Khu bảo tồn loài và sinh cảnh sao la dfdfdfdsfsdf kế hoạch quản lý giai đOẠN 2013- 2015


Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu có được sự phối kết hợp của chính quyền, ban ngành các cấp từ xã đến tỉnh và khu vực với các giải pháp cơ bản như sau



tải về 4.06 Mb.
trang4/25
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.06 Mb.
#11817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu có được sự phối kết hợp của chính quyền, ban ngành các cấp từ xã đến tỉnh và khu vực với các giải pháp cơ bản như sau:


- Xây dựng quy chế phối hợp các hoạt động quản lý bảo vệ giữa các khu rừng đặc dụng là Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế và Vườn quốc gia Bạch Mã vì 3 khu rừng đặc dụng này hiện nối liền ranh giới với nhau và đều có chung mục tiêu là bảo tồn loài Sao la.

- Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ hơn của Ban quản lý KBT với các đơn vị khác trong vùng như: Hạt Kiểm lâm các huyện, các đơn vị Quân đội, Công an và Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng; Chính quyền địa phương các cấp từ huyện đến xã và thôn bản, kể cả các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

- Vì KBT mới thành lập nên mức độ phối hợp chung cũng như sự tham gia của cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế trong các hoạt động về quản lý, bảo vệ. Các hoạt động đồng quản lý chắc chắn còn cần thêm thời gian với các giải pháp cụ thể kể cả việc nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng về khu bảo tồn và các hoạt động quản lý mà Ban quản lý hiện đang giữ vai trò độc tôn.

- Xác định rõ vai trò của Ban quản lý với các cơ quan cấp huyện, xã. Đặc biệt làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm lâm rừng đặc dụng và Kiểm lâm huyện, có cơ chế phối hợp để không chồng chéo.

- Cộng đồng dân cư tham gia phục hồi rừng, trồng rừng, nhất là trồng cây phân tán. Thông qua hệ thống tổ chức về PCCCR ở địa phương, các hộ gia đình nhận giao khoán bảo vệ rừng tham gia các hoạt động này; đồng thời KBT tổ chức thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ hệ sinh thái, tuần tra bảo vệ, phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi xâm hại tài nguyên rừng và đất rừng.

- Xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hoạt động khuyến nông - lâm, từng bước cải thiện đời sống cộng đồng.



3.4.2.2 Các chương trình dịch vụ hệ sinh thái rừng:

+ Chương trình du lịch và du khách

Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam mới thành lập nên chưa có chương trình du lịch và du khách. Chương trình này có thể được xây dựng trong tương lai.



+ Các chương trình DFES, REDD và REDD+

Tại Quảng Nam, dịch vụ môi trường rừng (PFES) là một lĩnh vực tương đối mới mẽ đối với đại đa số thành phần xã hội. Vào năm 2010, Dự án Winrock đã hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường rừng tại thủy điện AVương. Đây chỉ là một mô hình thử nghiệm, nhưng cũng đã cho thấy vai trò, tầm quan trọng và thật sự có ích cho những người tham gia và quản lý rừng đầu nguồn. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Đây là một bước tiến cơ bản và cần phải có để thực hiện dịch vụ môi trường rừng về sau.

Đối với Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, đây là hoạt động hết sức mới. Tuy nhiên, BQL KBT cũng đã xác định đây là một trong những hoạt động hết sức quan trọng, đang được các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn cũng như xã hội quan tâm. Nếu có được kinh phí, BQL Khu bảo tồn sẽ đi tham quan học hỏi về chi trả PFES tại các tỉnh đã thực hiện thí điểm như tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phương được Nhà nước cho thí điểm xây dựng và đã thực hiện về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Mời các chuyên gia tập huấn về hoạt động chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. Hoạt động tập huấn chi trả phí môi trường rừng, dự kiến sẽ tiến hành trong quý IV, năm 2013.

Trong thời gian tới, sau khi được tập huấn các tài liệu liên quan đến chi trả phí dịch vụ môi trường rừng, BQL khu bảo tồn sẽ cùng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đề xuất các đơn vị trên địa bàn phải thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Sau đó sẽ xây dựng đề xuất chi trả và họp thành lập BQL Quỹ PFES.

Hợp phần phục hồi rừng của Dự án CarBi và các Dự án có liên quan khác trên địa bàn nên phối hợp để phát triển mô hình chia sẻ lợi ích và đẩy mạnh dịch vụ môi trường rừng gắn liền với quản lý rừng đặc dụng của KBT và vùng rừng liền kề của KBT Sao la Quảng Nam.

3.4.3 Nghiên cứu và giám sát:

3.4.3.1 Nghiên cứu:

Các chương trình điều tra nghiên cứu đòi hỏi khá nhiều, nhưng trước mắt chưa thể tiến hành tất cả vì nhiều lý do, một số chương trình cần ưu tiên như sau:

- Điều tra bổ sung về KT-XH, lịch sử các cộng đồng sống bên cạnh và dọc ranh giới cùng với những tác động của họ lên KBT;

- Đánh giá nhanh về sinh học vùng biên, khu dân cư và sự phát triển đường giao thông để xác định sự tác động lên toàn bộ hay các vùng riêng biệt của KBT;

- Điều tra và đánh giá nhanh các khu vực có xung đột dọc ranh giới để hỗ trợ cho sự hòa giải xã hội hợp lý;

- Các chương trình điều tra về cây dược liệu, hướng dẫn trồng phù hợp với dân địa phương mang lại giá trị kinh tế cao như: ba kích, đẳng sâm;

- Xác định sự phân bố, số lượng và sự di chuyển theo mùa của các loài quan trọng (Sao la và các loài thú lớn khác). xem mục 3.1.2

- Đánh giá nhanh về hiện trạng các khu rừng bị khai thác nằm bên ngoài và giáp ranh với KBT;

- Thu thập số liệu về tình trạng sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài gỗ (NTFPs) ở vùng đệm và bên trong KBT theo quy chế chia sẻ lợi ích giữa Khu bảo tồn và các cộng đồng địa phương;

- Thu các số liệu về những vùng có sự xung đột giữa con người và các loài hoang dã nhằm duy trì và mở rộng các vùng hành lang đa dạng sinh học phục vụ sự di chuyển của Sao la và các loài thú lớn;

- Xây dựng hệ thống GIS cho giám sát và quản lý, theo dõi sự di chuyển theo mùa của các loài hoang dã chủ yếu.

3.4.3.2 Giám sát

Giám sát đánh giá các hoạt động của kế hoạch quản lý, giám sát đánh giá đa dạng sinh học và tác động của con người là các hoạt động rất quan trọng, do vậy BQL của KBT cần sớm xây dựng và triển khai các chương trình này, đồng thời BQL cần xây dựng một sơ đồ về hệ thống báo cáo từ trên xuống và dưới lên theo định kỳ. Có thể tóm lược một số nội dung như sau:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của kế hoạch quản lý cùng với nguồn kinh phí sử dụng theo thời gian. Các báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ của Ban giám đốc, các đơn vị chức năng, Kiểm lâm… có thể là cơ sở quan trọng. Đánh giá hiệu quả quản lý KBT có thể sử dụng công cụ METT và thực hiện METT theo định kỳ, có thể 6 tháng 1 lần (xem Phụ lục 12 Công cụ đánh giá hiệu quả quản lý/METT).

- Xây dựng chương trình giám sát - đánh giá đa dạng sinh học, các đối tượng giám sát được lựa chọn ngoài Sao la là một số loài bảo tồn quan trọng khác. Cần mời chuyên gia tư vấn để xây dựng chương trình và tập huấn kỹ thuật. Lựa chọn và đào tạo một số cán bộ chủ chốt từ phòng khoa học kỹ thuật, đồng thời có thể sử dụng lực lượng Kiểm lâm/bảo vệ rừng; đồng thời cần chú ý cung cấp các vật tư trang bị cho hoạt động này (máy tính, máy in, bản đồ, ống nhòm, GPS .v.v..). Trong trường hợp Dự án CarBi đã hỗ trợ triển khai đào tạo về kỹ thuật giám sát thì cần kiểm tra lại khả năng triển khai ứng dụng cụ thể, thậm chí có thể yêu cầu đào tạo bổ sung nếu cần.

- Giám sát hiện trạng sinh cảnh rừng hay vùng cư trú của Sao la và các loài hoang dã cùng với tác động của người dân lên KBT có thể được tiến hành song song với chương trình giám sát đa dạng sinh học nói trên với sự tư vấn của chuyên gia được mời đến.

Các tuyến và điểm tuần tra giám sát có thể sử dụng các tuyến tuần tra rừng hiện có; tuy nhiên, nếu cần có thể xây dựng thêm. Phần mềm MIST được sử dụng để lưu trữ số liệu giám sát điều tra và trao đổi thông tin. Thời gian qua Dự án CarBi đã cung cấp tập huấn về sử dụng phần mềm MIST cho các Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la, cần kiểm tra khả năng vận dụng cụ thể và triển khai thực hiện.



3.4.4 Vấn đề quản lý và nhân lực:

3.4.4.1 Tái cấu trúc Ban quản lý khu bảo tồn: (hay khu rừng đặc dụng)

Hoạt động này được thực hiện dựa theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP để tái cấu trúc Ban quản lý KBT hay Khu rừng đặc dụng trên cơ sở tổ chức Ban quản lý hiện nay của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn loài Sao la và Quyết định 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt dự án thành lập BKT loài và sinh cảnh Sao la của UBND tỉnh Quảng Nam.



Hình 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ


SỞ NN & PTNT



SỞ TN & MT







CHI CỤC KIỂM LÂM

UBND HUYỆN TÂY GIANG

UBND HUYỆN ĐÔNG GIANG








Ban Giám đốc:

  • Biên chế: 3 người (1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc )

  • Chức năng nhiệm vụ: Lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam

- Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng là người lãnh đạo cao nhất của Khu bảo tồn có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Khu bảo tồn. Giám đốc phải là công chức Kiểm lâm, có đủ thẩm quyền xử lý các vụ việc liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn theo thẩm quyền Hạt trưởng.

- Một Phó Giám đốc kiêm Hạt phó Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng phải là công chức Kiểm lâm trực tiếp giúp việc Giám đốc chỉ đạo quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

- Một Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc lãnh đạo công tác khoa học, kỹ thuật, tổ chức, hành chính và du lịch sinh thái.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu đối với Giám đốc, Phó Giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý công chức của UBND tỉnh.



Các đơn vị chức năng (giúp việc cho Ban giám đốc):

(1) Phòng Hành chính - Tổng hợp

  • Biên chế: 04 người, trong đó có 01 Trưởng phòng phụ trách tổ chức, 01 Phó trưởng phòng phụ trách về hành chính, 01 văn thư - tạp vụ và 01 lái xe.

  • Chức năng nhiệm vụ:

- Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức, bộ máy và nhân sự của Ban quản lý, công tác về cán bộ, chính sách cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ...;

- Tham mưu giúp Giám đốc về ban hành các văn bản và thực hiện các báo cáo thuộc phạm vi của Ban quản lý;

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và công tác PCCC, bảo vệ, tự vệ cơ quan.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.



(2) Phòng Kế hoạch - Tài chính

  • Biên chế: 04 người, trong đó 01 Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng phụ trách nghiệp vụ kế toán tài chính, 01 Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch, 01 kế toán viên và 01 thủ quỹ.

  • Chức năng nhiệm vụ:

- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các chương trình dự án, phương án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu bảo tồn;

- Thực hiện công tác Kế toán tài chính, quản lý vốn, quản lý tài sản và trang thiết bị của Ban quản lý theo quy định của Nhà nước;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

(3) Phòng Khoa học - Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế


  • Biên chế: 06 người; 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó trưởng phòng (phụ trách hợp tác quốc tế), 02 phụ trách chuyên môn động vật và cứu hộ động vật, 01 phụ trách chuyên môn thực vật và 01 phụ trách chuyên môn lâm sinh.

  • Chức năng và nhiệm vụ:

- Giúp Ban giám đốc trong công tác khoa học kỹ thuật. Chỉ đạo về mặt kỹ thuật trong các chương trình phục hồi rừng, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, theo dõi diễn biến rừng;

- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành triển khai các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh;

- Quản lý, giám sát các dự án phát triển rừng ở vùng đệm. Cụ thể là thực hiện các dự án đầu tư phát triển rừng, phát triển kinh tế xã hội;

- Trực tiếp phụ trách Trung tâm cứu hộ Sao la và các loài sinh vật (trong tương lai có thể tách trung tâm này thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý khu bảo tồn loài).



(4) Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng hay Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la

    • Biên chế:

- Theo Khoản 1, Điều 28, Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng thì Khu bảo tồn loài và sinh cảnh có diện tích từ 15.000 ha trở lên thì được thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng. Khoản 3, Điều 28 cũng quy định biên chế Hạt Kiểm lâm với tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức Kiểm lâm.

- Như vậy tổng biên chế Kiểm lâm là 32 người, bao gồm: 01 Hạt trưởng (là Giám đốc Ban quản lý), 01 Phó Hạt trưởng kiêm Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động, 02 Thanh tra - Pháp chế, 01 văn thư kiêm kế toán, 06 Kiểm lâm cơ động (trong đó có 01 người kiêm lái xe), 20 cán bộ kiểm lâm ở 04 trạm (mỗi trạm 05 kiểm lâm).



  • Chức năng và nhiệm vụ:

- Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sao la trực thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Khu bảo tồn về tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi ranh giới Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la;

- Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sao la chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang thiết bị chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm;

- Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng trong Khu bảo tồn theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Trường hợp cần thiết phải phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang và Đông Giang và các lực lượng khác huy động lực lượng để truy quét chống hành vi chặt phá rừng trái phép trong Khu bảo tồn;

- Xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật;

- Phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân trong khu vực tham gia bảo vệ rừng;

- Tổ chức quản lý biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ hỗ trợ, phương tiện được trang bị và thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức trong đơn vị theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu UBND cấp huyện và phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm Tây Giang và Đông Giang, các cơ quan đơn vị chức năng có liên quan, chính quyền các xã sở tại theo quy chế phối hợp liên ngành của tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chi cục Kiểm lâm và cấp có thẩm quyền;

- Chịu sự chỉ đạo mọi mặt và chấp hành chế độ báo cáo của Chi cục Kiểm lâm.

Bộ phận Thanh tra - Pháp chế

- Thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật: Hỗ trợ Kiểm lâm địa bàn trong việc phối hợp với Tổ bảo vệ rừng tuần tra, tham mưu cho Hạt trưởng xử lý các vi phạm trong lĩnh vực QLBVR và quản lý lâm sản theo quy định, phối hợp các chiến dịch tuyên truyền về luật pháp có liên quan đến các vi phạm trong Khu bảo tồn loài.

- Biên chế: 02 người.

Các Trạm quản lý bảo vệ rừng trực thuộc Ban quản lý

Thành lập 04 Trạm quản lý bảo vệ rừng (Trạm Kiểm lâm địa bàn) tại 2 huyện Đông Giang và Tây Giang.



  • Biên chế: 20 người.

  • Nhiệm vụ của các Trạm quản lý bảo vệ rừng :

- Theo dõi, nắm bắt tình hình quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn loài Sao la trên địa bàn được phân công;

- Tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn loài Sao la trên địa bàn được phân công;

- Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn của các xã thuộc Hạt Kiểm lâm Đông Giang và Tây Giang trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Tuần tra, truy quét các đối tượng xâm nhập trái phép hoạt động trong Khu bảo tồn, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trong khu bảo tồn;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban quản lý giao.

Trên đây là hệ thống tổ chức tương đối hoàn chỉnh cho tương lai lâu dài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các nguồn lực và điều kiện cụ thể có thể xem xét điều động biên chế cán bộ từ các Hạt Kiểm lâm, thành lập các phòng ban ưu tiên sau: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Phòng Khoa học Kỹ thuật (trước mắt có thể kiêm Trung tâm cứu hộ Saola), Phòng Tổng hợp (trước mắt có thể gộp tổ chức, hành chính, kế hoạch, tài chính). Khi chưa thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thì các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thuộc địa phương nào (Tây Giang hoặc Đông Giang) thì Ban quản lý Khu bảo tồn chuyển hồ sơ cho Hạt Kiểm lâm sở tại đó để xử lý theo quy định của pháp luật.



3.4.4.2 Tuyển dụng nhân lực:

Đề xuất tuyển dụng các cán bộ quản lý giữ các chức vụ quan trọng theo trình độ chuyên môn và được đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo thực hiện các công việc một cách hiệu quả. Cán bộ cần tuyển vào thuộc các vị trí sau:

- Các cán bộ về sinh thái;

- Cán bộ truyền thông;

- Cán bộ về xã hội;

- Kiểm lâm;

- Cán bộ thực thi luật/pháp chế;

- Cán bộ quản lý hành chính, tài vụ kế toán;

- Các cán bộ về bảo dưỡng;

- Cán bộ quan hệ công chúng, truyền thông…



3.4.7.3 Tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực về các lĩnh vực sau:

- Sinh thái học; điều tra, giám sát động thực vật; sử dụng vật tư trang thiết bị;

- Kỹ năng tiếp cận, tuyên truyền giáo dục cộng đồng địa phương;

- Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;

- Về luật và thực thi luật, nghiệp vụ tài chính kế toán trong KBT;

- Về du lịch sinh thái (khi có hoạt động du lịch);

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, các mô hình ứng dụng hiệu quả tại các KBT trong và ngoài nước.

3.4.4.4 Cơ sở hạ tầng và vật tư trang thiết bị:

- Xây dựng văn phòng BQL KBT với quy mô đủ nơi làm việc của Ban Giám đốc, các Phòng ban chuyên môn, Hạt Kiểm lâm, Hội trường và các phòng hội nghị giao ban định kỳ.

- Xây dựng 4 trạm Kiểm lâm tại 4 xã để quản lý, bảo vệ rừng và làm công tác địa bàn.

- Trang bị các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho Ban quản lý và các phòng ban chuyên môn, Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng như: Máy vi tính, máy in, GPS, máy ảnh, bản đồ, trang bị cá nhân cho Kiểm lâm và đội ngũ kiểm tra kiểm soát lâm sản. (Xem chi tiết ở Mục 4. Đề xuất kinh phí).



3.4.5 Truyền thông và nâng cao nhận thức bảo tồn:

Đây là hoạt động quan trọng vì KBT mới được thành lập, người dân địa phương đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên rừng, đời sống còn thấp, trình độ hiểu biết hạn chế…Các khái niệm về Khu bảo tồn và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học .v.v.. đều mới mẻ đối với đa số người dân bản địa trong vùng.

Nhiều hoạt động cần được triển khai, nhưng có thể tóm tắt một số hoạt động chính bước đầu như sau:

- Xây dựng các tài liệu mang tính chất như chuyên đề riêng có nội dung phục vụ cho từng đối tượng như: cán bộ thôn xã, người dân và cho học sinh. Đặc biệt là xây dựng và biên tập phim tài liệu về Khu bảo tồn có nội dung giới thiệu về hoạt động bảo tồn, về rừng và động vật hoang dã trong đó có Sao la phù hợp với mọi đối tượng ở địa phương;

- Xây dựng các câu lạc bộ bảo vệ rừng tại các thôn bản, các câu lạc bộ xanh tại các trường học;

- Tổ chức các cuộc thi cho người dân, học sinh và các bên liên quan về quản lý bền vững KBT;

- Xây dựng các bảng giới thiệu về KBT tại những nơi có nhiều người đi qua, xuất bản tranh tuyền truyền, cổ động về bảo vệ Sao la, bảo vệ rừng .v.v..

- Tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả của việc tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng cùng với các hoạt động lâm nghiệp dựa vào cộng đồng.



3.5 Chương trình hợp tác quản lý bảo tồn tại các vùng giáp ranh: (cấp quốc gia và quốc tế)

3.5.1 Thuộc phạm vi trong nước:

- Tổ chức hội nghị xây dựng thỏa thuận hợp tác về bảo tồn giữa các bên liên quan ở những vùng giáp ranh.

- Hội thảo chống buôn bán gỗ và các loài động vật hoang dã trái phép qua ranh giới giữa các đơn vị trong khu vực giữa các Ban quản lý rừng đầu nguồn, Hạt Kiểm lâm các huyện lân cận, và các đơn vị Bộ đội Biên phòng .v.v..

- Phối hợp tổ chức các đợt tuần tra rừng, kiểm tra và xử lý các loại vi phạm giữa KBT với các tổ chức và đơn vị nói trên trong các vùng giáp ranh, các điểm nóng được xác định về các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng theo nội dung bản thỏa thuận chung nói trên (1lần/ 3 tháng, trừ trường hợp đột xuất).

- Hội nghị tổng kết các hoạt động thuộc nội dung thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan (2 lần/năm).


      1. Thuộc phạm vi quốc tế: (giữa Việt Nam và Lào)

- Hội thảo quốc gia (gồm 03 BQL, 2 tỉnh, Bộ NNPTNT và Bộ TNMT) thống nhất chủ trương xây dựng 01 loại hình Khu bảo vệ Sao la giữa các KBT trong nước và liên quốc gia.

- Hội thảo quốc tế (Việt Nam và Lào) thống nhất hướng 02 nước xây dựng 01 loại hình khu bảo tồn Sao la chung với sự tham gia của các bên liên quan giữa các khu vực thuộc 2 quốc gia.

- Tổ chức hội thảo quốc tế trao đổi về hiện trạng loài Sao la và thực trạng bảo tồn chúng giữa 2 nước.

- Hội thảo quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo vệ, giám sát loài Sao la và thông báo bước đầu về kết quả giám sát loài này tại các khu bảo tồn Sao la của 2 nước.

- Triển khai xây dựng Đề án cho loại hình Khu bảo tồn xuyên quốc gia hay Khu dự trữ sinh quyển liên quốc gia về bảo tồn Sao la giữa Việt Nam và Lào thuộc phạm vi các khu bảo tồn Sao la hiện có ở 2 nước.




4. Kinh phí

4.1 Tổng hợp kinh phí

Bảng 11. Tổng hợp kinh phí đề xuất

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Saola Quảng Nam



Kế hoạch quản lý thời kỳ 2012-2015




















































ĐVT: 1.000.000 đ

TT

Cáchạng mục đầu tư

Nhu cầu kinh phí

Các nguồn kinh phí

Chính phủ

Tỉnh

Kinh phí tự tạo

Dự án CarBi

Nguồn khác

Tổng

1

Quản lý sinh cảnh

322.60

 

 

 

322.60

 

 

1.1

Khảo sát, thu thập các cơ sở dữ liệu (bản đồ thảm, ảnh …) làm cơ sở cho việc theo dõi thảm TV rừng và độ che phủ rừng theo từng trạng thái.

277.00

 

 

 

277.00

 

 

1.2

Họp thông báo kết quả khảo sát thảmTV và độ che phủ rừng

45.60

 

 

 

45.60

 

 

2

Chương trình phục hồi sinh thái, cảnh quan

5,940.00

 

5,940.00

 

 

 

 

2.1

Khoán bảo vệ rừng

3,500.00

 

3,500.00

 

 

 

 

2.2

Trồng cây xanh ranh giới

90.00

 

90.00

 

 

 

 

2.3

Trồng cây xanh ven đường

2,000.00

 

2,000.00

 

 

 

 

2.4

Trồng cây cảnh quan

200.00

 

200.00

 

 

 

 

2.5

Trồng cỏ và hoa

150.00

 

150.00

 

 

 

 

3

Quản lý các loài hoang dã

11,126.60

 

 

 

11,126.60

 

 

3.1

Tổ chức điều tra, lập danh mục, đánh giá tình trạng các loài ĐV

277.00

 

 

 

277.00

 

 

3.2

Họp thông báo kết quả điều tra các loài ĐV

45.60

 

 

 

45.60

 

 

3.3

Theo dõi giám sát loài Sao la

1,006.40

 

 

 

1,006.40

 

 

3.4

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, số lượng, phân bổ loài Sao la

277.00

 

 

 

277.00

 

 

3.5

Họp thông báo kết quả điều tra đặc điểm sinh thái loài S la

45.60

 

 

 

45.60

 




3.6

Xây dựng trung tâm cứu hộ động vật / Saola

9,475.00

 

 

 

9,475.00

 

 

4

Chương trình bảo vệ

958.00

 

958.00

 

 

 

 

4.1

Xây dựng quy chế. Kthuật QLBV

241.00

 

241.00

 

 

 

 

4.2

Xây dựng nội quy, biện pháp kỹ thuật PCCCR

232.00

 

232.00

 

 

 

 

4.3

Họp triển khai, tổng kết công tác BVR, PCCCR

205.00

 

205.00

 

 

 

 

4.4

3.3 Trang bị dụng cụ PCCCR

280.00

 

280.00

 

 

 

 

5

Quản lý các hoạt động của cộng đồng

1,911.20

 

 

 

1,911.20

 

 

5.1

Xây dựng quy ước BVR các thôn

318.00

 

 

 

318.00

 

 

5.2

Diễn tập tuần tra BVR( 3 ngày x 4 đợt)

153.20

 

 

 

153.20

 

 

5.3

Tập huấn kỹ thuật chăm sóc BVR ( 12 đợt x 2 ngày)

228.00

 

 

 

228.00

 

 

5.4

Hợp đồng BVR ( 20 người x 4 năm)

480.00

 

 

 

480.00

 

 

5.5

Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin về QLBVR

480.00

 

 

 

480.00

 

 

5.6

Tổ chức các nhóm cộng đồng tham gia tuần tra rừng

252.00

 

 

 

252.00

 

 

6

Nghiên cứu và giám sát

6,560.00

 

 

 

6,560.00

 

 

6.1

Điều tra bổ sung tài nguyên thưc vật, của KBT

600.00

 

 

 

600.00

 

 

6.2

Nghiên cứu sâu về sinh học sinh thái của Sao La và một số loài bảo tồn quan trọng khác

1,200.00

 

 

 

1,200.00

 

 

6.3

Nghiên cứu khảo sát quần thể thú lớn

600.00

 

 

 

600.00

 

 

6.4

Các đề tài khác (côn trùng ,bò sát..)

600.00

 

 

 

600.00

 

 

6.5

Xây dựng và triển khai chương trình giám sát Saola và một số loài thú khác

1,200.00

 

 

 

1,200.00

 

 

6.6

Xây dựng cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin (sử dụng MIST)

360.00

 

 

 

360.00

 

 

6.7

Xây dựng Trạm nghiên cứu Carbon

2,000.00

 

 

 

2,000.00

 

 

7

Ranh giới và phân vùng

1,006.20

 

1,006.20

 

 

 

 

7.1

Khảo sát, thiết kế lấp dự toán mốc giới trong KBT

188.00

 

188.00

 

 

 

 

7.2

Triển khai cắm mốc tại KBT

664.00

 

664.00

 

 

 

 

7.3

Tổ chức hội nghị ranh giới

27.00

 

27.00

 

 

 

 

7.4

Duy tu bảo dưởng hệ thổng ranh giới KBT

127.20

 

127.20

 

 

 

 

8

Các dịch vụ môi trường rừng

458.40

 

458.40

 

 

 

 

8.1

Tham quan học hỏi mô hình về chi trả FPES

170.00

 

170.00

 

 

 

 

8.2

Tập huấn về hoạt động chi trả phí dịch vụ môi trường rừng

202.00

 

202.00

 

 

 

 

8.3

Báo cáo giám sát thực hiện chi trả các dịch vụ

86.40

 

86.40

 

 

 

 


9

Truyền thông nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng

2,353.80

 

1,176.90

 

1,176.90

 

 

9.1

Tổ chức họp truyền thông vế bảo vệ sinh cảnh loài Saola tại các xã

436.80

 

218.40

 

218.40

 

 

9.2

Họp truyền thông vế bảo vệ sinh cảnh loài Sao la tại các trường

392.00

 

196.00

 

196.00

 

 

9.3

In ấn tài liệu tuyên truyền

600.00

 

300.00

 

300.00

 

 

9.4

Làm phim, ảnh, sách về KBT

745.00

 

372.50

 

372.50

 

 

9.5

Trang thiết bị

180.00

 

90.00

 

90.00

 

 

10

Chương trình đào tạo và xây dựng năng lực

940.00

 

470.00

 

470.00

 

 

10.1

Đào tạo kiến thức ĐDSH cho các cấp chính quyền, các bên liên quan và cộng đồng địa phương

295.00

 

147.50

 

147.50

 

 

10.2

Gửi cán bộ đào tạo trong nước

200.00

 

100.00

 

100.00

 

 

10.3

Đào tạo công tác phối hợp bảo tồn và phát triển giữa KBT và các cấp chính quyền, các bên liên quan và cộng đồng địa phương

295.00

 

147.50

 

147.50

 

 

10.4

Tham quan học tập trong nước

150.00

 

75.00

 

75.00

 

 

11

Các chương trình hợp tác liên tỉnh

1,147.40

 

 

 

1,147.40

 

 

11.1

Hội nghị xây dựng thỏa thuận giữa các bên liên quan

286.60

 

 

 

286.60

 

 

11.2

Hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp xử lý tình hình buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép giữa các đơn vị nói trên

286.60

 

 

 

286.60

 

 

11.3

Hội thảo chống buôn bán lậu gỗ qua ranh giới của các đơn vị trong khu vực (công ty lâm nghiệp, khu rừng bảo vệ rừng đầu nguồn, hạt KL các huyện kế cận v.v.)

286.60

 

 

 

286.60

 

 

11.4

Triển khai một số hoạt động phối kết hợp tuần tra rừng tại các khu vực ranh giới (được xác định là các điểm nóng)

240.00

 

 

 

240.00

 

 

11.5

Hội nghị tổng kết các hoạt động thuộc nội dung thỏa thuận hợp tác (2 lần/năm)

47.60

 

 

 

47.60

 

 

12

Xây dựng trụ sở KBT và các Trạm Kiểm lâm

18,288.00

 

9,144.00

 

9,144.00

 

 

12.1

Xây dựng Trạm Kiểm lâm

3,300.00

 

1,650.00

 

1,650.00

 

 

12.2

Xây dựng trụ sở BQL khu bảo tồn

11,520.00

 

5,760.00

 

5,760.00

 

 

12.3

Trang thiết bị

3,468.00

 

1,734.00

 

1,734.00

 

 

 

Cộng

51,012.20

 

19,153.50

 

31,858.70

 

 

 

Dự phòng (10%)

5,101.22

 

1,915.35

 

3,185.87

 

 

 

Tổng cộng

56,113.42

 

21,068.85

 

35,044.57

 

 

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 4.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương