Luận văn thạc sỹ y họC


 Ảnh hưởng của VGVR B đối với thai nghén



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang16/44
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích0.61 Mb.
#53151
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44
nghien cuuu vien gan b san phu(FILEminimizer)

1.8.2. Ảnh hưởng của VGVR B đối với thai nghén 
Theo kết quả của các nghiên cứu, VGVR B có thể xuất hiện ở bất cứ 
giai đoạn nào của thai nghén, nhưng 2/3 xuất hiện vào 3 tháng cuối [5], [7], 
[22], [57], [77]. Một số tác giả cho rằng, VGVR B hình như không có ảnh 
hưởng đến tiến trình của thai nghén và cũng không có nguy cơ đối với thai 
nhi. Ngược lại, đa số các tác giả lại thấy: nếu viêm gan xảy ra vào 3 tháng 
đầu, nhất là nếu xảy ra vào những ngày đầu hoặc tuần đầu mới mang thai, sẽ 
gây sảy thai [5], [33], [80], [83]. Theo Hohlfeld, tỷ lệ đẻ non ở các bệnh nhân 
có thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là 35% [84], tỷ lệ này trong nghiên cứu 
của Vũ Khánh Lân là 45% và dao động từ 22 đến 38.5% theo các tác giả nước 
ngoài [41], [53],[61], [72]. Theo kết quả của một số nghiên cứu VGVR, có từ 


29
5% đến 15% thai bị chết lưu [21], [58], [83], Martin [57] và F.Gary [46] cũng 
nhận định: VGVR B làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng nguy cơ chết thai, hậu quả 
của VGVR B đối với thai cũng như trẻ sơ sinh phụ thuộc vào sự kéo dài, mức 
độ trầm trọng của bệnh mẹ. Kết quả nghiên cứu của Vũ Khánh Lân cho thấy: 
tỷ lệ thai bị chết trong chuyển dạ là 9.2%, theo Hohlffeld tỷ lệ này là 4.8% 
[83] và theo Tsega là 6.2% [72]. Tất cả các tác giả đều nhấn mạnh nguy cơ 
xuất hiện trầm trọng lúc sổ thai do rối loạn đông máu ở những sản phụ bị 
viêm gan có suy giảm chức năng gan. Nghiên cứu 48 trường hợp sản phụ bị 
viêm gan cấp ở 1 bệnh viện sản ở Egypt, Medhat nhận thấy: tỷ lệ biến chứng 
của thai và biến chứng sản khoa ở các bệnh nhân bị viêm gan cấp cao hơn hẳn 
so với các sản phụ không bị viêm gan; đặc biệt, viêm gan làm biến chứng 
chảy máu sau đẻ tăng lên nhiều lần. Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả 
này: khi có biến chứng viêm gan nặng, tỷ lệ biến chứng cho thai tăng lên, từ 
18,6% đối với viêm gan thông thường đến 100% khi viêm gan nặng, bao 
gồm: đẻ non, thai chết lưu hoặc thai chết trong chuyển dạ, sảy thai…., tỷ lệ 
chảy máu sau đẻ cũng tăng lên, từ 18.8% đối với viêm gan thông thường lên 
40% đối với viêm gan nặng [58]. Tương tự, theo nghiên cứu của Đinh Thị 
Bình thì: tỷ lệ chảy máu sau đẻ ở nhóm bệnh nhân VGVR là 34,8%, cao gấp 3 
lần so với nhóm sản phụ không bị viêm gan (11.8%), tỷ lệ đẻ phải can thiệp 
cũng cao hơn ở nhóm các bệnh nhân bị viêm gan (58.9% so với 32.5%), 
không có sự khác biệt vể tuổi thai và trọng lượng trẻ sơ sinh giữa 2 nhóm [4]. 
Biến chứng viêm gan nặng chủ yếu xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ [46]. 
Bernuau cho rằng: biến chứng suy thận có thể gặp nhiều hơn ở các thai phụ bị 
VGVR B. Tác giả này khẳng định: “hậu quả của viêm gan B nặng đối với sản 
khoa là rất nghiêm trọng: thai thường chết, cuộc đẻ có thể tiến triển bình 
thường nhưng thường có biến chứng băng huyết sau đẻ do các tế bào gan bị 
hoại tử rộng và cấp tính” [79]. Tử vong mẹ sau khi hôn mê do viêm gan nặng 


30
là 75% theo Caumes [73] và là 66% trong một nghiên cứu trên 106 thai phụ bị 
VGVR B nặng của Acharya [37]. Hầu hết các tác giả đều nhận thấy: gan teo 
nhỏ, độ hôn mê sâu, phù não, mức tăng bilirubin máu ≥15mg/dl, tỷ lệ 
prothrombin hạ là những yếu tố để tiên lượng khẳ năng sống của bệnh nhân 
[3], [15], [77]. Tất cả các nghiên cứu về vấn đề chảy máu sau đẻ đều có chung 
một nhận xét: máu chảy không đông, các bệnh nhân này đều được kiểm soát 
tử cung và tiêm oxytocin, một số trường hợp vẫn tiếp tục bị chảy máu dù tử 
cung co tốt. 
Vũ Khánh Lân [21], sau khi nghiên cứu tình hình viêm gan tại Bệnh 
Viện C nay là ( Bệnh viện Phụ sản Trung ương) năm 1978, đã kết luận: bệnh 
nhân mắc bệnh VGVR B càng gần đến ngày chuyến dạ thì càng nặng và tiến 
triển càng nhanh. Nếu bệnh nhân bị viêm gan cấp vào viện, 60% có vàng da, 
45% bệnh nhân có tỷ lệ prothrombin giảm dưới 60%. Vũ Khánh Lân cũng 
nhận thấy, các bệnh nhân này có đầy đủ các triệu chứng của VGVR kinh điển 
song enzyme gan không tăng nhiều, hội chứng tắc mật rõ hơn, thai phát triển 
hoàn toàn bình thường với 86 trẻ đẻ ra có cân nặng từ 2000 đến 3500 g, chỉ có 
2 trẻ sơ sinh bị tử vong vì non tháng. Tỷ lệ đẻ đường dưới là chủ yếu, tỷ lệ mổ 
lấy thai chỉ có 3% trong nghiên cứu của Vũ Khánh Lân, [21] và là 4,2% trong 
nghiên cứu của Medhad [58] và chỉ định mổ lấy thai ở đây không liên quan 
đến bệnh lý viêm gan mà hoàn toàn là lý do về sản khoa. Cũng theo kết quả 
nghiên cứu của Vũ Khánh Lân, có 5% bệnh nhân phải mổ cắt tử cung không 
hoàn toàn do bị chảy máu sau đẻ, 22% bệnh nhân có rối loạn đông máu. Tỷ lệ 
viêm gan ác tính rất cao trong nghiên cứu này: 18/54 trường hợp, với biểu 
hiện hôn mê, chảy máu dạ dày và tử vong dù đã được truyến máu. Tác giả 
nhận thấy, hôn mê và tử vong mẹ thường xảy ra sau khi thai bị chết trong 
chuyển dạ. 


31
Đối với thai, ngoài những nguy cơ trên, tất cả các tác giả đều nhấn 
mạnh đến khẳ năng lây truyền dọc của HBV từ mẹ sang con. Có rất nhiều 
nghiên cứu đã đề cập đến sự lây truyền dọc của HBV. Sự lây nhiễm này chủ 
yếu xảy ra trực tiếp trong cuộc đẻ do trẻ nuốt máu hoặc dịch âm đạo của mẹ
có chứa HBV hoặc truyền sang cho trẻ qua tổn thương ở da, niêm mạc. Sự lây 
truyền cũng có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản thông qua việc trẻ bú mẹ, 
HBV cũng có thể vượt qua hang rào rau thai để sang thai nhi từ trong tử cung 
nhưng phương thức lây truyền này thấp [61], [65]. Theo Đinh Thị Bình nguy 
cơ lây truyền dọc này là 66,7% [4] và là 93,5% theo Vũ Tường Vân [32] nếu 
cả HBsAg và HBeAg đều (+) ở mẹ. Hậu quả là, gần 85% số trẻ này trở thành 
người mang virus mãn tính và là nguồn lây quan trọng trong cộng đồng, sau 
phát. Do vậy, cần phát hiện và diều trị sớm các sản phụ bị viêm gan khi khám 
thai 3 tháng cuối, ít nhất là xét nghiệm HBsAg trước tháng thứ 8 của thai kỳ 
[79]; nếu thai phụ có HBsAg (-), nên tiêm phòng viêm gan cho họ, nếu 
HBsAg (+), cần xét nghiệm các chức năng gan để phát hiện thể viêm gan 
không có triệu chứng, mọi trường hợp men gan tăng cao khi có thai đều là bất 
thường [77]. Con của các sản phụ có HBsAg (+) phải được tiêm đồng thời 0,5 
ml huyết thanh có chứa kháng thể miễn dịch chống viêm gan và vaccine trong 
vòng 12 giờ đầu sau đẻ ở 2 vị trí khác nhau, rồi tiêm chủng nhắc lại sau đó1 
tháng, 2 tháng và 1 năm[5], [46]. Việc tiêm phòng này cho phép tránh lây 
nhiễm HBV cho 80% trẻ sơ sinh. 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương