KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)



tải về 0.83 Mb.
trang21/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27

Giáo Chủ cõi Cực Lạc


Nếu như cảnh giới cực lạc đã là thế giới biểu tượng, vậy thì giáo chủ thật sự của nó hẳn nhiên cũng không thể khác được. Như người ta đã biết, Ðức Thế Tôn chủ trì thế giới cực lạc ở phương Tây được gọi là Amitàbha (nghĩa là vô lượng quang), hay Amitàyus (nghĩa là vô lượng thọ). Theo triết lý của Tịnh Ðộ tông, mặc dù là giáo chủ của cảnh giới cực lạc Ðức Phật Amitàbha (A Di Ðà) không bao giờ ra khỏi quốc độ ấy, thay vào đó chỉ có Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm), vị được xem như là hiện thân chân chính của Phật Amitàbha, được ủy nhiệm thay thế Phật A Di Ðà cứu độ chúng sinh từ các cõi khác đến thế giới cực lạc. Quan trọng hơn thế nữa, theo Ðại kinh Sukhàvati Vyùha (Ðại Kinh Vô Lượng Thọ) chính Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) là giáo chủ của cõi Tịnh độ. Nói theo ngôn ngữ biểu tượng của Phật giáo Bắc Truyền hay Phát Triển, karunà (từ bi) và prajna (trí tuệ), hai mặt của một thực thể giải thoát, chính là những người chủ thực sự của thế giới cực lạc, vì trú xứ đó không chỉ tất cả chúng sanh khổ đau khao khát được cứu độ mà các vị Bồ Tát cũng mong muốn được sanh về. Ví dụ, Mahàprajnapàramità sutra (Kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða) đã nói rằng các vị Bồ Tát sau khi chứng đặc lục thông, sau khi vượt qua các cảnh giới của các Ðức Phật, cuối cùng đến thế giới của Ðức Phật Vô Lượng Thọ, và thọ sinh vào thế giới này. Trong khi ấy, theo kinh Avatamsaka (Hoa Nghiêm), một trong những lời nguyện quan trọng nhất của Bồ tát Phổ Hiền được diễn đạt trong bài kệ sau:

Vào thời khắc lâm chung, tôi ước nguyện rằng,



Ðoạn trừ tất cả các chướng ngại

Ðược diện kiến Ðức Phật A Di Ðà

Và tái sanh vào thế giới cực lạc.”

(Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A Di Ðà,

Tức đắc vãng sanh an lạc quốc.)

Vai trò và ý nghĩa của giáo lý Tịnh Ðộ tông cũng có thể thấy được một cách rõ ràng hoặc ẩn dụ trong kinh Saddharmapundarika (Diệu Pháp Liên Hoa) qua tư tưởng của các phẩm kinh như “Hóa Thành Dụ”, “Dược Vương”, và “Phổ Môn”, vì theo quan điểm của chính kinh Saddharmapundarika, việc tu tập giáo lý ấy hỗ trợ một cách mạnh mẽ cho ước muốn được tái sanh vào thế giới   cực lạc. Rõ ràng triết lý nhất thừa (eka-yàna) của kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã phối hợp giáo lý của Phật giáo. Nói khác đi, “cảnh giới cực lạc” hay “sự toàn thiện hai mặt của Niết bàn” là sự gặp gỡ thứ hai và cũng là điểm hội tụ sau cùng của tất cả kinh Phật giáo Phát Triển trong toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển của chúng.

 ---o0o---

Ðiều kiện thiết yếu để được cứu độ về Cảnh Giới Cực Lạc


Người ta thường nói rằng niềm tin thuần nhất vào Ðức Phật Amitàbha (A Di Ðà) và niệm danh hiệu Phật A Di Ðà hay Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) là hai điều kiện tất yếu cho bất cứ ai mong muốn được tái sanh vào thế giới vô lượng thọ. Ðiều ấy hàm nghĩa rằng Ðức Phật và Bồ Tát của cảnh giới này như là thần thánh tối thượng, phi phàm, có thể cứu với chúng sanh đến giải thoát sau cùng mà không cần thiết phải thực hành bất cứ giáo lý nào khác. Tư tưởng này nghe có vẻ phi lý và khó có thể chấp nhận được; bởi vì việc hành trì ấy dường như đã đi trệch con đường Trung đạo của Phật giáo và cần phải được gạn lọc trong ánh sáng từ chính lời của Ðức Thế Tôn.

Như chúng ta đã biết, Tịnh độ tông bắt nguồn từ giáo lý của Phật giáo Nguyên Thủy (Early Buddhism); do vậy, tinh thần cốt lõi của tông phái này tất phải được sinh khởi từ giáo lý gốc. Tuy nhiên, để chứng minh cho lập luận vừa nêu, hy vọng chúng ta sẽ không lạc đề ở đây khi đưa ra một sự so sánh về kinh điển giữa hai khuynh hướng Phật giáo trên. Kinh Mahà-Sudassana (Ðại Thiện Kiến Vương) ghi lại rằng sau khi nhận biết lãnh thổ và quyền lực của mình vua Mahà-Sussana tự hỏi vì nguyên nhân gì mà ông ta có thể gặt hái được kết quả như thế? Và tư tưởng này đã sinh khởi trong tâm của nhà vua:

“Này Ananda, rồi vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: ‘Quả này là do ba loại nghiệp, báo này là do ba loại nghiệp mà hiện tại ta có thần lực như vậy. Ðó là bố thí, tự điều, tự chế...”

“Này Ananda, vua Ðại Thiện Kiến bước vào cao đường Ðại Trang Nghiêm, ngồi trên sàng tòa bằng vàng, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú trong thiền thứ  nhất...

... Rồi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú vào thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh”

Rõ ràng, kết quả mà vua Ðại Thiện Kiến có được đến từ hai việc làm; đó là (1) nhờ vào hạnh bố thí, vào việc tự chủ và tự chiến thắng mình, và (2) nhờ vào việc chứng đắc được bốn cấp độ thiền định. Vậy, bằng phương pháp tu tập gì mà chúng sanh được tái sanh vào trong cảnh giới cực lạc nhằm để so sánh với tinh thần của kinh Trường Bộ vừa nêu ra? Ðoạn kinh được trích dẫn dưới đây từ Tiểu bản A Di Ðà kinh (Small Sukhavàti-Vyùha Sutra) có thể được xem là con đường thực tiễn nhất của Tịnh Ðộ tông:

“Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, chúng sanh sinh về thế giới cực lạc đều là những bậc không còn thối chuyển; đa số trong đó, sau khi tái sanh một lần nữa, sẽ thành Phật quả, và số này là vô lượng, vô số, không thể tính được biết được. Do vậy, này tôn giả Xá Lợi Phất, chúng sanh trong cõi Ta bà này nếu nghe được thì nên phát nguyện sinh về cảnh giới của Ðức Phật ấy để cùng được sống chung với các bậc thánh giả như vậy. Tuy vậy, này Tôn giả Xá Lợi Phất, không phải do có được chút ít công đức, chút ít thiện căn, nhân duyên mà chúng sanh được sinh về cõi nước cực lạc. Này tôn giả Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam, tín nữ nào nghe được danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà rồi chuyên tâm trì niệm, hoặc trong một ngày hai ngày ba ngày cho đến bảy ngày tâm không tán loạn, thì vào lúc lâm chung của những vị ấy, Ðức Phật A Di Ðà và thánh chúng sẽ hiện ra trước mặt họ, khiến cho tâm của họ không bị điên đảo, và nhờ thế liền được sinh về thế giới Cực Lạc. Này tôn giả Xá Lợi Phất, do vì thấy được những lợi ích như thế nên Ta nói rằng nếu chúng sanh nào nghe được kinh này thì nên phát nguyện sinh về cảnh giới cực lạc.”

Có lẽ không có gì nghi ngờ để chúng ta nói rằng đoạn kinh vừa trích dẫn ở trên không biểu thị gì khác hơn là phương pháp thực hành thiền định, bởi vì rất nhiều bài kinh trong kinh tạng Nikàya đã ghi lại rằng có bốn mươi đối tượng cho pháp môn thiền quán, và một trong số đó là sự quán tưởng trực tiếp vào các đức tướng và đức tánh của Như Lai. Nói theo ngôn ngữ của kinh A Di Ðà, đó là phương pháp niệm danh hiệu Ðức Phật Amitàbhà từ một ngày đến bảy ngày cho đến khi tâm không còn bị quấy nhiễu (nhất tâm bất loạn). Hiển nhiên rằng không có thiền định người ta không thể đạt đến các cấp độ như thế. Do đó, trong thực chất những lời dạy vừa đề cập trên đều nhắm đến mục tiêu thực hành thiền định. Hơn thế nữa, trong cùng cách tư duy, chúng ta cũng có thể nhận ra hai cấp độ giải thoát của Tiểu Kinh Di Ðà (Small Sukhavàti-Vyùha Sutra), đó là (1) A Na Hàm quả - sẽ không còn tái sanh vào cuộc đời này nữa (Non-Retruners); và (2) Tư Ðà Hàm quả sẽ thành Phật sau một lần tái sanh vào cảnh giới Cực Lạc, tương tự với cách diễn đạt của nhiều bài kinh trong kinh tạng Nikàya. Những lời dạy sau đây của Ðức Phật sẽ chỉ ra mối tương đồng đó:

“Này các Tỷ kheo, không cần gì nữa tháng, một vị nào tu tập Bốn niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn Hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn”

Chúng ta có thể nói rằng không có điểm gì khác biệt hay mâu thuẫn giữa hai đoạn giáo lý đề cập đến phương pháp tu tập và cấp độ giải thoát vừa bàn thảo ở trên. Trong thực tế, khi một trong hai cấp độ giải thoát trên được chứng đắc, đau đớn và thống khổ không còn nơi để trú ẩn. Ðây có lẽ là ý nghĩa của điều mà Tịnh độ tông gọi là “được cứu độ”, khi tông phái này phát biểu rằng Ðức Phật và Thánh chúng của Ngài (tức Bồ Tát Avalokitesvara) sẽ xuất hiện và cứu giúp chúng sinh tái sanh về thế giới cực lạc.

Ngang qua việc xem xét và phân tích ngôn ngữ, hình ảnh cũng như ý nghĩa về Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) trong hai kinh của Phật giáo Phát Triển (Bắc Truyền) chúng ta có thể tự tin để đi đến kết luận rằng giới triết gia, học giả của Phật giáo ở các thời đại về sau đã vô cùng thiện xảo trong việc mô phỏng và triển khai những lời dạy chân chính của Ðức Phật theo dòng thời gian nhằm để điều hòa, củng cố, đảm bảo sự sống còn và phát triển của Phật giáo vì lợi ích của quần sanh. Do thế, có thể không có gì để do dự khi nói rằng dòng thác tư tưởng Phật giáo luôn được đồng bộ hóa xuyến suốt mọi thời đại, trong một thể thức với một số chi tiết được thay đổi khiến nó có thể đáp ứng cập nhật được các yêu cầu nóng bỏng của số đông tín đồ. Tuy nhiên, các nỗ lực trên luôn được lèo lái theo cốt lõi chân chính từ lời dạy của chính Ðức Phật; và tinh thần ấy có thể thấy được qua đoạn kinh trích dẫn dưới đây:

“Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niện xứ.”

Tuy vậy, có quá nhiều sự khác nhau về căn cơ và trình độ giữa các chúng sanh, và như người ta đã biết, theo quan điểm của Phật giáo Phát Triển có tất cả là 84.000 căn tánh khác nhau giữa họ. Nhưng theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa Bộ, căn tánh chúng sanh có thể liệt kê vào sáu loại như sau: (1) Ràga carita, tức loại người nặng về tham ái, (2) Moha carita, loại người yếu kém về trí tuệ, (3) Dosa carita, loại người nặng lòng sân hận, (4) Sadhà carita, loại người nặng về lòng tin, (5) Buddhi carita, loại người có khuynh hướng về tri thức và tư biện, và (6) Vitakka carita, tức loại người nặng về phóng đảng và ít chú tâm đến công việc. Tuy nhiên, dù chúng sanh thuộc loại căn tánh nào đi nữa, người ta cũng có thể giả định rằng có lẽ sẽ không có bất cứ sự phản kháng nào xảy ra trong con người khi dòng suốt từ bi chảy qua tâm thức của họ, đặc biệt khi mà tâm thức người ta bị dòng thác tri thức thống trị. Ðây có lẽ là lý do chính khiến danh hiệu Avalokitesvara (Quán Thế Âm) được xem là cánh cửa phổ quát (Universal gate), phổ thông (General Gate) hay cánh cửa chung Common gate) để dẫn chúng sanh đến biển bờ Phật pháp. Dĩ nhiên, dòng nước từ bi ngọt ngào này luôn trôi chảy trong máu huyết của chúng sanh, giống như dòng nước ngầm luôn tuôn chảy dưới lòng đất, nhưng làm thế nào mà chúng sanh có thể đón nhận được chất liệu hương vị của nó lại là một vấn đề khác. Chính điều này mở ra một vấn đề khác để chúng ta bước vào chướng tiếp theo với hy vọng rằng chúng ta sẽ nghiên cứu và đề ra một hướng áp dụng khả thi về lý tưởng Bồ Tát cho thời đại hiện nay. 

Janjirò Takakusu, The Essential of Buddhist Philosophy, Oriental Books Reprint Corporation, New Delhi, 1975, tr. 176.

Xem chương I, phần 1.5b. Vấn đề niềm tin.

Sau Công nguyên.

Tạm dịch “Kinh Liên Hoa Diệu Pháp”.

Sir Charles Eliot, Hinduism and Buddhism, Vol. II, Routledge & Kegan Paul LTD, London, 1971, tr.52.

Ví dụ, trong bản kinh do Ngài Kumàrajìva dịch, phẩm Phổ Môn (Univeral gate) là phẩm thứ 25, nhưng trong bản của ngài Jnanagupta và Dharmaguta dịch, phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 24. Trong khi ấy, theo cuốn “Pháp Hoa Tam Thừa” (The Three-Fold Lotus Sutra), ban đầu bản dịch của Ngài Kumàrajìva bao gồm chỉ có bảy tập và 27 phẩm, nhưng vào khoảng thời kỳ của ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư (538-579- vị sáng lập ra Tông phái Thiên Thai của Phật giáo Trung Hoa), phẩm Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) được thêm vào trong bản dịch của ngài Kumàrajìva, do thế bản dịch đó trở nên bảy tập và 28 phẩm; trong số 28 phẩm, phẩm Devadatta (Ðề  Bà Ðạt Ða) lồng vào vị trí thứ 12 (Xem thêm “Threefold Lotus Sutra (tr.) Bunnò).

Ví dụ, giáo sư P.V. Papat nói rằng việc thêm phần Bồ Tár Avalokitesvara vào trong kinh như là phẩm thứ 24 là bị lạc đề (Xem “P.V.Bapat, 2500 Years of Buddhism”)

Có lẽ rất ý nghĩa và thú vị để lưu ý ở đây rằng, trong tác phẩm “Phật giáo cho ngày nay” (Buddhism for Today), học giả Nhật Bản Nikkyò Niwano cũng vạch ra những nhầm lẫn và sai lạc về cách dùng thuật ngữ sự cứu rỗi (salvation), nhưng tiếc thay, sau khi đưa ra một vài lập luận không mấy thuyết phục, cuối cùng học giả này cũng lại dùng từ cứu rỗi hay cứu độ (salvation) để giải thích nội dung của phẩm thứ 24, kinh Pháp Hoa.

Ðại Tạng kinh VN, Kinh Tiểu Bộ, Tập I, KInh Pháp Cú, Kệ số 165, tr. 64.

Xem “Senchu Murano, The Lotus Sutra”, tr.29.

Xem Yu Chan Fang Ambiguity of Avalokitesvara and the Scriptures Sources for the Cult of Kuan-Yin in  China, tr. 424.

Ðại Tạng Kinh, Kinh Tăng Chi Bộ, Tập I, tr. 622-623.

Trí Quang dịch, Pháp Hoa Chính Văn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 856.

Xem Har Dayal, The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literatre, tr.48.

Edward Conze, Thirty Years of Buddhist Studies, Bruno Sassier (Publishers) Great Britain, 1967, tr.57.

Trung Hoa Ðại Tạng Kinh, Quyển 9, số 262, tr.57.

Kinh Pháp Cú, Kệ số 372.

Xem Yu Chun Fang, Ambiguity of Avalokitesvara and the Scripture Source for the Cult of Kuan Yin in China, tr.426-427.

Sđd. tr.418



Ðể tiện cho giới độc giả tham khảo, 14 phương pháp tu tập thiền định của kinh, Thủ Lăng Nghiêm do giáo sư Yu Chun Fang phiên dịch và ấn hành trong bài báo với tựa đề “Ambiguity of Avalokitesvara and the Scripture Sources for the Cult of Kuan Yin in China” (tạm dịch ‘Mơ Hồ về Avalokitesvara và các nguồn kinh điển cho tín Ngưỡng Quan Âm ở Trung Hoa’) được trích dịch ra đây: (1) Do vì không tự quán tưởng âm thanh mà quán tưởng chủ thể của âm thanh, tức người tu tập thiền định, tôi giúp cho họ nhìn thẳng vào âm thanh của mình để đạt giải thoát; (2) Bằng cách quay trở về cội nguồn của tuyệt đối từ cái biết phân biệt, tôi giúp họ tránh bị thiêu đốt khi chính họ ở trong hỏa hoạn; (3) Bằng cách quay trở lại nghe tiếng nói từ gốc ngọn, tôi giúp cho họ không bị chết đuối khi họ trôi giạt trên đại dương; (4) Bằng cách chấm dứt các tư tưởng sai lạc, và do vậy gột sạch được tâm hãm hại, tôi dẫn họ đến sự bình an khi họ lang thang trong vương quốc của quỷ dữ; (5) bằng cách thanh lọc cái nghe sai lầm để khôi phục điều kiện tuyệt đối, và nhờ vậy thanh tịnh hóa sáu giác quan và toàn thiện chức năng của chúng, khi gặp nguy hiểm tôi khiến họ tránh được các loại vũ khí sắc bén, và vũ khí trở nên cùn và vô dụng, giống như nước không bị thể cắt xẻ, và ánh sáng ban ngày không bị thổi bay, bởi vì thực chất của chúng không thay đổi; (6) Bằng việc toàn thiện sự thanh lọc hóa cái nghe, ánh sáng chói lọi của nó tỏa khắp toàn bộ vương quốc Chánh pháp để đoạn trừ bóng tối (của vô minh), và theo cách ấy làm hoa mắt chúng sinh xấu ác như yaksa, kumbhanda, pisaca, putana, v.v... những thứ không thể thấy được khi gặp chúng; (7) Khi cái nghe bị đảo ngược khiến cho âm thanh tiêu tan hoàn toàn, tất cả những đối tượng ảo giác của giác quan biến mất làm cho (hành giả) giải thoát khỏi mọi trói buộc, và không còn có thể kiềm chế họ được nữa; (8) Việc loại trừ âm thanh để hoàn thiện cái nghe khiến lòng từ trang trải khắp nơi giúp cho họ có thể đi qua những địa phương tràn ngập các băng đảng trộm cướp mà không hề  bị chúng tước đoạt; (9) Việc thanh  lọc hóa cái nghe cởi họ ra khỏi sự trói buộc của các đối tượng giác quan, và giúp họ tránh được những hình thái quyến rũ, và theo đó có thể giúp các chúng sinh dâm dục loài trừ ham muốn và khát ái; (10) Sự thanh lọc hóa âm thanh loại bỏ tất cả tư liệu của giác quan, đưa đến việc trộn lẫn hoàn hảo các giác quan với đối tượng của chúng và sự nhổ tận gốc về chủ thể và đối tượng, theo đó có thể giúp các chúng sinh hận thù đốt cháy sân hận và gánh ghét của họ; (11) Sau khi thanh lọc hóa dự kiện của các giác quan và quay trở về với thực tại chói sáng, cả bên trong thân tâm và hiện tượng bên ngoài trở nên trong sáng như pha lê, giải thoát khỏi mọi ngăn che khiến cho những kẻ đần độn ngu dốt, không có niềm tin (Icchantika- Nhất xiển đề) có thể loại bỏ bóng tối của vô minh; (12) Khi thân thể của họ hoà hợp với thực thể của cái nghe, từ trạng thái không thể biến đổi của sự chứng ngộ, họ có thể quay trở lại thế giới này (để giải thoát chúng sanh) mà không hề làm tổn thương cuộc đời, và họ có thể đi đến bất cứ mọi nơi để cúng dường chư Phật số lượng như vi trần, hầu hạ mỗi Ðức Phật trong vai trò là trưởng tử của Ðấng Pháp Vương, và có năng lực giúp cho những thiện nam tử với đức hạnh và trí tuệ có con thừa tự như họ mong muốn; (13) Sự toàn thiện sáu giác quan (căn) hợp nhất  những chức năng đã bị phân chia khiến cho chúng trở nên phổ quát, và như thế hiển bày cái thấy chân thật (trí tuệ) và thai tạng vô hình tướng của Như Lai tương hợp với tất cả pháp môn số lượng như vi trần được Ðức Thế Tôn đã giảng dạy...; (14)... Họ bây giờ là Bồ Tát như số cát của 62 sông Hằng; họ tu tập chánh pháp để làm gương mẫu cho tất cả chúng sanh qua việc thân thiện, giảng dạy và chuyển đạo cho chúng. Trong cái thấy của họ, phương pháp đưa đến thiết thực ích lợi và muôn vẻ. Do vì sử dụng nhuần nhuyễn căn thức dẫn đến sự chứng ngộ ngang qua nhĩ căn của Tôi, thân và tâm của Tôi phủ khắp Pháp giới, ở đó Tôi dạy tất cả chúng sanh nhất tâm để niệm danh hiệu của Tôi. Công đức sinh khởi từ việc làm đó cũng giống như công đức có được do việc niệm danh hiệu tất cả Bồ Tát khác với vô vàn danh hiệu khác, do vì việc hành trì và huấn luyện dẫn đến sự chứng ngộ chân thật. Ðó là 14 năng lực vô úy mà Tôi ban tặng cho tất cả chúng sanh.”

Trí Quang dịch, Pháp Hoa Chính Văn, Nhà xuất bản Thành phố Hồ  Chí Minh, 1998, tr.857.

Sđd. tr. 858.

Trung Hoa Ðại Tạng Kinh, quyển 9, số 252, tr. 58.

Xem “Hajime Nakamura, Indian Buddhism”, tr.205.

Xem Sir Charles Eliot, Hinduism and Buddhism, tr.28-29.

Xem Edward Conze, Buddhism: Its Esence and Development, tr.146

Ðại Tạng Kinh VN, Kinh Trường Bộ, Tập II, tr.11-12.

Junjiro Takausu, The Esential of Buddhist Philosophy, Oriental Books Reprint Corrporation, New Delhi, 1975, tr.182.

Xem Chimann, The Two Buddhist Books in Mahàyàna Taipei, Taiwan, 1993, tr.79.

Ðại Tạng Kinh VN, Kinh Trung Bộ, Tập II, trang.318.

Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú, Kệ số 336, Nhà xuất bản Tôn giáo, tr.91.

Xem M.P. Malalasekera, Encyclopadia of Buddhism, Vol. II, The Government Press, Ceylon, 1966, tr.409-410.

Lê Mạnh Thát, Tự điển Bách Khoa Phật Giáo VN, A, tập II, Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản, Tp HCM, 1981, tr. 78.

Ðại Tạng Kinh VN, Kinh Trường Bộ, Tập II, tr.31.

Ðại  Tạng Kinh VN, Kinh Trung Bộ, Tập I, tr.149.

Tứ kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh A Di Ðà.

Ðại Tạng Kinh VN, Kinh Trung Bộ, Tập I, tr. 149-150.

---o0o---



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương