KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012



tải về 3.67 Mb.
trang31/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   51


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 52/BC-VHXH

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2012




BÁO CÁO THẨM TRA


Tờ trình và dự thảo nghị quyết về “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ”


Để chuẩn bị báo cáo thẩm tra Tờ trình và dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh về Đề án “Quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”, Ban Văn hóa - Xã hội đã tiến hành làm việc với các cơ quan, ban ngành, địa phương liên quan để thẩm tra nội dung này. Kết quả thẩm tra như sau:



A. Đối với Đề án:

I. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của Đề án:

1. Sự cần thiết:

Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hưởng chính sách theo Nghị quyết số 10b/2008/NQ-HĐND ngày 11/7/2008 của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, mức chi hỗ trợ này hiện đã không còn phù hợp với thực tế khi các chi phí như học phí, tài liệu, giá cả sinh hoạt... đều tăng cao, gây khó khăn cho người đi học.

Trong quá trình thực hiện chính sách trên, Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản để thực hiện chính sách mới, đó là: Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư 03/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ; Quyết định 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015; Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, cán bộ, công chức. Vì vậy, UBND tỉnh xây dựng Đề án “Quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” trình HĐND tỉnh lần này để triển khai thực hiện là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.

2. Cơ sở pháp lý:

Đề án tuân thủ đầy đủ các căn cứ pháp lý, đảm bảo các quy trình, thủ tục theo quy định.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã nhận đầy đủ hồ sơ, gồm: Tờ trình số 5360/TTr-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh kèm theo bản Đề án và dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh; báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp.

II. Nội dung của Đề án:

Ban Văn hóa - Xã hội cơ bản nhất trí với UBND tỉnh về nội dung của Đề án, đồng thời, nhấn mạnh và tham gia một số ý kiến như sau:



1. Đối tượng đào tạo:

So với quy định trước đây, Đề án lần này đã mở rộng thêm một số đối tượng như: viên chức hợp đồng lao động không xác định thời hạn; cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; cán bộ thuộc chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao đang công tác chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù. Điều này đã thể hiện sự quan tâm toàn diện về đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.



2. Chính sách hỗ trợ:

- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lần này quy định phù hợp với chi phí thực tế hiện nay, mức tăng thấp nhất khoảng 30% và cao nhất đến 150%. Đáng ghi nhận, một số chính sách đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh, của ngành được tăng cao như đối với đối tượng khi nhận bằng tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II… cho thấy sự quan tâm, động viên, khuyến khích người học, đồng thời để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

- Điểm mới của đề án lần này là ngân sách tỉnh chỉ cấp đủ cho đối tượng học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh và cấp thêm phần kinh phí trợ cấp sau đại học cho đối tượng đi học theo quy hoạch của ngành (bằng 50% trợ cấp cho đối tượng theo quy hoạch của tỉnh) là đúng. Trong điểm 2.5, mục 2 của phần nội dung đề án về hỗ trợ học viên các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của ngành không quy định mức hỗ trợ chức danh tiến sỹ là hợp lý bởi cần có sự quản lý chặt chẽ của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương nào cử học viên đi học thì tự lo đảm bảo kinh phí, tỉnh không bổ sung thêm khoản kinh phí ngoài dự toán cho các đơn vị. Vì vậy, sức ép về ngân sách tỉnh khi thực hiện đề án không lớn, hàng năm, ngân sách tăng thêm khoảng 500 triệu đồng.

B. Về dự thảo nghị quyết:

Ban Văn hóa - Xã hội cơ bản thống nhất thể thức và nội dung của dự thảo nghị quyết.



C. Kiến nghị, đề xuất của Ban Văn hóa – Xã hội:

Ngoài những nội dung đã được Ban thẩm tra và có ý kiến thống nhất, Ban cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm thêm nội dung sau:



1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị cần nhận thức đúng yêu cầu, tầm quan trọng mang tính chiến lược của công tác đào tạo, bồi dưỡng để từ đó xây dựng được mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời gắn với việc sử dụng, đảm bảo đồng bộ, kế thừa và phát triển.

2. Để sử dụng kinh phí có hiệu quả, tránh lãng phí việc sử dụng ngân sách nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trước khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý gửi về các cơ quan có thẩm quyền quyết định nhất thiết phải chú trọng đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng; phải thật sự cần thiết cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tránh nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đi học liên tục, ít cống hiến cho cơ quan, đơn vị công tác.

3. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh cần có cơ chế, chính sách đặc biệt trong việc thu hút, giữ chân đội ngũ có trình độ chuyên môn cao đối với lĩnh vực tỉnh đang cần; đồng thời, có kế hoạch phân công, sử dụng, tạo môi trường làm việc phù hợp để đội ngũ này có điều kiện phát huy năng lực sở trường, chuyên môn đã được đào tạo.

4. Đề nghị Tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan quản lý cán bộ, công chức nghiên cứu xây dựng danh mục các ngành cần đào tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước mắt và lâu dài; phát hiện, giới thiệu cho tỉnh những cán bộ, công chức có khả năng phát triển để cử đi học sau đại học ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng chất lượng đội ngũ ngày càng tốt hơn.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thống nhất thông qua Nghị quyết về việc “Quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” để tổ chức triển khai, thực hiện.







TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)
Phan Công Tuyên



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Số: 5432/TTr-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 11 năm 2012


TỜ TRÌNH

Quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Chương trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

1. Sự cần thiết, căn cứ ban hành:

a) Hiện nay, huấn luyện viên, vận động viên các cấp đội tuyển tỉnh Thừa Thiên Huế đang hưởng một số chế độ theo Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó chế độ tiền công và chế độ dinh dưỡng không còn phù hợp với tình hình giá cả thị trường biến động hiện nay.

Ngày 07 tháng 11 năm 2011, liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao, trong đó theo Khoản 3, Điều 2 quy định: “Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế tại Bộ, ngành và các địa phương, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thuộc cấp mình quản lý”.

b) Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao, trong đó Khoản 1, Điều 4 quy định: “Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế tại Bộ, ngành và các địa phương, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể mức chi đối với các giải thi đấu thể thao thuộc cấp mình quản lý”.

Vì vậy, UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo thẩm quyền, ban hành Quy định một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Nội dung một số chế độ dinh dưỡng đặc thù cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao

a) Đối tượng:

- Vận động viên, huấn luyện viên thể thao đang tập luyện, tập huấn tại các trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao, các trường năng khiếu thể thao, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

- Vận động viên, huấn luyện viên thể thao được triệu tập vào các đội tuyển cấp tỉnh tham gia các giải thi đấu thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao (Đại hội thể dục thể thao toàn quốc; giải vô địch quốc gia; giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao; giải vô địch từng môn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

b) Phạm vi áp dụng:

- Đội tuyển tỉnh; Đội tuyển trẻ tỉnh; Đội tuyển năng khiếu tỉnh;

- Đội tuyển thể thao huyện, thành phố; Đội tuyển thể thao quần chúng;

- Huấn luyện viên được giao nhiệm vụ huấn luyện các đội tuyển được phân cấp theo cấp đội tuyển huấn luyện tương ứng;

c) Mức chi:

- Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên trong thời gian tập luyện:



Mức chi chế độ dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập luyện được xây dựng cho lộ trình từ năm 2013 đền năm 2015 theo nguyên tắc tăng dần, đảm bảo đến năm 2015, mức chi sẽ bằng mức tối đa quy định tại Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTD. Theo đó, mức chi chế độ dinh dưỡng từ 2013-2015 mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng từ 15 - 25% tùy theo loại đội tuyển; cụ thể như sau:

SỐ

TT

Chế độ dinh dưỡng
VĐV và HLV


Mức chi (1000 đ)

Ghi chú

Năm 2013

Năm 2014

Từ năm 2015

Mức
chi

So với
TT149

Mức
chi

So với
TT149

Mức chi

So với
TT149

1

Đội tuyển tỉnh

110

73%

125

83%

150

100%

 

2

Đội tuyển trẻ tỉnh

90

75%

105

88%

120

100%

 

3

Đội tuyển năng khiếu tỉnh

60

67%

75

83%

90

100%

 

4

Đội tuyển cấp huyện

60

 

 75

 

90

 




5

Đội tuyển TT q.chúng tỉnh

60

 

 75

 

90

 




- Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên trong thời gian tập trung thi đấu như sau: Nhằm tạo điều kiện cho các VĐV đảm bảo sức khỏe thi đấu, đề xuất mức dinh dưỡng đội tuyển các cấp bằng mức tối đa quy định tại Thông tư 149/2011/BTC-BVHTTDL, cụ thể như sau:

TT

Đội tuyển

Mức chi (đồng/người/ngày)

1

Đội tuyển tỉnh

200.000

2

Đội tuyển trẻ tỉnh

150.000

3

Đội tuyển năng khiếu tỉnh

150.000

4

Đội tuyển thể thao quần chúng của tỉnh

150.000

5

Đội tuyển cấp huyện, thành phố (mức quy định tối đa, mức cụ thể do UBND huyện, thành phố quyết định)

150.000

- Chế độ dinh dưỡng đối với các vận động viên khuyết tật khi được cấp có thẩm quyền triệu tập tập huấn và thi đấu được vận dụng mức quy định nêu trên.

d) Thời gian áp dụng, nguồn kinh phí chi trả, việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 149/2011/BTC-BVHTTDL và quy định hiện hành.



3. Nội dung một số chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao tại tỉnh Thừa Thiên Huế:

a) Phạm vi điều chỉnh: Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, bao gồm:

- Đại hội thể dục thể thao;

- Giải thi đấu thể thao từ môn thể thao;

- Hội thi thể thao quần chúng;

- Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật;

b) Đối tượng áp dụng:

- Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban Đại hội thể dục thể thao, hội thi thể thao;

- Thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban chuyên môn từng giải thi đấu;

- Trọng tài, giám sát điều hành, thư ký các giải thi đấu;

- Vận động viên, huấn luyện viên;

- Công an, y tế, phiên dịch, bảo vệ, nhân viên phục vụ và các lực lượng khác liên quan hoặc phục vụ tại các điểm tổ chức thi đấu.

c) Mức chi:

- Tiền làm nhiệm vụ các giải Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh, giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, Hội thi thể thao quần chúng, giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật:

+ Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn: 80.000đ/người/ngày.

+ Thành viên các tiểu ban chuyên môn: 60.000đ/người/ngày

+ Giám sát, trọng tài chính: 60.000đ/người/buổi

+ Thư ký, trọng tài khác: 50.000đ/người/buổi

+ Công an, y tế; lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên phục vụ: 45.000đ/người/buổi

Trường hợp tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ được tính theo buổi thi đấu hoặc trận đấu thì mức thanh toán tiền bồi dưỡng được tính theo thực tế, nhưng tối đa không được vượt quá 3 buổi hoặc 3 trận đấu/người/ngày.

- Mức chi tổ chức đồng diễn, diễu hành đối với các Đại hội Thể dục Thể thao cấp tỉnh, Hội thi thể thao cấp tỉnh.

+ Mức chi sáng tác, dàn dựng, đạo diễn các màn đồng diễn: Thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa Ban Tổ chức với các tổ chức hoặc cá nhân, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

+ Bồi dưỡng đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ:

* Người tham gia tập luyện: 30.000đ/người/buổi

* Người tham gia tổng duyệt (tối đa 2 buổi): 40.000 đồng/người/buổi.

* Người tham gia biểu diễn chính thức: 70.000 đồng/người/buổi.

* Giáo viên quản lý, hướng dẫn: 60.000 đồng/người/buổi.

- Đại hội Thể dục thể thao, giải thể thao do ngành, cấp huyện, cấp xã tổ chức.

Tùy theo điều kiện kinh phí của ngành, huyện, xã nhưng mức chi các giải thể thao cấp ngành và cấp huyện tối đa không quá 75% chế độ quy định của cấp tỉnh; cấp xã chi tối đa không quá 50% chế độ cấp tỉnh.

- Chế độ tại lớp tập huấn nghiệp vụ thể dục thể thao:

+ Thời gian tổ chức: Theo quy định của cấp có thẩm quyền.

+ Tiền bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

+ Tiền ăn: 50.000đồng/người/ngày.

+ Tiền nước uống: 20.000đồng/người/ngày.

+ Tiền bồi dưỡng tập thực hành: 40.000đồng/người/ngày (nếu tập thực hành).

d) Nguồn kinh phí chi trả, việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011và quy định hiện hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.





TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương