Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng


CHƯƠNG 6. ĐỨC KITÔ XUYÊN VĂN HÓA: THOMAS MERTON VÀ BEDE GRIFFITHS



tải về 1.25 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13617
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHƯƠNG 6. ĐỨC KITÔ XUYÊN VĂN HÓA: THOMAS MERTON VÀ BEDE GRIFFITHS
(The Transcultural Christ: Thomas Merton and Bede Griffiths)Khi chúng ta xem xét huyền nhiệm về Đức Kitô trong phạm vi ý thức tôn giáo phức tạp hóa của giai đoạn trục thứ hai, chúng ta nhìn thấy rằng nhận thức Đức Kitô trong vũ trụ tiến hóa kém là một thực thi của thông tuệ hơn là của con tim. Nó là một phương cách đi đến chỗ nhận thức một cách diễn đạt tràn đầy hơn, phong phú hơn về loài người trong phạm vi huyền nhiệm đang trải bày của tạo dựng. Do đó, tri thức phải luôn luôn trở thành một bước hướng đến tình yêu sâu thẳm hơn, phong phú hơn và sự hiệp nhất chuyển hóa với Thiên Chúa của tình yêu[1]. Trong khi Kitô học của giai đoạn trục thứ nhất có xu hướng trở nên hợp lý và chứng minh, sự phức tạp của Đức Kitô trong giai đoạn trục thứ hai qua tiến hóa của ý thức con người thì thần bí, ảnh hưởng, và liên hệ (mà không chối bỏ tính hợp lý). Nó dựa vào việc dự phần của chủ thể hiểu biết trong các thực tại tâm linh, chủ thể không chỉ đơn giản dấn thân vào tư duy thông tuệ mà còn cởi mở ra cho các quà tặng của Chúa Thánh Linh và tiến bộ trong sự sống tâm linh; nghĩa là, thực hành hơn là lý thuyết. Sự trỗi sinh của một vũ trụ phức tạp và đa dạng phong phú nghĩa là rằng Kitô học ngày nay phải thoải mái với tính phức tạp và đa dạng và như thế trong lãnh vực của huyền nhiệm. Dưới ánh sáng của Teilhard de Chardin và Raimon Panikkar, tôi cho rằng nền thần học trong giai đoạn trục thứ hai phải được sinh ra từ nhận thức thần bí. Nhà thần học là nhà thần bí dẫn dắt chúng ta vượt quá các ranh giới của lý trí thông tuệ đi vào trong huyền nhiệm của Thiên Chúa ẩn nấp tại trung tâm của thế giới.

 

Nếu chủ thuyết thần bí quả thực ở tại trung tâm của thần học trong giai đoạn trục thứ hai thì tâm linh cũng không thể thiếu với nhiệm vụ thần học. Đối thoại xuyên logic (dialogic dialogue) có thể là một phương cách mới để sống huyền nhiệm của Đức Kitô ngày nay, nhưng chính tâm linh sinh ra một cuộc đối thoại hiệu quả. Như tôi chỉ ra trong chương cuối, tâm linh là cội rễ của đối thoại có tính đối thoại (dialogical dialogue). Không có một mối tương quan sâu thẳm, cá nhân với Thiên Chúa (hoặc thần thiêng), đối thoại có thễ dễ dàng sụp đổ vào sự chống đối đánh dấu bằng không tín nhiệm và bảo vệ giáo điều. Theo quan điểm này, chẳng ngạc nhiên gì khi thấy rằng hai người cuối cùng hướng dẫn chúng ta đến với ý nghĩa của Đức Kitô trong giai đoạn trục thứ hai là các người với tâm linh sâu thẳm. Thomas Merton và Bede Griffiths là các tu sĩ theo truyền thống Benedictine, cũng là các nhà thần bí và thành viên đối thoại với các tôn giáo phương Đông. Con đường đến với đối thoại của mỗi người phát triển từ một tương quan sâu sắc, mật thiết với Đức Kitô, không giống như nhiều nhà thần bí Thời Trung Cổ. Đức Kitô xuyên văn hóa của Merton là một cách xử lý đương thời hơn đến việc hiệp nhất với Đức Kitô. Càng đi sâu vào huyền nhiệm về Đức Kitô trong cuộc sống một người, người đó càng tìm thấy Đức Kitô tại trung tâm của vũ trụ; mọi sự theo một số phương cách nào đó nói về Đức Kitô, Đấng siêu việt tất cả các ranh giới. Người nào sống trong Đức Kitô, do đó, sống trong hiệp nhất (xem Gl 3, 28). Tương tự, Bede Griffiths nói về đối thoại trong sâu thẳm của con tim, trung tâm nội tại sâu thẳm trong mọi con người trần thế nơi mà Lời thần thiêng cư ngụ. Trong sự hiệp nhất với Đức Kitô chính là hiệp nhất với tha nhân trong họ Đức Kitô đang sống. Chính là hành động từ một trung tâm nội tại sâu thẳm của tình yêu siêu việt các chia rẻ và như thế hiệp nhất với tha nhân qua sự chấp nhận tình yêu bị đóng đinh thập giá.



Trong khi Merton và Griffiths khác biệt nhau trong các cách xử lý để sống huyền nhiệm về Đức Kitô, cả hai người đại diện cho cách xử lý tu viện đến với Đức Kitô trong đó sự hiệp nhất với nhân tính của Đức Kitô dẫn đến tính thần thiêng của Đức Kitô. Nghĩa là, chẳng có con đường nào đến với Thiên Chúa tách rời khỏi con người trần thế. Theo quan điểm này, đối thoại xuyên logic không đơn giản chỉ là một nỗ lực để thúc đẩy sự hiệp nhất giữa các tôn giáo thế giới; nó là một phương cách để hiệp nhất với Thiên chúa trong và qua huyền nhiệm về Đức Kitô, điều bao gồm các anh chị em của chúng ta thuộc các tôn giáo khác. Cho dẫu Merton là một người viết nhiều hơn Griffiths, cả hai nhà tư duy đã để lại đàng sau một di sản soi sáng ý nghĩa của ý thức tôn giáo phức tạp hóa đặt trung tâm trong Đức Kitô.

Thomas Merton

Thomas Merton (1915-1968) sinh tại Prades, Pháp, con của các nhà nghệ sĩ Ruth và Owen Merton. Ông đã trải qua các năm thơ ấu tại miền nam nước Pháp; về sau, ông sang nước Anh, lúc đầu theo học trường tư và rồi học ở Cambridge. Cả cha lẫn mẹ của ông đều quá vãng lúc Merton còn niên thiếu, và cuối cùng ông chuyển về nhà ông bà ông tại Hoa kỳ để hoàn tất việc giáo dục tại Đại học Columbia, New York City[2]. Trong khi còn là sinh viên ở đó, ông hoàn thành một luận án về William Blake, người tiếp tục ảnh hưởng suốt đời trên tư duy và bài viết của Merton. Nhưng lương tâm xã hội và chính trị tích cực của Merton cũng được hình thành do việc ông gia nhập vào Kitô giáo và Công giáo vào lứa tuổi đầu hai mươi. Một thời gian ông làm việc cho Nhà thân hữu (Friendship House) dưới sự chỉ dẫn của Catherine Doherty và rồi bắt đầu cảm thấy ơn gọi làm linh mục. Vào tháng mười hai năm 1941, ông từ chức giảng dạy tại Đại học Thánh Bonaventure, tại Allegheny, New York, và hành hương đến Tu viện Gethsemani, gần Louisville, Kentucky. Ở đó, Merton sống đời sống một học giả và con người của văn chương chữ nghĩa, cộng thêm vào việc đào luyện thành một tu sĩ Dòng Benedict. Là một tu sĩ Dòng Khổ tu, Merton viết nhiều sách về tâm linh Kitô giáo, chủ thuyết tu viện, và bình luận xã hội; và ông là một người hàng đầu trong đối thoại liên tôn phổ cập vào thế kỷ thứ hai mươi.

Merton, như Teilhard và Panikkar, tin rằng Kitô giáo đương thời đang thời lưu vong, không còn là một cơ sở tôn giáo chi phối của nền văn hóa phương Tây mà giờ đây phân tán và suy yếu xuyên suốt thế giới. Ông cũng tin rằng Kitô giáo đang trải qua một tiến trình tách rời khỏi các hình thái phương Tây thừa kế của nó (với các khuôn mẫu triết học Hy lạp) và đang được mời gọi đến một hình thái làm cho trở thành xuyên văn hóa (transculturalization)[3]. Thực hấp dẫn để ghi nhận rằng ông không xem hình thái trỗi sinh mới này của Kitô giáo như là một tôn giáo “sau Kitô giáo” mà chính xác là một tôn giáo đặt trung tâm vào Đức Kitô mà trong Người ông nhìn thấy quyền lực của Đấng trỗi dậy đang thực hiện công việc trên thế giới. Như William Thompson chỉ ra, chủ thuyết thần bí Kitô của Merton hoàn toàn liên hệ đến ý thức xuyên văn hóa của ông. Merton tin tưởng rằng chỉ trong sự hiệp nhất với Đức Kitô, Đấng là con người đã hoàn toàn hội nhập, mà người ta có thể trở nên xuyên cá nhân (transpersonal), xuyên văn hóa (transcultural), và xuyên xã hội (transsocial). Chỉ trong sự hiệp nhất với Đức Kitô, chính là Một (the One), mà một người có thể được hiệp nhất với nhiều người vì, như Lời trung tâm của Ba Ngôi, Đức Kitô vừa là Một vừa là Nhiều (the Many). Do đó, người sống trong Đức Kitô sống không phải trong sự chia rẻ hoặc cô độc nhưng trong sự hiệp nhầt của tình yêu.

Cuộc sống thế tục ban đầu của Merton, một chuyển động không thay đổi vào nếp sống rày đây mai đó của người nghệ sĩ và văn sĩ, dẫn ông ấy đến việc nhận ra rằng cá nhân có thể hiện hữu trong một trạng thái nông nổi, ngoài mặt, trái ngược với tình yêu của Thiên Chúa và người lân cận. Cuộc hành trình hướng đến Thiên Chúa đòi buộc một sự chối bỏ tất cả các tương quan đến con người và sự vật dựa vào nhận thức nông nổi về thực tại. Hành trình vào nội tâm liên quan đến nổi đau đớn và cô đơn của việc từ bỏ nhưng cũng còn tự cởi mở cho sự mong manh của trưởng thành và thay đổi. Việc theo đuổi này cuối cùng dẫn đến một nhận thức sâu sắc hơn về chúng ta là ai trong con người nội tại chân thực nhất của chúng ta, và đồng thời đem chúng ta đến gần gủi hơn với Thiên Chúa và tha nhân. Phương hướng đi vào bên trong là phương cách đích thực duy nhất để tìm thấy sự hiệp nhất chữa lành của tình yêu, sự tự do tìm thấy trong tự chủ thực sự, và hạnh phúc chân thực được kinh nghiệm trong việc nhận thức “bản ngã thực sự” và Thiên Chúa.

Merton cho rằng sự sống tâm linh là nền tảng của một ý thức mới về Đức Kitô. Tu sĩ, một người đơn độc, tự do từ bỏ chính mình đến với Thiên Chúa vì lợi ích của sự tràn đầy của sự sống. Trở nên một cô đơn với Thiên Chúa chính là gặp gỡ bản ngã nội tại nơi mà Thiên Chúa mạc khải chính Thiên Chúa và yêu thương chính Thiên Chúa trong sự độc nhất của hiện thân được tạo dựng của người đó. Trong cuốn Phỏng đoán của một người ngoài cuộc có tội (Conjectures of a Guilty Bystander) của ông, Merton viết,

Từ sự hiệp nhất bí mật và không nói ra trong chính tôi cuối cùng xẩy ra một sự hiệp nhất có thể trông thấy và biểu hiện của tất cả Kitô hữu. Nếu chúng ta muốn đem lại gần nhau những gì bị chia cắt, chúng ta không thể làm điều đó bằng cách áp đặt một điều chia cắt trên điều khác hoặc thẩm nhập một điều chia cắt vào trong điều khác. Nhưng nếu chúng ta làm như thế, sự hiệp nhất là không Kitô giáo. Nó xung đột và không tránh khỏi phải chịu đối kháng hơn nữa. Chúng ta phải chứa đựng tất cả các thế giới chia cắt trong chính chúng ta và siêu việt chúng vào trong Đức Kitô[4].

Merton cung cấp một con đường đến với sự trở nên một với Thiên Chúa qua việc phân biệt “bản ngã sai lạc” (false self) và “bản ngã chân thực” (true self). Trong cuốn Hạt giống mới về suy niệm (New Seeds of Contemplation) ông viết rằng hạt giống của nhân dạng chúng ta nằm trong Thiên Chúa; như thế chỉ trong Thiên Chúa chúng ta có thể tìm thấy chúng ta là ai và chúng ta được tạo dựng là gì. Càng đi xa khỏi bản ngã chân thực của tôi, ông nói, bản ngã mà Thiên Chúa đã tạo dựng cho tôi trở thành, tôi càng bị gói bọc trong bản ngã sai lạc của tôi, bản ngã mà tôi nghĩ tôi cần trở nên và bản ngã ở cách xa Thiên Chúa nhất[5]. Cái bản ngã này, bởi vì ở trong bóng tối, đòi hỏi hết thời gian và sự chú ý của tôi, xoay tôi khỏi bản ngã chân thực của tôi được đặt sẵn trong mạng tạo dựng. Sự trống rỗng của bản ngã sai lạc dẫn chúng ta đến một tình trạng nghèo nàn tâm linh xa cách khỏi sự sống nội tại, sự sống có cội rễ trong hiệp nhất và tình yêu. Việc nhận ra này thức tỉnh chúng ta đến sự quan trọng của việc bỏ cho rơi rụng hiện hữu ảo giác của chúng ta nhằm chấp nhận sự hoàn thành to lớn hơn trong Thiên Chúa. Đây chính là tinh túy của việc tự khước từ Kitô giáo, theo Merton: “Chính ở trong sự không hoàn thành của chúng ta, sự từ bỏ điều nghèo khó của chúng ta, mà chúng ta có thể tự do phóng vào trong sự tràn đầy và phong phú của Thiên Chúa … mà không nhìn trở lại sự hư vô (nothingness) của chúng ta[6].” Nhằm có thể nhìn vượt qua sự trống rỗng (emptiness) của chúng ta, chúng ta phải từ bỏ các bám víu bên ngoài và tín nhiệm vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Hành trình của Merton đi vào Đức Kitô xuyên văn hóa là một cuộc hành trình vào nội tâm đến với bản ngã chân thực. Ông gợi ý rằng sự hoàn thành của nhân tính sâu thẳm nhất của chúng ta nằm bên trong chúng ta, không phải bên ngoài. Hành trình vào nội tâm xẩy ra vượt quá cái tôi (the ego), trong một phấn đấu cá nhân, thần bí bên trong một đám mây nội tại của sự tăm tối. Ông kêu gọi chúng ta làm mất đi các bản ngã sai lạc của chúng ta bằng cách phá bỏ các ngăn cản của sự đơn độc đã hình thành chung quanh cuộc sống chúng ta. Ông nói đến một sự sinh ra mới bên trong, liên quan đến phấn đấu, thế nhưng là một sự sinh ra đến với một quyền lực giải thoát, tạo dựng nhiều hơn của sự sống. Ông phát biểu, “Có một bản năng trong chúng ta … về đổi mới, về một sự giải thoát của quyền lực tạo dựng…. [Nó] cho chúng ta biết rằng sự thay đổi này là một sự phục hồi của những gì là sâu thẳm nhất, nguyên thủy nhất, cá nhân nhất trong chính chúng ta. Được sinh ra lại không phải để trở thành một ai đó khác biệt, nhưng để trở thành chính chúng ta[7].” Đây là căn bản của ý thức xuyên văn hóa của Merton, một sự “chín muồi cuối cùng và hoàn tất của tinh thần con người ở tầm mức xuyên văn hóa[8].” “Những gì Merton có trong tâm trí,” Thompson phát biểu, “là việc trỗi sinh một con người với sự bình lặng và tách rời cá nhân và văn hóa cho đến nổi người đó có khả năng nhận biết và quan điểm hóa các giá trị đích thực hiện diện trong mọi con người và mọi nền văn hóa[9].” Con người xuyên văn hóa không khước từ xã hội nhưng sống và hành động trong phạm vi xã hội với một tầm mức mới về ý thức, một thực tại mới bao gồm tất cả các con người và toàn thể sự sống. Ý thức mới này đối kháng với bản thể đơn độc do xã hội kỹ thuật đúc thành, xã hội áp đặt chúng ta làm chủ thực tại và tách rời chính chúng ta khỏi đám đông bằng cách trở nên hoàn toàn tự đầy đủ. Trong việc nhận ra thực tại của hoàn cảnh con người, chúng ta chấp nhận một sự khiêm tốn, điều mà Merton nói phải nằm dưới tất cả các mối tương quan. Lòng khiêm tốn gạt bỏ tất cả những gì là sai lạc và nhìn thấy thực tại như nó đang là thế, sự trái nghịch lại của việc lôi kéo thế giới bằng cái tôi (the ego). Chúng ta học biết rằng cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa thực sự chi trong chừng mực chúng ta định hướng con tim của chúng ta hướng về Thiên Chúa như là nguồn mạch và cùng đích của thực tại.

Việc Merton tìm kiếm bản ngã chân thực trong Thiên Chúa tương tự với “hành trình của linh hồn” (soul’s journey) của Bonaventure. Hành trình đến với bản ngã chân thực chính là hành trình đến với Thiên Chúa, và hành trình đến với Thiên Chúa chính là hành trình đến với bản ngã chân thực, trong đó chúng ta tự tìm thấy như là các hiện thân liên hệ, hình ảnh của Thiên Chúa[10]. Như Thompson viết, “bản ngã theo Merton được đồng tạo thành bởi một Bản ngã siêu việt” thế nào để “bản ngã tìm thấy nhân dạng của nó không phải trong bản ngã cá nhân như là một cái tôi phân rẽ, giới hạn và thế tục mà trong Đức Kitô, hoặc Chúa Thánh Linh trong bản ngã này[11].” Như thế, để cho bản ngã trở nên chân thực với những gì nó đang là, một hiện thân liên hệ, nó phải ở trong sự hiệp nhất với người khác, như Teilhard đã nhắc nhở chúng ta, hiệp nhất làm cho khác biệt, và càng ở trong hiệp nhất với tha nhân, chúng ta càng chính là chúng ta.

Với Merton, cô đơn chính là phương tiện đi đến nhận thức tràn đầy hơn về chính mình. Tình trạng nhận biết Thiên Chúa và ý thức được bản ngã chân thực của chúng ta không phải là một biến cố không tưởng mà là một tiến trình của sự lớn lên và đổi mới nội tại liên tục. Cuộc sống đơn côi không nhất thiết là chia cách với thế giới mà là một cuộc sống thường xuyên tự chối từ và sinh lại trong Đức Kitô. Trong đơn côi, chúng ta thiết lập nền tảng trong Thiên Chúa và bảo toàn nó qua cầu nguyện chiêm ngắm. Kinh nghiệm này cho phép chúng ta vẫn tiếp tục mở ra với Thiên Chúa, với bản ngã nội tại của chúng ta, và với tất cả tạo dựng. Merton giải thích, “Đơn côi chân thực là quê hương của con người, đơn côi sai lạc là nơi tạm trú của cá thể. Con người được làm thành bởi một khả năng tồn tại độc đáo để yêu thương—bằng một tính có thể căn bản chăm sóc tất cả các tạo vật được Thiên Chúa làm thành và được Người yêu thương. Khả năng như vậy bị việc mất viễn ảnh hủy hoại[12].” Trong sự sống nội tại, điều kiện con người được hành động chuyển hóa của Thiên Chúa chữa lành. Trong cô đơn, con người đồng thời ở một mình thế nhưng cũng ở trong hiệp thông với toàn bộ nhân tính trong thân thể của Đức Kitô. Merton phát biểu, “Người là một trong sự hiệp nhất, chính là tình yêu. Người là không chia cách trong chính Người, bởi vì Người cởi mở ra với tất cả. Người cởi mở ra với tất cả bởi vì đó là cội nguồn của tất cả, hình thái của tất cả và tận cùng của tất cả, là một trong Người và trong tất cả. Người chân thực là một mình mở rộng ra đến trời và gần gủi với chẳng một ai[13].” Sự lớn lên của ý thức xuyên văn hóa đến từ việc khám phá ra bản ngã trong Thiên Chúa:

Cái “ngã” (I) sâu sắc của tinh thần, của đơn côi và của tình yêu, không thể là “bị có,” bị sở hữu, phát triển, làm cho toàn bích. Nó chi có thể , và hành động phù hợp với các luật lệ nội tại sâu thẳm không phải là việc thiết kế của con người mà đến từ Thiên Chúa…. Cái “ngã” nội tại này luôn luôn đơn độc lại luôn luôn là phổ cập: vì chính trong cái “ngã” nội tại này mà sự cô đơn của tôi gặp gỡ sự cô đơn của mọi con người khác và sự cô đơn của Thiên Chúa. Từ đó nó vượt quá sự chia cách, vượt quá sự giới hạn, vượt quá sự khẳng định ích kỷ. Chính chỉ có cái “ngã” nội tại và cô đơn yêu thương chân thực bằng tình yêu và Chúa Linh của Đức Kitô. Cái “ngã” này là chính Đức Kitô, sống động trong chúng ta: và chúng ta, trong Người, sống động trong Chúa Cha[14].

Do đó, sự đơn côi không được mời gọi để lìa xa xã hội mà để siêu việt nó; không để rút khỏi tình bè bạn với con người khác mà để từ khước bộ mặt bề ngoài, huyền thoại về hiệp nhất trong đa dạng nhằm đạt đến sự hiệp nhất trên một tầm mức cao hơn và tâm linh hơn[15]. Nhân tính có thể trở nên hoàn toàn sống động chỉ trong tình trạng đơn côi như thế. Loài người thực sự sống động khi họ kinh qua sự tràn đầy của thông tuệ, tự do, và tâm linh trong phạm vi chính họ, khi họ có thể nhận ra và diễn dịch ý nguyện của Thiên Chúa. Chúng ta đích thực tự do khi sự đổ vỡ và chia cách đánh dấu bản ngã sai lạc được chữa lành. Đây là phương cách duy nhất cho chúng ta “hiệp nhất lại” với bản ngã nội tại chân thực của chúng ta, với Thiên Chúa, và với tha nhân. Sự quan trọng của bản ngã nội tại chân thực dẫn Merton đến suy tư ảnh hưởng nguy hiểm của nền văn hóa kỹ thuật, điều, theo quan điểm của ông, có thể dẫn đến một “chuyến bay ly tâm phóng con người trần thế, trong toàn bộ ảnh hưởng và sự cô đơn không hiểu được của mình, vào trong tăm tối của không gian bên ngoài không mục đích và không chủ đích[16].” Ông tuyên bố, không có sự cô đơn, không thể có đồng cảm bởi vì con người trần thế trở nên lạc mất trong các bánh xe của một bộ máy xã hội và không còn biết đến các nhu cầu của con người như là một vấn đề của trách nhiệm cá nhân[17]. Để giải thích vấn đề đơn côi, Merton dựa trên hình ảnh về thân thể của Đức Kitô, với nó toàn thể nhân loại được mời gọi trở nên hiệp nhất. Ông phát biểu, xã hội là một thân thể gồm “các xương gãy nát”; nó bị “mất phương hướng” (dis-tracted), gãy nát bởi các lực không tự nhiên của tính ích kỷ và tham vọng. Trong khi thân thể của Đức Kitô phải được hiệp nhất bằng tình yêu, xã hội hiện đại làm thân xác tan ra từng mảng bằng cách dụ dỗ người ta vào trong đơn côi (isolation) và cô độc (loneliness). Bản ngã nội tại trở thành bị ý nguyện lũng đoạn của bản ngã cái tôi (the ego-self) ruồng rẫy. Chỉ qua Đức Kitô chịu đóng đinh, ông cho thấy, mà các xương đó có thể được sắp đặt lại[18].

Merton gợi ý rằng một tâm linh xuyên văn hóa, kết quả của một cuộc sống tâm linh trưởng thành, là căn bản của một người hoàn toàn hội nhập đạt đến một nhân dạng sâu sắc hơn, tràn đầy hơn như là con người và từ đó có thể “trỗi lên trên,” ấy là nói thế, sự tan tành văn hóa và khác biệt tôn giáo. Trong cuốn Suy niệm trong một thế giới hành động (Contemplation in a World of Action), Merton viết,

Người nào đã đạt đến sự hội nhập cuối cùng không còn bị giới hạn bởi nền văn hóa trong đó người ấy đã lớn lên…. Người đó chấp nhận không chỉ chính cộng đoàn, chính xã hội, chính bạn bè, chính nền văn hóa của người đó mà còn toàn thể nhân loại. Người đó không còn bị ràng buộc với chuỗi giới hạn các giá trị theo phương cách người đó chống đối hùng hổ hoặc tự vệ với các nền văn hóa khác. Người đó hoàn toàn “Công giáo” theo ý nghĩa tốt đẹp nhất về thế giới[a]. Người đó có một viễn ảnh và kinh nghiệm hiệp nhất của chân lý duy nhất tỏa sáng ra trong toàn bộ các cách biểu hiện khác nhau, số này rõ rệt hơn số kia, số này dứt khoát và chắc chắn hơn số khác. Người đó không đặt các quan điểm không toàn phần này thành chống đối lẫn nhau mà hiệp nhất chúng trong một biện chứng hoặc một nhận thức và tự phát vào trong các cuộc sống của tha nhân. Con người rốt cùng đã hội nhập là một người xây dựng hòa bình, và đó là lý do tại sao có một nhu cầu khẩn thiết để các nhà lãnh đạo của chúng ta trở thành những con người như vậy về nhận thức[19].

Thompson chỉ ra “rằng quan điểm của Merton về cá tính xuyên văn hóa cung cấp cho chúng ta cơ sở tạo dựng về một quan điểm sâu sắc hơn về chính Kitô học … và một viễn ảnh Kitô mới có khả năng thúc đẩy tại phương Tây Kitô giáo ý thức xuyên văn hóa của chúng ta[20].” Qua việc thực hiện liên tục cầu nguyện, tự suy tư, suy niệm về Lời của Thiên Chúa, và chiêm ngắm, một sự tĩnh lặng và tách biệt nội tại, thấm nhuần bởi việc lấy Thiên Chúa làm trung tâm sâu thẳm, làm trỗi sinh một nhận thức mới về bản ngã và tha nhân. Nhận thức của Merton được sinh ra trong nhiều vị thánh, trong họ, sự hiệp nhất sâu sắc với Đức Kitô dẫn đến một lãnh vực cao xa hơn của ý thức và siêu việt trong tình yêu. Ý nghĩa về thế giới của Phanxicô xứ Assisi như là tu viện (cloister) của Thiên Chúa và tất cả các tạo vật như là gia đình của Người là một ví dụ tốt về ý thức mới này. Trong Bài ca về tạo vật (Canticle of Creatures), Phanxicô diễn đạt sự hài hòa của ngài với tạo dựng, điều phản ánh sự hiệp nhất nội tại sâu sắc của ngài với Đức Kitô trong vũ trụ. Cuộc sống của ngài chứng tỏ rằng càng đi vào trong huyền nhiệm của Đức Kitô và trở nên hòa giải trong phạm vi bản thân, người ta càng sống hòa bình trong vũ trụ[21]. Người ta bắt đầu chiêm ngắm thực tại như là sự hiệp nhất trong Thiên Chúa hơn là các thành phần cá thể vụn vỡ. Như Ken Wilber phát biểu, “Khi con người khám phá ra lại rằng Bản thể sâu thẳm nhất của người đó là một bản thể với Đấng Tất cả (the All), người đó được nhẹ nhỏm khỏi gánh nặng của thời gian, của bồn chồn, của lo lắng; người đó được giải thoát khỏi xích xiếng của sự ghét bỏ và sự hiện hữu của bản ngã tách biệt (separate-self existence)…. Như thế, khi người ta khám phá ra lại Đấng Toàn thể tối cao (the ultimate Wholeness), người ta siêu việt—mà không tẩy xóa—mọi loại có thể tưởng tượng ra được của biên giới, và do đó siêu việt tất cả các thể loại của chiến trận[22].” Wilber mô tả các thánh như là “đầu tăng trưởng [growing tip] của ý thức con người bởi vì họ đã khám phá ra các tầm mức cao hơn của hiện thân qua sự bành trướng và tiến hóa sớm phát triển của chính ý thức của họ,” như thế siêu việt các chia cách trong phạm vi văn hóa và xã hội[23].

Ý thức xuyên văn hóa của Merton phơi bày sự tiến hóa của ý thức tiêu biểu cho giai đoạn trục thứ hai. Nó là một ý thức tôn giáo được phức tạp hóa đặt nền tảng trong Đức Kitô, trung tâm hội nhập của con người trần thế và vũ trụ. Như Thompson ghi nhận, “một ý thức xuyên văn hóa có khả năng nắm bắt ý nghĩa xuyên văn hóa về Đức Kitô trỗi dậy[24].”Merton viết rằng, với một Kitô hữu, “sự hội nhập xuyên văn hóa có tính thế mạt…. Nó có nghĩa là một sự tan rã của bản ngã xã hội và văn hóa, sản phẩm của lịch sử đơn thuần con người, trong huyền nhiệm của sự cứu độ, trong sự ‘tạo dựng mới’ Hiện xuống (Pentecostal ‘new creation’)[25].” Bằng cách siêu việt các khác biệt trong sự hiệp nhất với Đức Kitô, người ta chính xác đi vào trong sự khác biệt của tha nhân chính là Đức Kitô; nghĩa là, một ý thức xuyên văn hóa nắm bắt ý nghĩa xuyên văn hóa của Đức Kitô nổi lên bên trên sự vụn vỡ của nhân tính bằng cách đi xuống vào trong sự đoàn kết với người lân cận của mình.

Nhận thức của Merton về Đức Kitô xuyên văn hóa phơi bày ra một nhà thần bí đã thăm dò chiều sâu của huyền nhiệm thần thiêng để đi vào trung tâm của nhân tính và trung tâm của thế giới. Người nào chết với Đức Kitô và tìm được lối đi qua thập giá, từ bỏ mọi thứ quyến luyến như là bảo chứng, đi vào sự tự do của Linh của Thiên Chúa, cho phép Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa của đời sống của người đó, như thế trỗi dậy với Đức Kitô vào một tạo dựng mới. Con người như vậy có một viễn ảnh mới về thế giới, nhìn thấy hiệp nhất không phải khác biệt, tình yêu không phải ghét bỏ, gia đình không phải bộ tộc riêng lẻ; một con người như vậy nhìn thấy thế giới trong con tim của Đức Kitô. Như thế, như Thompson gợi ý, “niềm tin vào Đức Kitô trỗi dậy, thay vì là một trở ngại trong việc gặp gỡ các tôn giáo thế giới, chính nó trở thành một phương tiện để thúc đẩy chính sự gặp gỡ đó[26].” Đi vào trong cuộc đối thoại về tôn giáo thế giới không phải để siêu việt nhân tính của Đức Kitô mà đúng hơn để đi vào trong nhân tính của Đức Kitô như là biểu tượng của toàn thể nhân tính, vì nhân tính trỗi dậy của Đức Kitô là quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động trong vũ trụ. Đức Giêsu Kitô là con người hội nhập hoàn toàn, và người nào đi vào trong Đức Kitô đi vào trong con người của tất cả các con người trong trung tâm của vũ trụ. Đó là lý do tại sao, Thompson phát biểu, “Đức Giêsu được Kitô hữu xem như chính là mạc khải của Thiên chúa, vì con người rốt cuộc đã hội nhập chính xác chính là phương cách hoàn thành nhất trong đó Thiên Chúa chắc hẵn đã có thể mạc khải chính Thiên Chúa cho loài người bằng ngôn từ của loài người…. Đức Giêsu rút chúng ta khỏi việc tự bám víu vào mình làm cho các tương quan đích thực thành không thể được[27].”

Cách xử lý tu trì của Merton với con người hội nhập hoàn toàn, và Đức Kitô như là sự tràn đầy của hội nhập, là một cách xử lý theo kinh nghiệm. Biết Thiên Chúa chính là kinh nghiệm về Thiên Chúa; yêu Thiên Chúa chính là kinh nghiệm về Thiên Chúa. Người nào nói biết Thiên Chúa và ghét bỏ người hàng xóm của mình là một người nói dối ( 1 Ga 4, 20). Trong con người như vậy, Thiên Chúa không hiện hữu. Những gì Merton chỉ ra là rằng chúng ta phải trước tiên đến được nhận biết Thiên Chúa trong phạm vi chính chúng ta như là Đấng tạo dựng, Đấng bảo toàn, và Đấng yêu thương. Chỉ khi chúng ta đã quen thuộc với Thiên Chúa bên trong, tin vào tình yêu cá nhân mà Thiên Chúa cho chúng ta mà chúng ta có thể tín nhiệm chính chúng ta để lớn lên trong tỉnh yêu đó, tình yêu thách thức chúng ta đi quá các ranh giới thoải mái của chúng ta. Khi chúng ta từ bỏ và sống trong khó nghèo của hiện thân, thoát khỏi những gì tù hãm chúng ta mà chúng ta có thể cho phép lực của tình yêu thần thiêng kéo chúng ta ra khỏi các bản ngã nhỏ nhen, hữu tận của chúng ta đến một lãnh vực cao hơn của hiện thân nơi chúng ta tìm thấy chính chúng ta chân thực như chúng ta đang là, và trong bản ngã chân thực này, tự do để yêu thương vượt quá kiềm hãm. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy thế giới với một viễn ảnh mới và yêu thương với một tình yêu mới, khi chúng ta di chuyển ra khỏi “sự thu hút đến với tính phổ quát, khỏi tính tự nhận làm trung tâm hướng đến thần bí hóa vũ trụ (cosmification)[28].” Con đường của ý thức xuyên văn hóa mở ra cho nhận thức mới của huyền nhiệm về Đức Kitô và cung cấp một con đường Kitô giáo mới vào giai đoạn trục thứ hai.

Nếu Đức Kitô trỗi dậy chính là trung tâm của hiệp nhất hóa trong vũ trụ, siêu việt các khác biệt về văn hóa và tôn giáo, thế thì Kitô hữu lìa bỏ Đức Kitô lìa bỏ bất cứ hy vọng nào vào sự hiệp nhất hóa và cũng thế hòa bình trên thế giới; quả thực, trong chính vũ trụ. Tính trung tâm của Đức Kitô không phải là một trở ngại cho sự hiệp nhất của các tôn giáo thế giới mà chính là nguồn cội của sự hiệp nhất này. Ý niệm như vậy ủng hộ Đức Kitô như là sự trùng khớp của các đối nghịch mà sự tràn đầy của chúng liên quan đến tính đa dạng và khác biệt; đối nghịch càng to lớn bao nhiêu, sự tràn đầy của Đức Kitô cũng càng to lớn bấy nhiêu[29]. Có lẽ nếu chúng ta đã không sử dụng tước vị “Kitô” và nói thay vào đó đến con người hội nhập hoàn toàn tại trung tâm của vũ trụ, chúng ta có thể nắm bắt sẵn sàng hơn nhu cầu kinh nghiệm về con người này như là nguồn cội của sự toàn thể và chữa lành trong phạm vi chính cuộc sống của chúng ta và suộc sống của thế giới. Con người này là có tính cứu độ. Như Panikkar chỉ ra, nói “Đức Giêsu là Đấng Kitô” có nghĩa là Đức Giêsu không phải là bất kỳ con người nào mà chính  con người hoàn toàn hội nhập, trong người đó Thiên Chúa đã mạc khải chính Người theo phương cách hoàn tất nhất. Bất cứ ai tự tuyên xưng là “Kitô hữu” tuyên bố niềm tin vào Đức Kitô trỗi dậy và phải ở trên phương cách hướng đến sự phát triển của một ý thức xuyên văn hóa và, như thế, các cuộc gặp gỡ xuyên văn hóa.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương