KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Bố thí tài vật (Amisadàna)



tải về 0.83 Mb.
trang24/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Bố thí tài vật (Amisadàna)


Chúng ta có thể nói rằng hình thức bố thí tài vật là thích hợp nhất đối với bất cứ ai muốn nuôi dưỡng tâm từ bi. Giải thích theo ngữ cảnh của nội dung đang được thảo luận, phương pháp tu hay nghệ thuật cho này là rất lợi ích trong lãnh vực đời sống tâm linh. Nghĩa là, nếu bất cứ ai mong muốn có được sự gia hộ của Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) bằng việc chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị tâm linh nhằm để tương ứng với lời thệ nguyện của Ngài. Cách tu tập này cũng biểu thị một sứ mệnh vô cùng ý nghĩa trong lãnh vực đời sống xã hội xuyên qua sự ảnh hưởng thực tiễn của nó trên cuộc sống của người nghèo, người bệnh, người cần sự cứu giúp v.v... Chắc chắn rằng nhiều khoảng cách về vật chất cũng như tinh thần trong xã hội loài người hy vọng cũng được thu hẹp lại ngang qua việc ứng dụng thích đáng và cụ thể nghệ thuật bố thí trên. Quả thật, việc bố thí vật chất là hoàn toàn thực tế và có ý nghĩa, vì tất cả mọi người đều có thế áp dụng phương thức cho này tùy theo hoàn cảnh của từng cá nhân. Vấn đề giàu, nghèo, hay bất cứ lý do vì khác, đều không đóng vai trò quan trọng việc hành trì như thế, đặc biệt là trong hệ thống giáo lý Phật giáo. Vì như chúng ta đã biết, theo lý thuyết nghiệp của Phật giáo, yếu tố chủ đạo để tạo thành một hành động (nghiệp lực) nào đó là sự tác ý hay chủ ý của hành động. Do vậy, bất cứ loại tài vật nào, ví dụ như một sợi chỉ, hoặc cây kim, đều có thể là một món quà có ý nghĩa nếu nó được cho với thiện tâm. Có vô số ví dụ biểu trưng trong kinh điển Phật giáo diễn tả về những tác dụng ưu việt của sự bố thí tài vật, nhưng có lẽ 85 câu chuyện trong tập Vimànavatthu là được chính Ðức Phật đặc biệt giải thích cặn kẽ và hạnh bố thí. Nổi bật và đáng chú ý hơn ở đây là việc phân biệt và làm tách bạch khía cạnh manh tính tâm lý liên hệ đến vấn đề từ bi (mettà-karunà) giữa  giáo lý Phật giáo và các hệ thống tư tưởng khác. Ðó là, nếu bố thí tài vật được thực hiện với tâm từ bi thì tác dụng của nó có thể lớn hơn nếu so sánh cùng việc bố thí tài vật mà với các dụng tâm khác. Lời dạy sau đây của Ðức Thế Tôn sẽ soi sáng lập luận trên:

“Không phải chỉ nhờ vào năng lực của tài vật khiến cho việc bố thí có được kết quả đặc biệt, nhưng đúng hơn là ngang qua lĩnh vực tư duy và năng lực tư duy đặt vào vật cho khiến cho công việc bố thí đạt được lợi ích lớn. Do vậy, ngay cả chỉ một nhúm gạo, một mảnh giẻ rách, hay một ít có lá... được cho với tấm lòng chân thành nhắm đến người thọ nhận chúng, hành động bố thí ấy sẽ có được công đức to lớn, chói sáng...”

Lý do cho vấn đề trên có thể được hiểu một cách dễ dàng, bởi vì khi tâm từ bi hiện hữu, lập tức lúc ấy những tư tưởng độc ác, nguy hiểm, bạo động, hận thù, ganh tị, v.v... biến mất khỏi tâm thức của con người. Hiển nhiên rằng an lạc và hạnh phúc sẽ hiện hữu và tồn tại trong xã hội nào, nơi mà từ bi (mettà-karunà) là một thành tố tất yếu của nó và luôn được nuôi dưỡng và phát triển. 

---o0o---


Bố thí Pháp, nghĩa là lời nói ích lợi và tốt lành (dharmadàna)


Phương thức bố thí tiếp theo là bố thí Pháp, nghĩa là cho những lời nói tốt đẹp và có ích lợi. Phương thức bố thí này rõ ràng có thể đem lại nhiều kết quả tốt, có tác động đến đời sống của nhân loại hơn cách bố thí thứ nhất, vì kết quả thật sự của bố thí pháp được giáo lý Phật giáo diễn đạt như sau:

“Này các Tỷ kheo, có hai loại bố thí: bố thí tài và bố thí Pháp. Này các Tỷ kheo, đây là bố thí tối thượng trong hai loại bố thí này, tức là bố thí Pháp...

Này các Tỷ kheo, có hai sự phân phát này: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Ðây là phân phát tối thượng trong hai loại phân phát này, tức là phân phát Pháp...

Này các Tỷ kheo, có hai loại nhiêu ích này, nhiêu ích tài vật và nhiêu ích Pháp. Này các Tỷ kheo, đây là nhiêu ích tối thượng trong hai loại nhiêu ích này, tức là nhiêu ích Pháp.”

Tại sao bố thí Pháp lại có thể đem lại nhiều lợi ích và ảnh hưởng hơn bố thí tài vật? Người ta không thể phủ nhận sự kiện rằng yếu tố có nghĩa và mang tính nhân văn nhất trong việc bố thí là cách cho mà không phải là tài vật được cho. Nghĩa là, bố thí luôn phụ thuộc vào cách thực hiện, cách nói năng, cách trao tặng tài vật, sự kính trọng, thông cảm v.v...; hay nói một cách chính xác hơn, tùy thuộc vào của cải, vật chất mà người nhận có thể cảm nhận được các cảm giác thoải mái và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nghệ thuật sống như vậy dường như ít thấy và ít được chú trọng. Ngược lại, do ảnh hưởng nếp sống thực dụng, con người thời nay đang dần dần tách ly nghệ thuật sống mang tính nhân văn, tức sự toàn thiện nhân cách. Một thoáng nhìn qua các nạn nhân của thảm họa thiên tai, chiến tranh, nghèo đói, v.v... quanh khắp thế giới chúng ta đang sống hẳn sẽ làm sáng tỏ hành vi, cử chỉ và lối tư duy của con người trong thời đại văn minh vật chất. Ðây là lý do tạo sao triết gia nổi tiếng người Ðức, Immanuel Kant, cho rằng sự thành thật là hơn tất cả cách chính sách. Rõ ràng, sự chân thành chỉ có thể hiện hữu trong mối quan hệ của con người khi nào con người hiểu biết và thương yêu nhau thực sự. Nói cách khác, sự chân chính là kết quả của nghệ thuật sống gồm đủ hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Do đó, giáo lý bố thí, cụ thể là bố thí pháp, hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong xã hội đương thời, đặc biệt khi nếp sống con người đang ngập chìm trong ngỗn loạn và rối rắm. Tất nhiên, nếu việc tu tập, hành trì ấy được thực hiện trong mỗi cuộc sống chúng ta, chắc chắn rằng cá nhân, gia đình, cũng như xã hội sẽ có thể nuôi dưỡng và phát triển sự hài hòa mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn giữa các thành viên của nó. 

---o0o---


Thí vô úy, tức cho sự không sợ hãi (Abhayadàna)


Tuy thế, phương pháp tốt nhất có thể tạo ra một môi trường hạnh phúc và an bình chân thật là thí vô úy hay cho không sợ hãi; bởi vì, trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của nó, trạng thái vô úy (không sợ hãi) được xem là đồng nghĩa với giải thoát và hạnh phúc. Nhưng ai có thể là người ban tặng sự vô úy? Dĩ nhiên, trước hết người ấy là Ðức Phật, vì giống như bà mẹ lấy chính mạng sống để bảo vệ đứa con duy nhất của mình, Ðức Phật xuất hiện trong cuộc đời này là vì lòng từ bi vô lượng của Ngài luôn luôn được hướng đến tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, như đã được bàn thảo ở Chương V, Ðức Phật là một nhân cách toàn thiện cả hai đức tính từ bi (mettà-karunà) và trí tuệ (prajnà); nghĩa là, vô úy hay sự không sợ hãi là kết quả của lòng từ bi và trí tuệ. Ðây là lý do tại sao, trong phẩm thứ 24 của Saddharmapundarika-sutra (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa) Bồ Tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) được gọi là “Thí Vô Úy Giả” tức người bố thí sự không sợ hãi. Bên cạnh nhân cách lý tưởng trên, chúng ta thấy rằng còn có một mẫu người thứ hai cũng có thể đem sự không sợ hãi đến cho chúng sanh. Ðó là những người ngang qua nỗ lực cao đẹp và phi thường của tự thân đạt được sự trọn vẹn về giới, định, tuệ, giải thoát, và tri kiến giải thoát (hiểu biết về việc chứng đắc giải thoát). Chúng ta sẽ trích dẫn lời xác chứng của Ðức Thế Tôn nhằm minh chứng cho lập luận vừa nêu và đồng thời cũng cố niềm tin cho những ai có cơ hội liên hệ với con người toàn thiện các đức tính như thế:

“Này các Tỷ kheo, những Tỷ kheo nào đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến..., Ta tuyên bố rằng chỉ thấy các vị như vậy là lợi ích nhiều cho cho các Tỷ kheo ấy; này các Tỷ kheo Ta tuyên bố rằng chỉ nghe các vị như vậy..., chỉ thân cận các vị như vậy, ...  chỉ nhớ nghĩ đến các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ kheo...”

Nói khác đi, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu mà hận thù, đấu tranh, giết hại lẫn nhau, v.v... hiện hữu, cùng lúc đó các sự kiện vừa nêu cũng nói lên rằng trong thời đại ấy và trong không gian ấy không có những nhân cách toàn thiện.

Như người ta đã thấy, nếp sống có thể tạo nên mẫu người tiêu biểu toàn thiện như thế được sản sinh từ con đường “Trung đạo” của Phật giáo, vì chính ngang qua việc thực hành giáo lý Trung đạo mà dục vọng, hận thù, và vô minh (ba cội nguồn chủ yếu của khổ đau) của con người hy vọng được loại trừ từng bước; và những hành tố đối lập của chúng, tức vô tham, từ bi và trí tuệ, xuất hiện trong tâm thức của hành giả, giống như bóng tối bị xóa tan khi mặt trời ló dạng.

---o0o---



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương