ta tuyên xưng đức tin bị chi phối bởi một vũ trụ học trung cổ và một vị trí cố định về con người sa ngã. Tuy nhiên, quan điểm tiến hóa chung đã mở ra cho chúng ta một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ về loài người và, trong phạm vi loài người, sự trỗi sinh của Đức Giêsu Kitô. John Haught đã nói về tiến hóa như một quà tặng của Darwin cho thần học, và tôi nghĩ chúng ta có thể nói ngay đây rằng tiến hóa là, cách riêng, quà tặng của Darwin cho Kitô học. Vì toàn bộ khái niệm về tiến hóa đã giải phóng Đức Kitô khỏi các ranh giới của Đức Giêsu con người và cho phép chúng ta định vị Đức Kitô trong trung tâm của tạo dựng: sự ưu việt của tình yêu của Thiên Chúa, mẫu gương của tạo dựng, nguyên lý trung tâm của tiến hóa, và điểm Omega của vũ trụ tiến hóa. Thay vì cố định sự chú ý của chúng ta vào khuôn mặt cô đơn, tĩnh lặng của Đức Giêsu Kitô, chúng ta giờ đây có thể định vị Đức Kitô tại trung tâm của toàn bộ tiến trình tiến hóa: từ tiến hóa vũ trụ đến tiến hóa sinh học đến tiến hóa của ý thức và văn hóa con người. Trong phạm vi tiến hóa của ý thức con người, Đức Giêsu trỗi sinh như là Đấng Kitô, sự tràn đầy của việc tự truyền thông của Thiên Chúa trong lịch sử và cách diễn đạt tuyệt đối của việc tự truyền thông đó trong tình yêu. Các nhà thần học như Rahner và Panikkar đã giúp chúng ta nhận thức rằng Đức Kitô là sự sống năng động của thế giới. Đức Kitô biểu tượng cho sự tràn đầy của sự sống trong Thiên Chúa. Đức Giêsu Đấng Kitô bởi vì trong Đức Giêsu sự tràn đầy của việc tự truyền thông của Thiên Chúa đã được trao ban; lời hứa của Thiên Chúa cho thế giới đã được thể hiện. Bởi vì Đức Giêsu xứ Nazareth là một con người thực mà trong Người sự tràn đầy của truyền thông thần thiêng được diễn đạt, Đức Giêsu là biểu tượng của mọi người trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Như Đức Giêsu, mọi con người và tạo vật được nhắm đến để trỗi dậy từ người chết và chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa. Đức Giêsu Đấng Kitô là sự thể hiện những gì chúng ta hy vọng cho vũ trụ: hiệp nhất và chuyển hóa trong Thiên Chúa.

Tuy nhiên, Đức Kitô còn hơn Đức Giêsu. Đức Kitô là Lời nhập thể, Đấng qua Người mọi sự được tạo dựng và trong Người mọi sự sẽ tìm thấy sự hoàn thành trong Thiên Chúa. Mọi người và toàn bộ vũ trụ tìm được ý nghĩa trong Đức Kitô, Đấng mang một tương quan khác biệt và độc đáo với mọi hiện thân; mọi sự đều liên hệ đến Đức Kitô. Như thế, Đức Kitô là sự hiệp nhất của loài người và tạo dựng với Thiên chúa, trung tâm hội nhập đích thực của vũ trụ. Bởi vì ý nghĩa về Đức Kitô liên hệ đến tổng thể—tạo dựng con người và không phải con người—thực là hữu lý để nói về “bản thể vũ trụ” của Đức Kitô, trong chừng mực người ta nhận thức ‘bản thể” được định nghĩa không phải bằng chất liệu (một “sự vật” tự chính nó) mà bằng sự liên hệ (Lời qua Người mọi sự được làm thành). Teilhard viết, “Sự sinh ra và dần dần hoàn tất của Người làm thành cách vật chất thực tại dứt khoát duy nhất trong đó tiến hóa của thế giới được diễn đạt; ở đó chúng ta có Vị Thiên Chúa duy nhất mà chúng ta có thể thờ phượng cách thành thực[2].” Biến cố Kitô là một biến cố hữu cơ; nó sống động, năng động, và liên hệ đến sự sống vật chất và tâm linh đang trải bày ra trong vũ trụ. Vũ trụ giữ nhau trong Đức Kitô, như Thánh Phaolô viết, “Trong người mọi sự giữ nhau” (Cl 1, 17). Từ đó, ý nghĩa về Đức Kitô không thể bị xem xét tách biệt với vũ trụ vật chất và ước muốn tâm linh của nó về Thiên Chúa.

Nếu Đức Kitô ở trong tiến hóa hướng đến sự phức tạp to lớn hơn thế nào để huyền nhiệm về Đức Kitô không còn bị giam hãm trong một cá thể (Đức Giêsu) hoặc một nền văn hóa địa phương hoặc bộ tộc (Kitô hữu), thì tri thức như vậy về Đức Kitô có thể xẩy ra chỉ qua một mối tương quan với Đức Kitô. Theo quan điểm của Merton, mối tương quan như vậy bắt đầu với một cuộc sống cầu nguyện và một sự thức tỉnh với nhân dạng của chúng ta, nghĩa là, chúng ta là ai trong Thiên Chúa. Khi chúng ta đến được chỗ biết chính chúng ta trong Thiên Chúa và Thiên Chúa trong chính chúng ta, chúng ta đến được một nhận thức sâu sắc hơn về Đức Giêsu như là phương cách sống. Những gì xẩy ra trong Đức Giêsu cũng xẩy ra trong cuộc sống chúng ta, nếu chúng ta phải đạt đến sự tràn đầy của sự sống trong Thiên Chúa. Như chúng ta cùng thấy với Bonaventure, tính tâm linh là chìa khóa biết đến Đức Kitô và ý nghĩa về Đức Kitô bị đóng đinh thập giá như là trung tâm thần học, bởi vì tất cả những gì có thể được biết đến về Thiên Chúa (thần học) được mạc khải trong Đức Kitô bị đóng đinh thập giá. Tri thức như vậy ít thuộc về tâm trí hơn là thuộc về con tim, vì chỉ con tim đặt trung tâm trong Thiên Chúa có thể biết đến chân lý về Thiên Chúa và chiêm ngắm Thiên Chúa, như Thiên Chúa mạc khải chính Thiên Chúa trong tạo dựng mong manh. Các nhận thức của các người hướng dẫn thần bí của chúng ta cho thấy rằng tâm linh là thiết yếu cho việc làm Kitô học trong giai đoạn trục thứ hai; cầu nguyện và ân sủng phải đi kèm nỗ lực thông tuệ. Bede Griffiths nhắc nhở chúng ta rằng “chỉ qua hiện thân con người mà vũ trụ khởi đầu thành một thực tại mới[3].” Do đó, chỉ một mình tri thức không đủ cho việc sinh ra lại của Đức Kitô ngày nay. Đúng hơn, sự sinh ra lạ mới mẻ này, giống như bất cứ sự sinh ra lại mới mẻ nào khác, phải xẩy ra qua tình yêu bị đóng đinh trên thập giá, vì tình yêu được cưu mang trong việc cho đi quà tặng của bản ngã, nghĩa là, trong tương quan.

Việc đắm chìm cuộc sống chúng ta trong Đức Kitô không chỉ thức tỉnh chúng ta biết chúng ta là ai mà còn dẫn dắt đến một nguồn mới của năng lượng, một năng lượng tự do, giải thoát tuôn ra từ con tim. Barnhart phát biểu rằng “thức tỉnh đến siêu việt hoặc thực tại tâm linh khơi lên một cuộc cách mạng cá nhân bằng cách tương đối hóa mọi điều người ta đã kinh nghiệm hoặc biết đến trước đây, mở ra một chiều sâu mới của ý thức và một tương quan mới với thực tại này vượt quá bản ngã[4].” Người ta thức tỉnh đến một nhận thức rằng ý nghĩa về Đức Giêsu Đấng Kitô một cách nào đó là trung tâm của thực tại; người ta nhận thấy rằng cuộc sống của người ta phải được sắp xếp lại cho phù hợp với nhận thức đó. Theo quan điểm của Bonaventure, chúng ta bắt đầu nhìn thấy (chiêm niệm) huyền nhiệm về Đức Kitô như là huyền nhiệm về sự sống của chúng ta. Chúng ta là hình ảnh của Đức Kitô; như thế, chúng ta được tạo dựng để mang Đức Kitô bên trong chúng ta và để diễn đạt sự sống của Đức Kitô trên thế giới. Các nhà thần bí cho thấy rằng để sống huyền nhiệm Đức Kitô, chúng ta phải dự phần vào trong huyền nhiệm đó. Với Kitô hữu, việc dự phần như vậy xẩy ra trong đời sống bí tích của giáo hội và đời sống bí tích của thế giới nơi giáo hội, thân thể của Đức Kitô, thực sự hiện hữu. Ý nghĩa về Đức Kitô phải di chuyển từ bàn thờ của giáo hội đến bàn thờ của thế giới. Dự phần vào thế giới, không thể thiếu với ý thức của giai đoạn trục thứ hai, là dự phần vào Đức Kitô, trong chừng mực niềm tin vào Đức Kitô cho thấy một viễn ảnh mới về thế giới chỉ có thể trải bày trong và qua chúng ta. Khi chúng ta đắm chìm cuộc sống của chúng ta trong Đức kitô qua một cuộc sống tâm linh hoạt động, chúng ta tìm thấy ý nghĩa về Đức Kitô “bành trướng” từ nhân tính của Đức Giêsu đến chiêm niệm Đức Giêsu trong anh chị em chúng ta và trong các tạo vật không phải con người của quả đất. Không có tâm linh như là con tim của Kitô học, tuy nhiên, chúng ta đi đến một chủ thuyết độc nguyên Kitô (christomonism) vô sinh làm tê cứng ý nghĩa về Đức Kitô. Barnhart khéo léo tóm tắt ý niệm này khi viết,  

Cuộc cách mạng thông tuệ lấy Đức Kitô làm trung tâm, khi ngưng đọng lại, có thể dẫn đến một viễn ảnh không phải là giải thoát mà là thắt chặt lại. Nó có thể sản sinh ra một “chủ thuyết độc nguyên Kitô,” giảm thiểu Kitô giáo xuống các chiều kích của một Đức Kitô bị kiềm hãm và đang kiềm hãm; nghĩa là, một Đấng Kitô không được phép bành trướng vào sự bao la tràn đầy, vào mọi chiều kích của Người. Đây thường là một chủ thuyết theo nghĩa đen (literalism) hoặc chủ thuyết cơ bản (fundamentalism) sử dụng tên của Đức Kitô như là một vũ khí cùn nhụt, loại bỏ các chiều kích của Chúa Cha (hoặc chiều sâu hiệp nhất) và của Chúa Thánh Linh (hoặc tính năng động), hoàn toàn nhấn mạnh đến hình ảnh khách quan của Đức Kitô làm tổn hại đến tính thần thiêng hóa của con người, việc thể hiện chủ quan của biến cố Kitô. Chủ thuyết lấy Đức Kitô làm trung tâm thực sự chính là một cuộc cách mạng theo Copernic trong đó mọi cách thế tư duy, mọi cấu trúc triết học và thần học, phải nhường bước và tìm thấy mối liên hệ quĩ đạo với Lời Nhập thể và với biến cố Kitô như là trung tâm hằng sống và hoạt động của lịch sử[5].  

Ý nghĩa về Đức Kitô trong tiến hóa là sự phức tạp hóa huyền nhiệm về Đức Kitô trong đó ý nghĩa về Đức Kitô đã nghiêng chiều từ một hiện hữu cá thể, lịch sử (Đức Giêsu xứ Nazareth) đến con người vũ trụ được nhân tính của Đức Giêsu biểu tượng. Sự trỗi sinh của ý thức cá thể và Đức Giêsu Kitô như là trung gian của siêu việt cá nhân trong giai đoạn trục thứ nhất được nâng lên trong giai đoạn trục thứ hai và chuyển hóa thành một ý thức về tính liên hệ. Mọi con người của mọi tôn giáo và chính thế giới thiên nhiên giờ đây có thể được nhận thức theo quan điểm Kitô. Sự trỗi sinh của toàn cầu hóa được tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, kinh tế, và chính trị rèn đúc đã mở ra sự phức tạp hóa của ý thức con người và, cách riêng, ý thức tôn giáo. Chúng ta ngày nay đối đầu với tính liên hệ qua lại, bất luận chúng ta chấp nhận mối liên hệ và tìm thấy nó trong nhân dạng của chúng ta hay không. Trừ phi chúng ta tạo được ý nghĩa siêu hình của chủ thuyết đa số tôn giáo, chúng ta rơi vào nguy cơ gia tăng chủ thuyết cơ bản và sự vụn vỡ, khi các tôn giáo bảo đảm chặt chẽ các nền văn hóa và nhân dạng của chúng. Luiz Carlos Susin khéo léo mô tả các khó khăn của mô hình đang trỗi sinh:  

Đối mặt với chủ thuyết đa số và tính phức tạp của thời đại chúng ta, các xã hội đương thời hoặc đang làm kiệt cạn nhau bằng cách nhấn mạnh vào việc khẳng định nhân dạng của họ trong sắc thái cơ bản tôn giáo hoặc phân rẻ thành các mảnh vụn chẳng có các chân trời tôn giáo hiệp nhất nào…. Toàn cầu hóa có thể đem lại các giá trị tích cực, ví như nền dân chủ và quyền con người. Tuy nhiên, nhìn từ các khu vực bao la nơi con người bị loại ra khỏi các lợi ích của mình như chưa từng có hơn thế, nó buộc các dân tộc cảm nhận được các tác động độc ác của nó phải tìm các phương cách đề kháng trong nhân tính của họ qua việc chạy đến các nguồn sâu thẳm nhất của cội rễ tôn giáo họ. Chủ thuyết đa số tôn giáo lúc đó có thể xem ra mơ hồ: một mặt, nó có thể là hậu quả của sức đề kháng cơ bản và thậm chí của bạo lực trong việc khẳng định chính nhân dạng của mình; mặt khác, nó có thể là một cách diễn đạt hợp pháp và văn minh hóa của nhân dạng văn hóa, của cội rễ tôn giáo của nó, của “linh hồn” của nó với quyền trở nên khác biệt trong phạm vi đa dạng sinh học của con người, đề kháng là quyền lực bao trùm của các tuyên bố về tính phổ quát dựa trên quyền riêng của việc trở thành kẻ uy quyền nhất[6].  

Chẳng nghi nan gì rằng mọi tiến bộ tiến hóa mang bên trong nó các lực đề kháng; mọi chuyển động hướng đến sự phức tạp to lớn hơn phấn đấu chống lại một sự trơ ì nào đó. Một vấn đề có thể nằm trong tốc độ của tiến bộ tiến hóa, điều mà, như các chuyên gia kỹ thuật cho thấy, đang chạy nhanh hơn trí thông tuệ con người có thể hiểu bởi vì tính độc đáo và tạo dựng của chính các con người. Một số có thể thắc mắc liệu cá thể sẽ bị nuốt chửng trong bộ tộc toàn cầu mới mẻ này của loài người hoặc trong tổng số lượng thông tin có thể có (noosphere) của thế giới Internet. Trong khi sợ hãi có thể thúc giục các cá thể xác nhận đi xác nhận lại quyền tự chủ với nhau, cá thể thực sự (và như thế cá tính) sẽ trỗi sinh qua sự liên hệ. Kỹ thuật đang cho phép việc khám phá ra một thể loại mới của cá tính qua trò chuyện trực tiếp và thực tại thiết yếu. Như thế, chúng ta có thể nói rằng giai đoạn trục thứ hai mang trong mình sự khám phá ra cá thể như là một người liên hệ cộng đoàn nếu không là liên hệ toàn cầu, điều làm rõ ý niệm của Teilhard rằng trong một vũ trụ có tính Kitô, sự vật tự chúng chính xác hiệp nhất với nhau.Tuy nhiên, thắc mắc của tôi là, khi chúng ta tiến vào trong sự phức tạp hóa của ý thức tôn giáo, ý thức Kitô giáo sẽ ở vị trí nào, về phía đề kháng hoặc về phía chân trời của tiến bộ?

Tôi đã cố gắng chứng minh ở đây rằng sự trỗi sinh ý thức toàn cầu trong giai đoạn trục thứ hai có thể giúp chúng ta nhận ra rằng Đức Kitô là trung tâm hữu cơ, hội nhập của tạo dựng. Sự sống trong Đức Kitô không phải chỉ là đi lên với Thiên Chúa mà còn đi xuống với Thiên Chúa mang xác thịt, chuyển động vào trong sự đoàn kết với tha nhân là người khác hơn là tôi nhưng trong người đó Thiên Chúa đang cư ngụ. Chúng ta giờ đây cũng có thể hiểu biến cố Kitô không chỉ trên thước đo của lịch sử con người mà còn trên thước đo của chính vũ trụ tiến hóa. Barnhart viết rằng “Đức Giêsu đi vào trong đạn đạo tiến hóa omnem novitatem portans: đem theo toàn bộ mới mẻ trong chính Người, đem theo sự chuyển hóa cần thiết, sự hoàn tất đang được một thế giới hấp hối (cho dẫu tiến hóa luôn mãi) chờ đợi[7].” Qua con người trần thế, một thực tại mới trỗi sinh, sinh ra từ các cấu trúc mới của ý thức. Đức Kitô đem lại một “con tim mới” cho loài người, vừa trên bình diện cá thể vừa trên bình diện tập thể. Như Teilhard chỉ ra, loài người trở nên một “trung tâm tạo dựng” mới trong phạm vi tiến trình tiến hóa, theo một phương cách mà đường đi của sự tiến hóa này giờ đây trở thành minh nhiên được định hướng; tiến hóa có một mục đích. “Thiết kế thông tuệ” của tạo dựng được mạc khải. Sự phát triển tiến hóa “từ vũ trụ đến khởi đầu vũ trụ” xẩy ra dưới ảnh hưởng của quyền lực tạo dựng thần thiêng đã hiện diện từ lúc khởi đầu nhưng giờ đây được làm cho minh nhiên trong con người trần thế. Đức Kitô trở thành điểm tập chú cụ thể, hoặc Omega, của một sự cô đọng mới trong vũ trụ và sự sống Kitô giáo, đầu mối lớn lên của toàn bộ xu hướng tiến hóa.

Panikkar sử dụng chuyên ngữ “khởi đầu Kitô” để giải thoát danh hiệu Kitô khỏi hình thái “thanh tẩy” của nó và để thừa nhận huyền nhiệm về Đức Kitô như là huyền nhiệm trung tâm của mọi con người. Như ông viết, “Mỗi người mang trong mình huyền nhiệm về Đức Kitô. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của mọi tạo vật là hoàn tất và làm cho toàn bích biểu tượng của mình về thực tại[8].” Làm sao mỗi con người làm cho toàn bích biểu tượng của mình về thực tại là không thể thiếu với huyền nhiệm về Đức Kitô, khi huyền nhiệm này thuộc về tất cả các tôn giáo thế giới. Một số không nghi nan gì sẽ hỏi, “Thế còn những ai không biết đến Đức Kitô hoặc không tin vào Đức Kitô thì sao? Liệu họ có cũng dự phần vào sự tiến hóa của Đức Kitô không? Denis Edwards đề cập đến vấn nạn này khi ông viết,  

Nhiệm vụ con người về việc hoàn tất tạo dựng xuất phát ý nghĩa của nó từ ý nguyện cứu độ và thần thiêng hóa của Thiên Chúa. Điều này thậm chí áp dụng cho những ai không biết đến ý nghĩa việc đóng góp của họ. Những ai hành động của họ hướng đến điều tốt của vũ trụ, người tin cũng như người không tin, đều rơi vào sự thúc đẩy của ân sủng. Hành động của họ có giá trị vĩnh cửu[9].

Bất luận người ta minh nhiên biết Đức Giêsu hay không, huyền nhiệm Kitô nằm tại cốt lõi của sự sống con người và sự sống trong vũ trụ. Bởi vì bản chất con người không phải là tình cờ đối với Đức Kitô, Đức Kitô không thể là tình cờ đối với con người trần thế; toàn bộ loài người/tạo dựng nội tại trong huyền nhiệm Kitô. Không có chúng ta, Đức Kitô không hiện hữu và không có Đức Kitô chúng ta chẳng có hy vọng nào trong vũ trụ. Như thế, mọi tôn giáo rốt cùng tập trung vào trong Đức Kitô trong chừng mực mọi tôn giáo có một trung tâm cá nhân và tìm kiếm hiệp nhất trong Thiên Chúa. Như Teilhard cho thấy, tuy nhiên, Kitô giáo là tôn giáo duy nhất tuyên bố một trung tâm cá nhân và cá nhân hóa của vũ trụ[10]. Do đó, Kitô hữu mang một nhiệm vụ riêng biệt trong vũ trụ, điều giúp nhận ra sự tràn đầy của Đức Kitô bằng cách theo gương của Đức Giêsu. Là một Kitô hữu nghĩa là làm cho Đức Kitô sống động qua các tương quan của tình yêu, là đi vào trong đối thoại với các con người của các tôn giáo và văn hóa khác, là chia sẻ sự sống với tha nhân—là “giới thiệu” Đức Kitô. Theo quan điểm của Teilhard, điều này nghĩa là chúng ta tự lao mình vào thế giới, liên quan đến các bộ tộc của loài người, dân tộc của quả đất, và chính quả đất. “Thần bí về hành động” của ông bao gồm sự phát triển sáng tạo của kỹ thuật và nhận ra rằng tính tạo dựng của con người và sự trỗi sinh của kỹ thuật thông tuệ đem lại cách diễn đạt mới cho Đức Kitô trong tiến hóa. Đức Kitô là huyền nhiệm hiệp nhất của những gì chúng ta sẽ trở thành với Thiên Chúa nếu chúng ta phải có bất cứ hy vọng nào vào Thiên Chúa.

Bởi vì chúng ta con người ở trong tiến hóa, chúng ta phải nhìn Đức Kitô cũng trong tiến hóa—nhân tính của Đức Kitô là loài người chúng ta, sự sống của Đức Kitô là sự sống của chúng ta. Cho dẫu Đức Kitô là trung tâm năng lượng hóa và mục đích của tạo dựng, chính là Chúa Linh liên tục hành động trong tạo dựng lôi kéo chúng ta vào huyền nhiệm về Đức Kitô. Chúa Linh do Đức Kitô gửi đến dẫn dắt chúng ta đến với Đức Kitô và qua Đức Kitô đến với Chúa Cha. Đó là lý do tại sao sự sống trong Đức Kitô không bao giờ có thể là riêng tư hoặc tách biệt, vì Đức Kitô là Lời của Chúa Cha và nguồn của Chúa Linh. Đức Kitô là liên hệ theo định nghĩa và từ đó nguồn của cộng đoàn. Sống Đức Kitô là sống cộng đoàn; mang Đức Kitô trong sự sống một người là trở nên nguồn của tình yêu chữa lành vì lợi ích của cộng đoàn. Các người hướng dẫn của chúng ta về giai đoạn trục thứ hai mở ra cho chúng ta huyền nhiệm này về Đức Kitô và cho thấy rằng chúng ta phải giải phóng Đức Kitô khỏi hình thái thông tuệ phương Tây hợp logic, trừu tượng, riêng tư hóa, và cá thể hóa. Chúng ta phải dấn thân vào việc phức tạp hóa Đức Kitô trong giai đoạn trục thứ hai, điều có nghĩa là chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của tha nhân như là không thể thiếu với chính chúng ta và như thế không thể thiếu với ý nghĩa về Đức Kitô. Dấn thân với tha nhân không phải là hòa tan chính chúng ta vào tha nhân mà trở thành trung thực với chính chúng ta—nhân dạng của chúng ta—bằng cách tìm thấy chính chúng ta trong Thiên Chúa và Thiên chúa trong tha nhân. Đức Kitô phải được tự do trở thành Đức Kitô nếu vũ trụ muốn có bất cứ niềm hy vọng nào trong Thiên chúa, và chúng ta phải tự do trở thành Kitô hữu nếu chúng ta phải trở nên người mang niềm hy vọng này.

Đức Kitô là quyền lực của Thiên Chúa giữa chúng ta và trong chúng ta,sự tràn đầy của quả đất và của sự sống trong vũ trụ. Chúng ta con người có khả năng làm cho Đức Kitô sống động; đó chính là những gì chúng ta được tạo dựng để nhắm tới. Sống huyền nhiệm về Đức Kitô không phải là nói về Đức Kitô mà sống trong sự cho đi tình yêu, sự nghèo nàn của hiện thân, và cái hốc của con tim. Nếu chúng ta có thể cho phép Chúa Linh thực sự nắm bắt chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi các nổi sợ hãi, lo âu, đòi hỏi, và ước vọng của chúng ta về quyền lực và kiểm soát, lúc đó chúng ta có thể thực sự tìm kiếm người sống trong người chết; chúng ta có thể sống trong Đức Kitô trỗi dậy, Đấng cho phép chúng ta xây dựng sự tạo dựng mới mẻ này. Chúng ta có thể trông mong thời buổi đó khi sẽ có một con người vũ trụ hiệp nhất tất cả các con người, một loài người vũ trụ nối kết toàn bộ loài người, một Đức Kitô mà trong Người Thiên Chúa sẽ là tất cả.



[a] Camaldolese monks: Cộng đoàn do Th. Romuald lập tại Camaldoli, Ý năm 1027, quay lại tu luyện sít sao với đường lối của Dòng do Th. Benedict đã lập ra: Cô đơn cầu nguyện và chiêm niệm, Cầu nguyện chung và làm việc, Đề cao chiêm niệm tâm linh.



[1] Bruno Barnhart, “The Revolution of Jesus,” tại www.bedegriffiths.com.

[2] Pierre Teilhard de Chardin, Christianity and Evolution, René Hague dịch (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1971), 89. Nhấn mạnh được thêm vào.

[3] A Human Search: Bede Griffiths Reflects on His Life, John Swindells biên tập, lời nói đầu của Wayne Teasdale (Ligouri, Mo.: Triumph Books, 1997), 108.

[4] Barnhart, “The Revolution of Jesus,” www.bedegriffiths.com

[5] Barnhart, “The Revolution of Jesus,” www.bedegriffiths.com

[6] Luiz Carlos Susin, “Introduction: Emergence and Urgency of the New Pluralist Paradigm,” Paul Burns dịch, trong Pluralist Theology: The Emerging Paradigm, Luiz Carlos Susin, Andrés Torres Queiruga, José María Vigil biên tập, Concilium, bộ 1 (London: SCM Press, 2007), 8.

[7] Barnhart, “The Revolution of Jesus,” www.bedegriffiths.com.

[8] Francis d’Sa, lời nói đầu cho Raimon Panikkar, Christophany: The Fullness of Man, Alfred DiLascia dịch (Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 2004), xx,

[9] Denis Edwards, Jesus and the Cosmos (New York: Paulist Press, 1991), 97.



[10] Teilhard de Chardin, Christianiy and Evolution, 175.

Tác giả Trần Hữu Thuần


vii


viii


ix


x


xi


xii


xiii


xiv


xv


xvi


xvii


xviii


xix


xx


xxi


xxii


xxiii


xxiv


xxv


xxvi


xxvii


xxviii


xxix


xxx


xxxi


xxxii


xxxiii


xxxiv


xxxv


xxxvi


xxxvii


xxxviii


xxxix


xl


xli


xlii


xliii


xliv


xlv


xlvi


xlvii


xlviii


xlix


l


li


lii


liii


liv


lv


lvi


lvii


lviii


lix


lx


lxi


lxii


lxiii


lxiv


lxv


lxvi


lxvii


lxviii


lxix


lxx


lxxi


lxxii


lxxiii


lxxiv


lxxv


lxxvi


lxxvii


lxxviii


lxxix


lxxx


lxxxi


lxxxii


lxxxiii


lxxxiv


lxxxv


lxxxvi


lxxxvii


lxxxviii


lxxxix


xc


xci


xcii


xciii


xciv


xcv


xcvi


xcvii


xcviii


xcix


c


ci


cii


ciii


civ


cv


cvi


cvii


cviii


cix


cx


cxi


cxii


cxiii


cxiv


cxv


cxvi


cxvii


cxviii


cxix


cxx


cxxi


cxxii


cxxiii


cxxiv


cxxv


cxxvi


cxxvii


cxxviii



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương