Khu bảo tồn loài và sinh cảnh sao la dfdfdfdsfsdf kế hoạch quản lý giai đOẠN 2013- 2015



tải về 4.06 Mb.
trang2/25
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.06 Mb.
#11817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

Thảm thực vật rừng


Khu KBT Sao la được ghi nhận là nơi có tính đa dạng cao do chỉ trong một diện tích không lớn lắm nhưng có chứa đựng nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau. Thêm vào đó, khu vực KBT lại nằm trong vùng ranh giới địa lý sinh vật giữa Bắc và Nam Việt Nam, và giữa dãy Trường Sơn và vùng đồng bằng ven biển. Các kiểu rừng chủ yếu tìm thấy trong KBT là rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 900m và rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 900m. Tuy nhiên, do hậu quả tác động của con người, cho nên rừng còn lại hiện nay tại ở đây đều mang dấu ấn của sự tác động đó.

1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao từ 900m trở lên:

Kiểu rừng này có diện tích khá lớn và có đầy đủ các trạng thái rừng nhưng phổ biến nhất là trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, rất ít IIIA3 và một số diện tích nhỏ rừng IIA, IIB và đất trống IB, IC. Kiểu rừng này do ảnh hưởng của việc rải chất diệt cỏ và bom đạn trong chiến tranh trước đây, cũng như đã bị người dân tác động nên ở một số địa điểm rừng đã bị ảnh hưởng đáng kể, trừ một số nơi có độ dốc lớn và xa dân cư.

Trong kiểu rừng này còn chứa nhiều loài cây có giá trị như: Trầm hương (Aquilaria crassna), Sồi duối (Quercus setulosa), Dẻ lỗ (Lithocarpus fenestratus), Song bột (Calamus poilanei) và Cau rừng (Areca sp.). Có nhiều loài lan quý như: Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Hoàng lan thủy tiên (Dendrobium amabile), Phương dung (Dendrobium devonianum), Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl), và Hồng nhung nam (Renanthera annamensis ),...

2) Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 900m:

Kiểu rừng này phân bố tập trung ở độ cao dưới 900m, với các trạng thái chính như rừng thứ sinh sau khai thác kiệt (IIIA1), rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, lửa rừng và khai thác trắng (IIA, IIB) và một số ít diện tích các trảng cỏ cây bụi mọc sau nương rẫy với các trạng thái (IA, IB, IC).

Đặc điểm của kiểu rừng này là tầng cây gỗ cao từ 18 - 22m và tạo nên tán chính của rừng. Tại đây chủ yếu gặp các loài cây trong họ Trám (Burseraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), và họ Dẻ (Fagaceae),…Tầng thảm tươi có đại diện của ngành Rêu (Bryophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), và Ngọc lan (Magnoliophyta). Đây là kết quả của việc vùng rừng bị tác động và bị hủy diệt bởi chất độc hóa học trong thời gian chiến tranh, và bị khai thác quá mức những cây gỗ lớn, cũng như tình trạng đốt rừng làm rẫy nên còn lại phần lớn là rừng thứ sinh sau khai thác và rừng phục hồi (Bản đồ 4, Phụ lục số).

1.4.2 Khu hệ động vật:

Đặc điểm chung: Các kết quả nghiên cứu trước đây về khu hệ động vật trong khu bảo tồn cho thấy tại đây đã ghi nhận được 154 loài động vật có xương sống trên cạn thuộc 48 họ, 17 bộ.

1.4.2.1 Khu hệ thú: bao gồm 31 loài thú, thuộc 12 họ, 6 bộ.

1.4.2.2 Khu hệ chim: Chim có 61 loài, 22 họ, 8 bộ.

1.4.2.3 Khu hệ Bò sát và ếch nhái: bò sát có 34 loài, 9 họ, 2 bộ, Ếch nhái 28 loài, 5 họ, 1 bộ. Trong số đó có 33 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài ghi vào Danh lục đỏ của IUCN (2006) và 34 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đặc biệt, trong các loài trên có 4 loài đặc hữu Đông Dương: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), và Trĩ sao (Rheinardia ocellata).

Bảng 3: Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn khu bảo tồn loài



TT

Hạng mục

Loài

Họ

Bộ

SĐVN.2007

SĐTG.2006

NĐ 32

1

Thú

31

12

6

17

10

19

2

Chim

61

22

8

4

-

5

3

Bò sát

34

9

2

11

-

10

4

Ếch nhái

28

5

1

1

-

-




Tổng

154

48

17

33

10

34

(Cụ thể Bộ, họ, loài về khu hệ động vật xem tại các bảng 5: Khu hệ Thú; bảng 6: Khu hệ Chim; bảng 7: Khu hệ Ếch nhái; bảng 8: Khu hệ Bò sát phần Phụ lục)

Các nhóm loài động vật khác và côn trùng chưa được điều tra nghiên cứu.



1.4.3 Lịch sử nghiên cứu về sinh học:

Do được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học cao vì vậy từ năm 1996 khu vực này được nhiều nhà khoa học, đoàn khảo sát đến nghiên cứu; tuy nhiên, các nghiên cứu thường chủ yếu tập trung về các loài động vật như: Sao la, Mang Trường Sơn…Về thực vật còn ít được chú ý. Một số nghiên cứu cụ thể đã thực hiện bởi:

- Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam - Đà Nẵng (1996). Nghiên cứu khảo sát về Sao la tại thôn Aréc, xã Avương, huyện Hiên (bây giờ là Tây Giang). Kết quả đã ghi nhận về các dấu hiệu sọ, sừng của Sao la tại các thôn bản và phỏng vấn người dân địa phương.

- Dự án MOSAIC (Barney Long, Minh Hoàng) của WWF Việt Nam từ năm 2000 - 2006 đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về Sao la và các loài thú móng guốc, linh trưởng tại khu vực xã Avương, Bhalêê huyện Tây Giang, xã Sông Kôn huyện Đông Giang.

- Các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các nhà khoa học như Đỗ Tước (2007), Nguyễn Xuân Đặng (2007) về đặc điểm sinh học và nguyên nhân gây suy thoái quần thể Sao la. (Bản đồ 5: Thông tin phân bố Sao la, Phần Phụ lục)

1.5 Dân số và vấn đề sử dụng đất:

1.5.1 Quản lý nhà nước và dân số:

Theo phương án quy hoạch thì trong ranh giới khu bảo tồn không có dân cư sinh sống. Tổng dân số trong vùng đệm có 10.294 người, thuộc 6 xã, 43 thôn và 2.277 hộ. Trung bình mỗi hộ có từ 4 - 5 người và phần lớn có 3 thế hệ trong một hộ gia đình, rất ít các đôi vợ chồng trẻ mới cưới tách ra ở riêng. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong vùng khá cao 1,89%. Mật độ dân số trung bình trong vùng thấp 21 người/km2. Hệ thống quản lý hành chính về dân số của nhà nước được áp dụng cho tất cả các địa phương từ miền núi đến đồng bằng ven biển và thành phố.

Phần lớn các thôn phân bố thành cụm, dọc ven hai bên đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ ĐT 604. Duy nhất chỉ có thôn Aur của xã AVương có 7 hộ đã chuyển vào khu kinh tế mới theo chủ trương của huyện Tây Giang, giáp với ranh giới quy hoạch Khu bảo tồn loài. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các thôn, đông nhất là các thôn Aung, xã Bhalêê có 92 hộ, 450 khẩu; thôn Aréc, xã AVương 79 hộ, 429 khẩu. Thấp nhất là các thôn ở gần với ranh giới được quy hoạch như: thôn Aur có 97 khẩu, 18 hộ; thôn Atép 2 có 230 khẩu, 41 hộ.

Bảng 4: Dân số và mật độ dân số thuộc sự quản l‎‎ý của các xã vùng đệm



TT



Số thôn

Số hộ

Số khẩu

Mật độ (người/km2)

I

Huyện Tây Giang

21

1.055

4.884

18

1

Bha Lêê

8

502

2320

32

2

A Vương

9

394

1825

12

3

A Nông

4

159

739

13

II

Huyện Đông Giang

22

1.222

5.410

23

1

Tà Lu

4

220

889

11

2

Sông Kôn

11

488

2268

29

3

A Ting

7

514

2253

30




Tổng cộng

43

2.277

10.294

20

Nguồn: Theo Thống kê huyện (2009) và số liệu điều tra tại các xã (2010)

1. 5.2 Giao thông:

Hệ thống giao thông chủ yếu trên địa bàn các xã là đường nhánh của đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ ĐT 604 nên việc đi lại đến các Trung tâm xã và các thôn tương đối thuận tiện, có thể đi được bằng ô tô hoặc xe máy. Riêng chỉ còn thôn Aur (xã AVương) cách đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km là đường mòn rất khó đi, đặc biệt là vào mùa mưa vì qua nhiều sông, suối.

Năm 2009, thực hiện chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn: xã Avương đã làm được 1,11 km đường bê tông và 01 cầu treo; xã Anông làm được 0,26 km đường; xã Bhalêê làm được 0,4 km đường và 01 cầu treo… tạo thuận lợi trong việc đi lại cho nhân dân các xã vùng đệm.

Ngoài ra, từ đường 604 tại Đông Giang, đường Hồ Chí Minh tại Tây Giang đều có các đường liên thôn và đường mòn rất thuận lợi để đi vào khu bảo tồn và các vùng lân cận. (Bản đồ 2, Phần Phụ lục)



1. 5.3 Lịch sử các dân tộc:

Quảng Nam là một trong các tỉnh nằm dọc theo vùng duyên hải vùng Trung bộ Việt Nam; tuy nhiên, về phía Bắc và Tây là vùng rừng núi tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và tiếp đó là khu vực có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn bộ các vùng rừng núi rộng lớn ở đây cũng như vùng Tây Nguyên bao la ở phía Tây Nam từ xưa đến nay là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, một số trong đó thuộc các dân tộc vùng núi tỉnh Quảng Nam.

Thành phần dân tộc sinh sống ở vùng đệm của KBT (được mô tả ở Bảng 5) chủ yếu là người Cơ Tu (chiếm 91,02%); người Kinh chiếm 8,51 %, chủ yếu là các hộ buôn bán, một số ít là giáo viên đã dạy lâu năm ở đây. Các dân tộc còn lại như: dân tộc Mường, Thái, Tày, Tà Ôi, Hre chiếm tỉ lệ rất ít (0,47 %), chủ yếu từ nơi khác chuyển đến do lấy vợ, lấy chồng hoặc bố mẹ đi theo con cái.

Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng rừng núi dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, sử dụng ngôn ngữ Môn - Khơ Me và chữ viết có nguồn gốc chữ La tinh.

Bảng 5: Thành phần dân tộc các xã vùng đệm

Đơn vị tính: Người



TT



Tổng

Chia theo thành phần dân tộc

Tỉ lệ tăng dân số %

Kinh

Cơ Tu

Khác

1

BHa Lêê

2.320

157

2.162

1

20,92

2

A Vương

1.825

59

1.759

7

19,93

3

A Nông

739

44

692

3

19,13

4

Tà Lu

889

71

811

7

15,57

5

Sông Kôn

2.268

327

1.926

15

18,13

6

A Ting

2.253

218

2.020

15

19,27




Tổng cộng

10.294

876

9.370

48

18,83

Nguồn: Theo Thống kê huyện (2009) và số liệu điều tra các xã (2010)

1.5.4 Lịch sử văn hóa:

Tương tự như ở nhiều dân tộc sinh sống tại các vùng rừng núi vùng Trung bộ Việt Nam hiện nay, phong tục tập quán của người Cơ Tu theo phụ hệ. Nam giới được coi là người chủ gia đình và là người thừa kế tài sản, quản lý các nguồn lực như: sử dụng các lâm sản, quyền sử dụng đất, quyết định về đầu vào cho sản xuất, tiếp cận đến thông tin và kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, hoa lợi và các quyết định khác trong sản xuất.

Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời xa xưa, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm nhưng hiện nay ít người sử dụng và tiếng Việt được sử dụng trong các trường học phổ thông.

Những luật tục về bảo vệ thôn, bảo vệ rừng vẫn tồn tại; già làng, trưởng bản có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng. Đây là đặc điểm cần được ứng dụng trong công tác bảo vệ ở khu bảo tồn sau này.

Về mặt xã hội, đã có sự bình đẳng giữa nam, nữ và đặc biệt nhờ ảnh hưởng của tổ chức Hội phụ nữ nên hiện nay những người phụ nữ có nhiều cơ hội hơn được tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội và thường đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn nam giới trong việc gia đình.

Về truyền thống văn hóa, từ trước đến nay, hàng năm tại các thôn bản của người Cơ Tu có hai lễ hội chính; đó là, Lễ hội mừng lúa mới được tổ chức sau khi thu hoạch xong (vào tháng 10, 11) và Lễ đâm trâu được tổ chức để chào đón xuân hay trong các dịp vui. Trong các lễ hội có có tổ chức biểu diễn cồng chiêng và trình diễn các điệu múa hát của người Cơ Tu trong màu áo truyền thống, nam nữ thanh niên và người cao tuổi đều nhiệt tình tham gia.



1.5.5 Sử dụng đất:

- Theo kết quả rà soát quy hoạch phân chia ba loại rừng năm 2007 (phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) tại Quyết định 48/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam và được bổ sung cập nhật bằng ảnh vệ tinh Spot 5 thì trong diện tích Khu bảo tồn Sao la chỉ có 11.635.03 ha rừng đặc dụng, do diện tích nhỏ nên khi quy hoạch thành lập Khu bảo tồn UBND tỉnh đã đồng ý đưa thêm 4.164.94 ha rừng phòng hộ, sản xuất và đất khác ở khu vực liền kề (Phòng hộ: 3.205,68 ha; sản xuất: 791,61 ha; đất khác: 167,65 ha) vào KBT, nâng diện tích lên 15.800 ha. Diện tích 4.164.94 ha rừng này sẽ được chuyển thành rừng đặc dụng trong thời gian đến. (Bảng 2 Phần Phụ lục)

- Diện tích đất có rừng là 14.600,73 ha, chiếm 92,41% tổng diện tích và chủ yếu là rừng tự nhiên. Bao gồm rừng trung bình đã bị tác động 7.398,66 ha chiếm 50,67% tổng diện tích đất có rừng; Rừng nghèo đã bị tác động 5.838,79ha chiếm 39,99% tổng diện tích đất có rừng; Rừng phục hồi 1.348,30ha chiếm 9,23% tổng diện tích đất có rừng; rừng lồ ô 14,98ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất có rừng

- Diện tích đất trống không có rừng là 1.190,74 ha, chiếm 7,54% tổng diện tích đất tự nhiên



Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất tại các xã có vùng lõi KBT

Hạng mục

Đ.vị

Bhalêê

A Vương

Ta Lu

Sông kôn

Tổng

Tổng diện tích tự nhiên

Ha

7,111.83

14,784.49

7,925.46

7,936.62

37,758.40

1. Đất nông nghiệp

Ha

6,070.38

13,656.36

6,884.34

7,236.42

33,847.50

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Ha

371.38

391.36

237.77

365,1

1,000.51

1.2. Đất Lâm nghiệp

Ha

5,699.00

13,265.00

6,646.57

6,871.32

32,481.89

2. Đất phi nông nghiệp

Ha

1,011.52

894.17

72.22

286.91

2,264.82

2.1. Đất thổ cư

Ha

10.5

10.35

9.14

19.44

49.43

2.2. Đất chuyên dùng

Ha

1,001.02

883.82

63.08

267.47

2,215.39

3. Đất khác

Ha

29.93

233.96

968.9

413.29

2,426,39

Tổng




21,305.56

44,119.51

22,807.48

23,397.47

112,082.94

1.6 Các chương trình quản lý hiện nay:

Mặc dầu khu bảo tồn mới được thành lập còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng với sự quyết tâm của Ban quản lý cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Dự án CarBi/WWF Great Mekong nên một số chương trình quản lý bảo vệ đã được triển khai, mặc dầu kết quả còn nhiều hạn chế, trong thời gian tới cần phải tiếp tục thực hiện. Có thể nêu một số hoạt động đó như sau:

- Phòng cháy chữa cháy rừng: đây là hoạt động thường xuyên tiến hành.

- Hướng dẫn các hộ gia đình khai thác gỗ rừng trồng:

Thông qua Kiểm lâm địa bàn, tham mưu xác nhận khai thác gỗ rừng trồng theo Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; kiểm tra và khai thác gỗ làm nhà tại chổ cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,... .

- Chương trình đào tạo cho Ban lâm nghiệp xã:

Thông qua một số chương trình về tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực từng bước cho Ban lâm nghiệp xã, các Tổ đội quần chúng bảo vệ rừng trong khu vực vùng đệm.

- Tham mưu công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn cho xã Bhalêê và Avương huyện Tây Giang trong hoạt động của kiểm lâm địa bàn xã.

- Bước đầu triển khai một số hoạt động thuộc dự án CarBi của WWF Great Mekong (Carbon sink and Biodiversity- Carbi):

+ Đẩy mạnh hoạt động tuần tra rừng, truy quét và ngăn chặn mọi xâm phạm khu bảo tồn;

+ Kết hợp tuần tra rừng với giám sát đa dạng sinh học và Sao la, thu thập số liệu;

+ Tập huấn năng cao năng lực: sử dụng phần mềm MIST, kỹ thuật giám sát;

Nhận xét sơ bộ: Việc triển khai dự án CarBi đã có tác dụng bước đầu về nâng cao năng lực của Khu bảo tồn về cơ sở vật chất, khả năng quản lý và bảo vệ tài nguyên. Theo đó, 20 lao động được hợp đồng để cùng cán bộ KBT thường xuyên tuần tra truy quét vi phạm tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học do dự án tài trợ kinh phí. Từ khi đội bảo vệ rừng đi vào hoạt động, công tác tuần tra truy quét được thực hiện thường xuyên, từng bước mang lại hiệu quả cao, góp phần vào việc ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khu bảo tồn như: săn bắt, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ… ghi nhận các thông tin về đa dạng sinh học, nhất là thông tin về Sao la.

Những số liệu thu thập được từ hoạt động tuần tra bảo vệ rừng được cập nhật và quản lý bởi phần mềm MIST (Management Imformation System). Đây là một phần mềm mới về quản lý dữ liệu và giám sát có hiệu quả.

Lực lượng Kiểm lâm bảo vệ rừng của KBT đã được tập huấn về kỹ năng tuần tra, phương pháp giám sát đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng phần mềm MIST do Dự án CarBi tổ chức.

1.7 Du lịch:

Về chương trình du lịch sinh thái trong KBT hiện nay chỉ đang ở dạng tiềm năng, KBT chưa có kế hoạch và quy hoạch về phát triển DLST.



1.8 Các chương trình phát triển:

Trên địa bàn các xã vùng đệm hiện có các chương trình hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân địa phương về các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích nông lâm, phát triển hạ tầng đã góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương, giảm tình trạng sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Chỉ đạo thực hiện các chương trình này là UBND các huyện.

Bảng 7: Các chương trình phát triển tại vùng đệm


TT

Tên dự án

Nguồn vốn

Cơ quan thực hiện

Năm thực hiện

Lĩnh vực hoạt động

1

Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (30a) của Chính phủ

Vốn Nhà nước

UBND huyện

Đến 2015

- Bảo vệ, phát triển rừng

- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, xóa nhà tạm



2

Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng MêKông mở rộng giai đoạn 2

Vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

UBND huyện Tây Giang

2012 - 2018

- Bảo vệ, phát triển rừng

- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng



3

Khuyến khích bảo tồn và sử dụng bên vững tài nguyên rừng tại huyện Tây Giang, miền Trung Việt Nam

Vốn tài trợ, Malteser International Đà Nẵng

UBND huyện Tây Giang

2012 - 1014

- Khuyến nông khuyến lâm

- Bảo vệ, phục hồi rừng



4

Dự trữ cacbon và bảo tồn đa dạng sinh học

Vốn tài trợ, WWF Greater Mêkong

UBND huyện T.Giang, CCKL Q.Nam

2012 - 1014

- Giao khoán bảo vệ rừng

- Trồng rừng.



1. 9 Chương trình hoạt động tại các vùng giáp ranh:

1.9.1 Về mặt địa lý:

Lâm phận khu bảo tồn Sao la Quảng Nam nằm trên 4 xã thuộc 2 huyện Đông Giang và Tây Giang. Trong đó: xã Bhalêê và Avương giáp với KBT Sao la Thừa Thiên Huế, xã Sông Kôn giáp với Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đặc biệt, xã Bhalêê, thuộc huyện Tây Giang có đường biên giới hơn 1 km với bản Tà Vàng, huyện K’Lùm, tỉnh Sê Kông, Lào.

Giao thông đi lại vùng này tương đối khó khăn do địa hình chia cắt phức tạp, chỉ có những lối mòn nhỏ phục vụ việc đi lại thăm hỏi nhau giữa các hộ gia đình thân quen. Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hầu như không diễn ra.

1.9.2 Chính sách và quản lý:

Hiện trạng chính sách và quản lý giữa KBT Sao la Quảng Nam và các Khu bảo vệ khác trong vùng chưa có. Chính quyền huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế định kỳ giao ban 1 lần/quý về các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong đó có lĩnh vực bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

Hiện nay, giữa huyện Tây Giang và K’Lùm của Lào có những hợp tác về quản lý chung đường biên giới, mỗi năm có họp giao ban 1 lần luân phiên tại mỗi nước về công tác phối hợp tuần tra quản lý biên giới, phòng chống xâm nhập bất hợp pháp giữa lãnh thổ 2 nước. KBT Sao la cũng được mời tham dự trong các cuộc họp này.

UBND huyện Tây Giang cũng thường niên có sự giúp đỡ về nhiều mặt cho nhân dân các bản ven biên giới phía Lào như: lương thực, thực phẩm, các nông cụ sản xuất nông nghiệp, huấn luyện quân sự… Chính quyền và nhân dân 2 nước vùng biên giới có nhiều mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với chiều hướng phát triển tốt .


PHẦN HAI

ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
2. 1. Lý giải về khu bảo tồn

Vào tháng 5/1992, lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện 4 cặp sừng của “dê sừng dài” tại xã Kim Quang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp đó vào tháng 11/1992 đã có cuộc khảo sát thứ 2 ở Khu BTTN Vũ Quang và người ta tìm thấy tại đây 20 cặp sừng tương tự cùng với bộ da lông; tiếp đó vào năm 1993, dê sừng dài tiếp tục phát hiện ở 1 số nơi khác, cho đến ngày 26/3/1993, trên tạp chí “Nature” số 263 loài dê sừng dài trên được công bố là loài thú mới có tên là Sao La (Pseudoryx nghetinhensis).

Phát hiện loài Sao la tại khu vực thuộc Dãy Trường Sơn là một sự kiện quan trong trong lịch sử thú học vì trong suốt cả 100 năm chỉ có 5 loài thú mới được phát hiện trên toàn thế giới.

Tại Thừa Thiên Huế, một số mẫu sừng, sọ của Sao la được tìm thấy ở huyện Nam Đông, A Lưới (Hoàng Ngọc Khanh, 2004). Vào tháng 12/1996, các cuộc khảo sát ở Quảng Nam, trên địa bàn huyện Tây Giang và Đông Giang ngày nay cũng đã ghi nhận có Sao la phân bố tại một số nơi tại các huyện trên. Tại Lào, cặp sừng Sao la đầu tiên được phát hiện vào năm 1993 tại một Khu bảo tồn, từ đó Sao la được ghi nhận có vùng phân bố dọc theo Dãy Trường Sơn (cả về phía Việt Nam và Lào).

Nhiều nghiên cứu tiếp theo sau đó từ những năm 1993 ở nhiều nơi thuộc vùng Trung Trường Sơn trong đó có đoàn khảo sát của WWF đã kết luận tất cả các địa phương trước đây có ghi nhận về sự hiện diện của Sao la đều đã bị suy giảm nhiều.

Các kết quả điều tra nghiên cứu cuối cùng đã hỗ trợ cho việc thành lập các Khu bảo tồn Sao la ở Quảng Nam, Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế và VQG Bạch Mã mở rộng. Về phía Lào, tiếp cận với các khu trên ở Việt Nam có Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Sê Xáp. Về hình thể chung, đây là các Khu bảo tồn Sao la nối tiếp nhau nằm dọc theo khu vực biên giới của hai quốc gia (Bản đồ số 1, Phụ lục bản đồ).

Hiện trạng phân bố và số lượng các quần thể Sao la trong các khu bảo tồn trên đều đang cần được tiếp tục điều tra nghiên cứu và đề xuất các chương trình quản lý bảo tồn hữu hiệu trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Việc xây dựng Kế hoạch quản lý cho các khu bảo tồn Sao la đều hướng đến mục tiêu bảo tồn và khôi phục Sao la cùng với sinh cảnh vùng cư trú của chúng. Bảo vệ Sao la cũng chính là góp phần bảo vệ các loài bảo tồn quan trọng có ý nghĩa quốc tế khác cùng với hệ sinh thái rừng trên đai địa hình đất thấp vùng Trung Trường Sơn. Trung Trường Sơn là điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học trên dãy Trường Sơn và Thế giới. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động quản lý bảo tồn tại đây và việc hỗ trợ nâng cao đời sống của họ, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trong các Khu bảo tồn Sao la có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Với những đặc điểm đó, việc thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam là rất cần thiết. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Nam với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF Great Mekong), Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp - Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành khảo sát xây dựng dự án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam. Cho đến nay, dự án đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012.

Được sự hỗ trợ của Dự án CarBi, Ban quản lý xây dựng Kế hoạch quản lý thời kỳ 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 cho Khu bảo tồn. Kế hoạch quản lý này sẽ được đệ trình cho UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt để tổ chức thực hiện.



2.2 Mục tiêu quản lý:

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam mới được đề xuất thành lập từ năm 2011. Và đây là Kế hoạch quản lý mang tính chiến lược dài hạn để thực hiện mục tiêu quản lý khu bảo tồn.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 4.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương