KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Chương Sáu - Quán Thế Âm Bồ Tát và Thế Giới Ngày Nay



tải về 0.83 Mb.
trang22/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Chương Sáu - Quán Thế Âm Bồ Tát và Thế Giới Ngày Nay

Như chúng ta đã thấy, trong năm chương được trình bày trước đây thật sự chưa hề có một phương pháp nào có tính hệ thống và rõ ràng cho việc thực hành lý tưởng Bồ Tát nói chung, và hành trì giáo lý Avalokitesvara (Quán Thế Âm) nói riêng được đưa vào ứng dụng. Do vậy, trong chương này chúng ta sẽ dành hết thời gian để bàn đến việc áp dụng lý tưởng này vào trong xã hội hiện nay của chúng ta, một xã hội vốn đang bị bạo động và sự cạnh tranh dày xé.


Khuynh hướng tu tập hiện nay của Phật giáo đồ


Không ai có thể phủ nhận sự kiện rằng hiện nay có một vài khuynh hướng nổi cộm đang thống trị toàn bộ tổ chức Phật giáo, và trong số ấy sở thích mang tính phổ quát nhất của tín đồ Phật giáo là việc hành trì lễ nghi và thờ cúng. Trong thực tế, từ quan điểm tôn giáo người ta có thể nói rằng sự hành trì trên là rất tự nhiên vì nó là một trong những yếu tố cốt lõi nhất tạo thành cái gọi là “tôn giáo”, mà theo đó Phật giáo cũng không thể ngoại lệ. Tuy nhiên, chắc chắn phải có một vài điểm khác nhau, tách biệt rõ ràng về việc thể hiện nghi lễ và thờ cúng giữa Phật giáo và tất cả các tôn giáo như chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng qua các chỉ dẫn mà Ðức Phật đã giảng giải cho Sigàla, chàng thanh niên dòng dõi Bà La Môn, như được ghi lại trong Sigàlovàda-sutta (kinh Thiện Sanh hay còn gọi là Ca Thi La Việt). Vấn đề này có lẽ lại trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta nghiên cứu đến kinh Bộ Tương Ưng (Samyutta Nikaya). Kinh Tương Ưng ghi lại rằng một lần nọ Ðức Thế Tôn trú tại Ràjagaha (thành Vương Xá), ở nơi vườn nuôi dưỡng sóc. Trong khoảng thời gian đó, một vị Tỳ kheo trẻ tên là Vakkali bị bịnh nặng, không thể đi đến yết kiến và hầu hạ Ðức Phật được. Tuy nhiên, Tỷ kheo Vakkali đã nhờ các vị Pháp hữu của mình đi thỉnh cầu Bậc đạo sư vì lòng từ mẫn đến thăm Vakkali vào thời điểm sắp mạng chung của Tỷ kheo ấy, và Ðức Phật đã yên lặng nhận lời. Khi Bậc Giác Ngộ đến trú xứ của Vakkali ở, đang nằm trên giường bệnh Vakkali đã kính cẩn thưa với Ngài rằng “Ðã lâu lắm rồi, bạch Ðức Thế Tôn, con mong mỏi được diện kiến Bậc Ðạo Sư, nhưng vì thân mang trọng bịnh, con không đủ sức khỏe để đi đến yết kiến Như Lai...”, và Ðức Phật đã đáp lại như sau: “Thôi đi, này Vakkali! Có gì đáng xem trong cái thân thể thối tha này của Ta? Này Vakkali, ai thấy Pháp người ấy thấy Ta; ai thấy Ta người ấy thấy Pháp. Một cách đúng đắn, thấy Pháp là thấy Ta; thấy Ta là thấy Pháp.” Câu chuyện này hẳn phải đã để lại lý do để chúng ta xem xét lại khuynh hướng tu tập, hành trì việc thờ cúng hiện nay của giới Phật giáo; bởi vì, như chúng ta có tể thấy, ngay cả với tâm thức phụng thờ chính Ðức Phật đang trú thế mà không hiểu biết Chánh Pháp cũng không được Bậc Ðạo Sư ca ngợi và khuyên khích, còn nói chi đến một niềm tin thuần túy lễ bái xá lợi và hình tượng!

Tuy nhiên, thật vô cùng quan trọng để chúng ta lưu ý rằng nếu việc hành trì trên được áp dụng một cách thích đáng với ý thức sâu sắc và đúng đắn nhắm đến việc tập trung tâm thức của hành giả, phù hợp với một trong mười đối tượng của thiền quán, tức sự trầm tư hay tưởng niệm đến Ðức Phật như đã được thảo luận trong Chương V, Mục “Các điều kiện thiết yếu để được cứu độ về Cảnh Giới Cực Lạc”, thì hoàn toàn được khuyến khích, vì ấy cũng là pháp môn thực hành thiền định. Nhưng khuynh hướng tu tập hiện nay của tín đồ Phật giáo dường như không phải như thế. Trái lại, nếu được nghiên cứu và thẩm tra thực chất của nó; khuynh hướng hành trì vừa nêu có vẻ phản ánh một thứ gì ấy tương tự với lối cầu nguyện, lễ bái của các tôn giáo hữu thần. Lập luận này có lẽ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi được phát biểu như sau: sự hành trì lễ nghi hiện nay của giới tín đồ Phật giáo đã vô tình hỗ trợ cho việc đồng hóa Ðức Phật và các vị Bồ Tát trở thành đấng sáng thế, hay một loại thần thánh gì đó. Biểu mẫu đặc trưng cho khuynh hướng thịnh hành này có thể thấy được qua nội dung của cuốn sách tựa đề “Lý Thuyết và Sự Thực Hành Phật Giáo: Ðức Phật là Con Người hay Thần Thánh”. Công trình nghiên cứu này được học giả người Ðức, tiến sĩ Richard F. Gombrich, thực hiện ở Tích Lan nơi mà Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravàda), theo truyền thống, đã và đang chiếm giữ vai trò Quốc giáo hơn hai ngàn năm qua.

Song hành với khuynh hướng tu tập bao phủ vô số yếu tố thần thoại của các tín ngưỡng và tôn giáo hữu thần là mối quan tâm của giới tín đồ liên hệ đến vấn đề tái sinh! Có lẽ không có gì sai lầm khi người ta nói rằng Phật tử của thời đại ngày nay đang thực sự ước ao và nỗ lực tu tập để được tái sanh về những thế giới tốt lành, ví dụ như cảnh giới cực lạc. Tuy nhiên, dường như ý tưởng như thế không phù hợp lắm với tinh thần chân chính về tính thực tiễn của Phật giáo vì như kinh Nhứt Dạ Hiền Giả (Bhaddekarattasutta) đã ghi rằng:

Quá khứ không truy tìm,



Tương lai không ước vọng,

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây...

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.”

Như chúng ta đã biết, Phật giáo cũng tin vào thuyết tái sinh, nhưng sự tái sinh ấy hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp của mỗi cá nhân. Ðể vấn đề này trở nên một cách rõ ràng đối với hàng đệ tử, Ðức Phật đã thuyết giảng một bài kinh về “Gương Chân Lý” và xuyên qua bài kinh này người ta có thể biết được họ sẽ tái sinh vào cảnh giới nào trong tương lai bằng cách xem xét các loại hành động (nghiệp) mà họ đã làm trong lúc sanh tiền. Như là hệ tự luận tự nhiên phát sinh từ bài pháp trên, một vài gợi ý có ý nghĩa liên hệ đến việc thực hành thích hợp với tín ngưỡng Avalokitesvara (Quán Thế Âm) có thể được rút ra ở đây. Nghĩa là, nếu người nào thực sự mong ước được tái sinh vào một quốc độ nào đó sau đời sống hiện tại, đặc biệt là sinh về thế giới cực lạc của Ðức Phật Amitàbha (A Di Ðà) như hầu hết các Phật tử đang hằng ngày ước nguyện, người ấy phải tu tập và nghiêm túc tuân thủ giáo lý và các điều kiện tương ứng do thế giới cực lạc chủ trương. Do đó, có lẽ là rất ý nghĩa để lưu ý rằng trong bản sớ giải của Ðại Phẩm Di Ðà, còn gọi Di Ðà Sớ Sao, danh hiệu của Ðức Phật Amitàbha (A Di Ðà) bao hàm ba ý nghĩa: (1) Amitàbha (Vô Lượng Quang) (2) Amitàguna (Vô Lượng Công Ðức). Quan trọng hơn nữa, theo hầu hết các bình luận gia và các nhà Phật học, Amitàbha trong ngữ cảnh của Sukhavàti-vyùha (kinh A Di Ðà) có nghĩa là vô lượng quang, Amitàyus có nghĩa là vô lượng thọ, và Amitàguna có nghĩa là vô lượng công đức. Dĩ nhiên, đây không chỉ ba phẩm chất đặc thù của riêng Ðức Phật A Di Ðà, mà tất cả chư Phật đều hội đủ toàn bộ ba tánh chất này. Như vậy, ở khía cạnh triết lý, vô lượng thọ, vô lượng quang, và vô lượng công đức phải ám chỉ một điều gì ấy rất là biểu tượng, trong đó vô lượng quang biểu tượng hóa của trí tuệ (prajna), vô lượng thọ biểu tượng cho thiền định (samàdhi) và vô lượng công đức biểu tượng cho giới (sìla). Nói khác đi, bất cứ ai thực sự mong ước được sanh về cảnh giới cực lạc của Phật A Di Ðà cần phải áp dụng những yêu cầu thiết yếu của thế giới này vào trong cuộc sống hằng ngày của họ, và các đòi hỏi ấy không gì khác hơn là các yếu tố truyền thống của giáo lý Phật giáo, tức giới, định, tuệ. Chính ngang qua việc thực hành chúng mà chúng sanh có thể cảm nghiệm được cảm giác hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ, ngay trong thế giới này. Hiển nhiên rằng quan điểm trên không những là phù hợp với con đường trung đạo của Phật giáo mà còn phản ảnh được tính thống nhất về giáo lý của hai bộ phái Phật giáo chính; đó là Phật giáo Nam Truyền hay Thượng Tọa Bộ và Phật giáo Bắc Truyền hay Phát Triển.



Tuy nhiên, sự thật không thể chối cãi là hiện có một khuynh hướng nổi cộm đang vận hành trong hầu hết các tổ chức Phật giáo của thế giới đương đại; đó là một số thuật ngữ Phật học như giới, định, tuệ, v.v... dường như đã trở nên quá uy nghiêm và quá khó khăn để cho giới tín đồ đưa vào áp dụng, và các danh từ ấy được xem là chí thích hợp với lối sống cách ly của giới tu sĩ khổ hạnh ở trong rừng. Trong thực tế, tín đồ Phật giáo không đặt nhiều chú tâm đến những phương pháp trên trong cả lãnh vực tu tập lẫn chứng ngộ, dù rằng hằng ngày họ vẫn thường tranh cãi, biện luận rất nhiều về các chủ đề này. Thay vào đó, công tác mang tính tôn giáo được tín đồ Phật tử nhiệt tâm thực hiện là chú tâm đến công tác từ thiện. Tất nhiên, khi làm các việc ấy, giới Phật tử nghĩ rằng họ đang tích lũy công đức để được tái sanh vào một thế giới tốt đẹp trong tương lai. Trong ý nghĩa thực tiễn thông thường của lãnh vực nhân đạo và nhân văn, việc làm ấy tất nhiên là rất đáng biểu dương và ca ngợi; nhưng trong một khía cạnh sâu sắc khác của vấn đề có lẽ đã gợi lên trong tâm thức chúng ta một hiện tượng như đã gợi lên trong tâm thức chúng ta một hiện tượng như đã được bàn luận ở trong Chương III của cuốn sách này. Giống như tình huống trong thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, toàn bộ diễn đàn của cuộc sống, bao gồm cả diễn đàn tôn giáo trong thời đại văn minh ngày nay đã và đang bị quá tải bởi xu hướng lý thuyết, duy lý và tư biện khiến người ta trở nên rất mệt mỏi với không khí và môi trường như thế. Hệ quả là hầu hết mọi người trong lãnh vực tôn giáo, gồm cả Phật giáo, có khuynh hướng hiến dâng hết năng lượng và nỗ lực các hình thức lễ hội ấy, các nét đặc trưng mang tính thực tiễn của đạo Phật như là tinh thần trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự chủ, tự tín và tự nỗ lực v.v... dường như không đóng một vai trò quan trọng nào cả. Quả thật, chỉ cần thoáng nhìn qua bộ mặt thật của Phật giáo Ấn Ðộ ngày nay, lập luận vừa nêu có lẽ không cần bất cứ chứng cứ nào thêm nữa để biện minh cho nó. Khuynh hướng phụng thờ cúng kiến này có thể cũng khiến chúng ta dể dàng nhớ lại tình huống lịch sử (như đã được đề cập trước đây), qua đó một làn sóng hòa hợp tôn giáo nhắm đến động cơ đồng hóa Phật giáo vào đạo Hindu đã xảy ra. Tiếp đến, Ðức Phật và chư Bồ Tát cũng được cho là hiện thân của thần Visnu và Krisna. Một số nhà sử học tin tưởng rằng chính tiến trình đó đã đóng vai trò chính trong việc làm suy tàn và biến mất của Phật giáo không chỉ ở đất nước Ấn Ðộ mà còn ở Nepal, Malaysia, và Indonesia. Từ đây, người ta có thể nghĩ rằng ắt phải có một vài thay đổi quan trọng nào đó về cách nhìn của tín đồ Phật tử. Như người ta thường nói, Phật giáo là một nghệ thuật sống tích cực, đầy sinh lực, mạnh mẽ và năng động. Với tính ưu việt của giáo lý về tinh thần thực tiễn và năng động, Phật giáo có thể vượt qua mọi tình huống bất lợi mà không một tổn thương, và nhờ thế tồn tại với vô số thử thách như Phật giáo đã từng đối mặt trong quá khứ. Sự thẩm xét cẩn thận về lịch sử hơn 2500 năm của Phật giáo sẽ là những chứng cứ hùng hồn cho sự thật ấy. Từ nhận định trên chúng ta có thể đi đến giả thuyết rằng việc áp dụng lý tưởng Bồ Tát, đặc biệt là ứng dụng lý tưởng Avalokitesvara (Quán Thế Âm) vào trong cuộc sống hằng ngày hy vọng sẽ đóng góp nhiều phương pháp mới và khả thi trong cả lãnh vực học hiểu và thực hành khi Phật giáo cùng tồn tại với mọi tôn giáo trên thế giới trong thời kỳ đầy cạnh tranh và bại lực như hiện nay.

Như người ta đã biết, Avalokitesvara (Quán Thế Âm) là vị Bồ Tát được biểu tượng hóa của lòng từ bi (metta-karuna). Do thế, để có thể nhận được sự gia hộ do Bồ Tát Quán Thế Âm trao tặng, giới Phật tử hướng thẳng lòng thành tín của họ vào các hoạt động từ thiện, cứu thế nhằm phù hợp với những đặc tính chân chính của Bồ Tát Quán Thế Âm. Bằng cách làm như thế, họ có thể tích lũy công đức với hy vọng là họ sẽ được tái sanh trong một thế giới lý tưởng, tức cõi cực lạc (Sukhavàti-vyùha). Trong thực tế, chúng ta có thể nói rằng không bao giờ  có thể vắng mặt được tư tưởng, cảm xúc và cảm nghiệm tôn giáo trong đời sống bất tận của con người cho dù khoa học có thể bông đùa, nhạo báng lối tư duy như thế. Chắc chắn rằng, đối với số đông nhân loại, luôn có một năng lực siêu phàm và xuất thế hiện hữu khắp nơi mà họ thường gọi với nhiều danh xưng khác nhau như Bồ Tát, thánh, thần... Tuy nhiên, giống như cái ti vi được trang bị các thiết bị cần thiết để có khả năng đón nhận tín hiệu phát ra từ vệ tinh nhằm tạo ra âm thanh thích hợp và hình ảnh được truyền đến. Cũng thế, trong lãnh vực tôn giáo người tiếp nhận cũng buộc phải nỗ lực trang bị một số điều kiện tất yếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người cho. Nghĩa là, bất cứ ai ước mong nhận được sự hộ trì của Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) mà tác giả ví như là một vệ tinh tâm linh, người ấy cần phải tạo ra các thiết bị tương ứng luôn có sẵn trong thân thể vật lý của họ nhằm để tự liên kết với đặc điểm cao đẹp của Bồ Tát Quán Thế Âm, đó là lòng từ bi. Phương pháp để tạo ra hoặc để xây dựng các thiết bị tâm linh nhằm đón nhận tín hiệu từ bi được ban phát từ vệ tinh tâm linh – Quán Thế Âm – là phải tu tập lòng từ bi. Kết quả người ta có thể chờ đợi là việc tu tập lòng từ bi không những sẽ không tạo ra bất cứ mâu thuẫn, xung đột nào với môi trường hiện nay chúng ta đang sống, mà việc làm ấy rõ ràng còn soi sáng cách hiểu biết và nắm bắt của tín đồ Phật giáo về lý tưởng Bồ Tát cũng như sự chứng ngộ lý tưởng ấy trong cuốc sống hằng ngày bằng cách thực hành các thiện nghiệp. 

---o0o---



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương