KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Nội dung của phẩm Phổ Môn



tải về 0.83 Mb.
trang19/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27

Nội dung của phẩm Phổ Môn


Ý nghĩa biểu tượng của tựa đề phẩm 24 “Phổ Môn” 

Tuy nhiên, tại đây người ta có thể thắc mắc tính hợp lý trong việc nối kết lời dạy của kinh Tăng Chi (Anguttara Nikàya) với nội dung của kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika). Do vậy, mục đích của việc phân tích huyền nghĩa ẩn chứa đằng sau tựa đề phẩm kinh thứ 24: “Cánh Cửa Phổ Quát hay Phổ Thông” (Universal or General Gate) là để giải thích nghi ngờ đó. Ví dụ sau đây sẽ mở đường cho lập luận của chúng ta: Nếu lối vào ra chính của một ngôi nhà được gọi là cánh cửa chung hay phổ thông; cũng vậy, Phật giáo cũng có một cánh cửa phổ thông hay phổ quát (Phổ Môn) cho bất cứ ai muốn sử dụng năng tiềm tàng của mình để trở thành một vị Phật; và cánh cửa phổ thông hay phổ quát dẫn đến mục tiêu sau cùng được biểu tượng hóa bằng danh hiệu Quán Thế Âm (Avalokitesvara), tức sự nhân cách hóa đức tánh từ bi của Ðức Phật. Ý nghĩa hơn thế nữa, theo học giả Har Dayal, một trong hai phần hợp thành thuật ngữ ‘Avalokitesvara’, đó là avalokta, cũng có nghĩa là trí tuệ (wisdom). Sự gợi ý mang tính thử nghiệm trên thật sự có thể chuyển tải một mối quan hệ hỗ tương và rất có ý nghĩa giữa hai yếu tố từ bi và trí tuệ, bởi vì trong Phật giáo từ bi (karunà) và trí tuệ (prajnà) được xem là hai thành tố của một nhân cách giác ngộ. Trí tuệ sinh khởi nhờ từ bi, và từ bi bắt nguồn từ trí tuệ. Trong thực chất, hai chỉ là một. Giải thích theo ngôn ngữ của học giả D.T Suzuki “...Nhưng điều khó khăn nhất trong việc nắm bắt ý nghĩa ở đây là, từ bi (compassion) không thể tự tồn tại được, và từ bi không thể hoạt động nếu không có trí tuệ... do vậy, tôi phải nêu lên một vài lý do khiến các nhà Phật giáo Phát Triển (Mahàyàna) phối hợp từ bi và trí tuệ và sự chứng ngộ” Nói cách khác, từ bi và trí tuệ chính là chủng tử Phật của tất cả chúng sanh. Toàn thiện hai đức tính này tất nhiên có nghĩa là sự chứng đắc Phật quả. Tuy nhiên, theo phẩm thứ 24 của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phương pháp tu tập gì sẽ đưa đến việc biểu hiện toàn vẹn từ bi và trí tuệ? Ðể trả lời cho câu hỏi trên, có lẽ là hợp lý nếu chúng ta chia phẩm kinh 24 thành hai phần triết lý chính để phân tích, vì nó có thể phản ảnh đầy đủ vai trò và ý nghĩa của Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Pháp Hoa.

Phần thứ nhất của phẩm thứ 24 diễn tả những năng lực phi thường của Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) trong lãnh vực thần lực cứu độ chúng sanh đang khổ đau nhằm để trả lời cho hai câu hỏi của Bồ Tát Vô Tận Ý (Infinite Thought). Ðó là, (1) “Bạch Ðức Thế Tôn, vì lý do gì mà Bồ Tát Avalokitesvara được gọi là Quán Thế Âm (Vị lắng nghe tiếng khóc than của cuộc đời)”, và (2) “Bạch Ðức Thế Tôn, bằng phương tiện gì mà Bồ Tát Avalokitesvara có thể đi khắp cõi Ta Bà? Và làm thế nào mà Bồ Tát Avalokitesvara có thể giảng dạy Diệu Pháp cho chúng sanh?”

Trước hết, chúng ta có thể nhận ra tư tưởng chủ đạo của phẩm kinh nằm ở danh hiệu của Bồ Tát “Vô Tận ý” (Infinite Thoungt). Có lẽ không có gì sai lầm khi chúng ta xác định như sau: Câu trả lời của Ðức Phật đối với các thắc mắc của Bồ Tát Vô Tận Ý không phải nhắm đến sự ca ngợi những thần lực siêu phàm của một thực thể có thật được gọi là Avalokitesvara (Quán Thế Âm), mà việc trả lời ấy phải bao hàm một ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa là Ðức Phật nêu rõ chức năng tư duy không có thể diễn đạt (Vô Tận Ý hay Bất khả tư nghì – Inexhausible Intent or Infinite Thoungt) được các tác phẩm chất diệu kỳ và phi thường của từ bi và trí tuệ; vì nếu khác đi, kinh Saddharmapundarika (Diệu Pháp Liên Hoa) có lẽ không khác gì với giáo lý của các tôn giáo hữu thần. Tuy thế, tại đây người ta cũng có thể nêu ra một câu hỏi khác: dựa trên nền tảng nào để chúng ta có thể đặt vấn đề như thế? Hy vọng mọi người đều có thể nhất trí với nhau về sự thật rằng bất cứ lúc nào mặt trời xuất hiện, bóng tối tự nhiên phải biến mất; và bất cứ lúc nào an lạc và hạnh phúc được cảm nghiệm, các yếu tố đối lập của chúng hẳn nhiên không có chỗ để tồn tại. Cũng tương tự như thế, khát ái, vô minh và sân hận, ba cội rễ chính của khổ đau và phiền não, sẽ không có chỗ để trú ẩn khi trí tuệ hiện hữu. Khi chân giải thoát đã hiển bày thì sự khao khát kiếm tìm nó, nghĩa là tìm kiếm sự cứu giúp của Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) tự nhiên sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này chi tiết hơn trong phần hai của chương này. 

---o0o---

Phương pháp tu tập của kinh Saddharma-pundarika


Kinh Dharmamapada (Pháp Cú) ghi rằng:

(Người không có trí tuệ thì không   có thiền,



(Người) không có thiền thì không có trí tuệ,

Ai có thiền định và trí tuệ,

Người ấy nhất định gần Niết Bàn”

Trong khi ấy, theo kinh Suranganma (Thủ Lăng Nghiêm Shou-leng-yen), một trong ba kinh quan trọng liên hệ đến giáo lý Avalokitesvara (Quán Thế Âm), bất cứ ai mong ước xây dựng được sự thông hội với vị Bồ Tát này đều phải thực hành thiền định. Kinh Surranganma liệt kê ra danh sách về 14 năng lực vô úy mà người ta có thể nhận được từ sự ban tặng của Bồ Tát Quán Thế Âm bằng con đường duy nhất là thực hành các phương pháp thiền quán của Phật giáo. Một số giải thích dưới đây của kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ minh họa nội dung chính của 14 điểm nói trên. Theo lời dạy của kinh này.

“Trước hết, bằng cách hướng dẫn và kiểm soát nhĩ căn trong quá trình thiền định, giác quan này sẽ được tách khỏi đối tượng của nó, và rồi bằng việc loại trừ âm thanh và con đường dẫn nhập âm thanh, cả việc quấy rối cũng như sự tĩnh lặng đều trở nên không hiện hữu. Như thế, từng bước một hành giả đạt đến việc loại trừ cả sự nghe và đối tượng của nó, tức âm thanh... Khi sự tĩnh giác về trạng thái này và chính trạng thái này được nhận biết là không hiện hữu, cả chủ thể lẫn đối tượng đều hòa nhập vào hư không (không tánh hay vô ngã), sự giác tĩnh về chúng trở nên phổ quát hoàn toàn. Bằng việc loại bỏ thêm nữa về không tánh, đối tượng của nó, bao gồm cả sự sáng tạo và hoại diệt biến mất, con đường dẫn đến trạng thái Niết Bàn (Nirvàna) tự hiện bày.”

Nói khác đi, tư tưởng chỉ chủ đạo của đoạn kinh trên đã hướng dẫn người hành trì thiền định nhắm đến sự nhận thức được bản chất thật của tất cả pháp; nghĩa là sự nhận biết vô ngã về cả chủ thể lẫn đối tượng ngang qua 14 phương pháp quán tưởng của thiền. Rõ ràng, bất cứ khi nào chân lý được đạt đến, chính tự thân hành giả được giải thoát sau cùng, cái được gọi là năng lực cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Rất thú vị để lưu ý ở đây rằng, trong cùng cách tư duy, phẩm thứ 14 của kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng chỉ bày cách đón nhận lòng từ bi của Bồ Tát Avalokitesvara ngang qua nội dung của đoạn kệ sau đây:

Nhìn đúng sự thật, nhìn thật trong suốt,

Nhìn với tuệ giác, vô cùng vĩ đại,

Nhìn bằng đại bi, nhìn theo đại từ,

Nên hãy thường xuyên, nguyện cầu chiêm ngưỡng”.

Ðoạn giáo lý vừa trích dẫn trên rõ ràng không có gì khác lắm với 14 phương pháp thiền quán của kinh Surangama (Thủ Lăng Nghiêm) như vừa thạo luận. Nhưng nhiều ý nghĩa hơn nữa trong bốn câu kệ ấy là vấn đề tuệ quán (quán tưởng về trí tuệ) và từ bi quán (quán tưởng về tư bi) được cùng đề cập. Một cách có chủ tâm, đó là một sự biểu thị nhắm chỉ đến bản chất của cái gọi là Avalikitesvara hay bản tánh Phật (tức từ bi –‘karunà’ và trí tuệ - ‘prajnà’). Có lẽ đây là những điều được Ðức Phật mệnh danh là các khả năng và uy lực siêu phàm của Bồ Tát Quán Thế Âm trong phần đầu của phẩm kinh thứ 24,và rồi lại nhấn mạnh trong đoạn kế tiếp của phần hai:

Tiếng cực tinh tế, tiếng nhìn vào đời,

Tiếng giống Phạm Thiên, tiếng như hải triều,

Tiếng hơn tất cả, cung bậc trong đời.

Nên hãy thường xuyên, chuyên tâm trì niệm”

Nói một cách chính xác sự hoàn thiện hai đặc quan trọng nhất này chính là sự chứng ngộ giải thoát sau cùng, tức Niết Bàn (Nirvana). Ðể vấn đề trở nên rõ ràng hơn, hy vọng chúng ta sẽ không lạc đề khi trình bày giáo lý Nhân Duyên (Pràtityasamtpàda) ở đây. Theo giáo lý Phật giáo, sự sinh khởi của Pràtityasamtpàda hay Nhân Duyên  có nghĩa là toàn bộ khổ đau sinh khởi. Ngược lại, sự chấm dứt của Pràtityasamtpàda đồng nghĩa với sự đoạn tận toàn bổ khổ đau. Tuy vậy, Pràtityasamtpàda hay Nhân Duyên (Depandent Organtization) chỉ là mẫu thức của một chuỗi mười hai yếu tố, bao gồm vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Do đó, việc loại bỏ hoàn toàn không có tàn dư của một trong mười hai yếu tố này có nghĩa là sự chấm dứt vòng sinh tử luân hồi. Trong hầu hết kinh điển của Phật giáo Nam Truyền hay Thượng Tọa Bộ (Theravàda), khái ái thường được định nghĩa là cội nguồn của khổ đau; vì vậy, sự chú tâm được đặt hoàn toàn vào việc đoạn trừ khát ái. Trong khi ấy, theo quan điểm triết lý của Phật giáo Bắc Truyền hay Phát Triết (Mahàyànà), lòng chấp thủ (hay sự bám víu) là nguyên nhân chủ chốt của khổ đau. Bởi vậy, yếu tố cần phải đoạn trừ là lòng chấp thủ. Như là hệ luận của tinh thần triết lý này, giống các kinh khác của Phật giáo Phát Triển như Bát Nhã Ba La Mật (Prajnàpàramità), Lăng Già Tâm Ấn (Lankàvatàra), v.v..., kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharama-pundarika) cũng nhấn mạnh đến việc đoạn trừ chấp thủ. Có lẽ sẽ không có gì tranh cãi khi người ta nói rằng bất cứ khi nào thực tại vô ngã (anattà- no-self) được chứng đắc ngang qua công phu thiền quán, lòng chấp thủ về cả chủ thể lẫn đối tượng hẳn nhiên không còn chỗ trú ẩn, sẽ biến mất. Thật vậy, bất cứ ai thật sự chứng ngộ và chứng đắc chân lý chắc hẳn sẽ không còn cảm nghiệm khổ đau, thậm chí ngay cả khái niệm về khổ đau cũng không thể tồn tại trong tâm thức của người ấy. Ðây là ý nghĩa của điều gọi là “trì địa - tức chấp thủ tâm” ở cuối phẩm thứ 24, khi Bồ Tát Trì Ðịa từ chỗ ngồi đứng dậy ca ngợi công đức to lớn do nhờ nghe những công việc thần diệu và thần thông siêu việt của Bồ Tát Quán Thế Âm. Dĩ nhiên, Trì Ðịa Bồ Tát ở đây chỉ là sự biểu tượng hóa tâm thức của tất cả chúng sanh, bởi vì bất cứ khi nào tâm thức của chúng sanh thực sự hiển bày để phát triển từ bi và trí tuệ, hay giải thích theo bối cảnh đặc biệt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bất cứ khi nào tâm thức của chúng sanh giải thoát khỏi sự chấp thủ, bám víu, chân an lạc và hạnh phúc sẽ hiện hữu trong từng bước đi của chúng sanh ấy. Ðó là lý do tại sao phẩm kinh thứ 24 đi đến kết luận rằng: “Trong lúc Ðức Phật thuyết giảng phẩm Phổ Môn này, 84 ngàn chúng sanh trong pháp hội ấy đều phát tâm không thối chuyển đối với sự giải thoát hoàn toàn mà không có gì có thể sánh được”.

Nói tóm lại, sự không thể nghĩ bàn về năng lự phi thường của trí tuệ, từ bi và con đường dẫn đến chứng đắc hai tính chất đặc thù ấy là giáo lý trọng tâm của Phẩm Phổ Môn, phẩm thứ 24 của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thường được xem là phẩm kinh tiêu biểu cho Phật giáo niềm tin và cầu nguyện. Thực ra, phẩm kinh này đã được biên soạn một cách tế nhị, tài tình và được nối kết một cách hợp lý trong bối cảnh của kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika), bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo trí tuệ. Nói khác đi, để phù hợp với một số chuyển đổi về nhu cầu và kiến thức của con người theo dòng thời gian, giáo lý Phật giáo luôn luôn chuyển động trên một hình trục năng nổ, linh động, tự chỉnh lý và phát triển; tuy thế, một nổ lực vĩ đại với chủ tâm duy trì tinh thần độc đáo và chân chính về các lời dạy của Ðức Phật trong ý nghĩa hài hòa và thống nhất thật sự ngang qua những chuyển động tư tưởng như thế luôn luôn được dụng công đầu tư đối với sự phát triển và kế thừa của triết lý Phật giáo. Lý luận này hy vọng sẽ trở nên thú vị hơn khi vai trò của Bồ Tát Avalokitesvara trong kinh Sukhavàti-vyùha (A Di Ðà) sắp được đưa vào bàn luận dưới đây.

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương