KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012


Về việc đặt tên đường ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang



tải về 3.67 Mb.
trang33/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   51

Về việc đặt tên đường ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang



Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Thực hiện chương trình công tác năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ V Đề án đặt tên đường tại Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang (đợt 1) với nội dung chính như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Thị trấn Phú Đa được xác định là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang, với vị trí nằm về phía Đông Nam của huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 20km và sân bay Phú Bài 05km. Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Thị trấn Phú Đa có những bước phát triển quan trọng, hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận, mạng lưới giao thông đô thị phát triển khá nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đô thị cũng như thuận lợi trong sinh hoạt của nhân dân; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị nên việc đặt tên đường ở Thị trấn Phú Đa trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Chính Phủ về việc thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về ban hành quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.

d) Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc công nhận xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

đ) Quyết định số 1061/QĐ-UB ngày 04 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.



2. Cơ sở thực tiễn

a) Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Thị trấn Phú Đa và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên.

b) Căn cứ vào quỹ tên đường đã được hệ thống theo nội dung, tính chất ý nghĩa và quy mô, tính chất của từng cấp đường và khu dân cư.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Tổng số đường hiện nay và các thông số đường:

a) Tổng số đường theo quy hoạch: 49 đường, trong đó:

- Số đường hiện có: 35 đường.

- Đường chưa thi công: 14 đường.

b) Số đường chưa thể đặt tên là: 29 đường, lý do:

- Đường chưa nâng cấp hoặc có qui mô nhỏ.

- Đường chưa có nhà dân ở.

- Đương chưa thi công (trong quy hoạch).

c) Tổng số đường hiện nay cần được đặt tên: 20 đường, trong đó:

- Chiều dài tuyến đường (theo quy hoạch):

+ Đường trên 1.000m: 12/20 đường.

+ Đường từ 500m - 1.000m: 7/20 đường.

+ Đường từ 200m - 500m: 1/20 đường.

+ Đường dưới 200m: 0 đường.

- Chiều rộng mặt đường (lộ giới):

+ Đường 26m trở lên: 11 đường.

+ Đường 12m-26m: 4 đường.

+ Đường dưới 12m: 5 đường.

- Loại mặt đường:

+ Thảm nhựa, nhựa: 19 đường.

+ Bê tông láng nhựa, thấm nhập nhựa: 01 đường.

+ Cấp phối: 00 tuyến.



2. Về tên đường

a) Đường mang tên các anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, các nhà lãnh đạo cách mạnh và các anh hùng liệt sỹ vũ trang nhân dân: 15/20 (chiếm 75%), Trong đó:

- Đường mang tên các anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa: 7/20 (chiếm tỉ lệ 35%), gồm: Nguyễn Đức Xuyên, Thúc Tề, Hồ Đắc Hàm, Đỗ Tram, Hồ Đắc Trung, Hồ Vinh, Đỗ Quỳnh…

- Đường mang tên các nhà lãnh đạo cách mạng, anh hùng liệt sỹ lực lượng vũ trang nhân dân: 8/20 (chiếm tỷ lệ 40%), gồm: Võ Phi Trắng, Huỳnh Khái, Phan Địch, Lê Văn Trĩ, Hồ Đông, Mai Bá Trai, Hồ Ngọc Ba, Dương Quang Đấu.

b) Các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh: 5/20 (chiếm tỷ lệ 25%), gồm: Trường Sa, Phú Thạnh, Phú Thứ, Tây Hồ, Viễn Trình.

(Có Đề án và các văn bản liên quan kèm theo)

Ủy ban nhân dân tỉnh kính đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ V thông qua Đề án đặt tên đường ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang (đợt 1)./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa



UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐỀ ÁN


Đặt tên đường tại thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang đợt 1 năm 2012

(Kèm theo Tờ trình số:5367 /TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012

của Ủy ban nhân dân tỉnh)




I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

Phú Vang là huyện đồng bằng ven đầm phá, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Thị xã Hương Thủy và Thành Phố Huế. Hiện nay, Phú Vang gồm 18 xã, 02 thị trấn; với tổng diện tích đất tự nhiên là 28.083 ha, dân số hơn 180.000 người.

Ngày 19 tháng 8 năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1514/QĐ-UBND công nhận xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn đô thị loại V và ngày 30 tháng 5 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về việc thành lập thị trấn Phú Đa.

Thị trấn Phú Đa được xác định là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang, với vị trí nằm về phía Đông Nam của huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 20km và sân bay Phú Bài 05km. Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Thị trấn Phú Đa có những bước phát triển quan trọng, hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận, mạng lưới giao thông đô thị phát triển khá nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đô thị cũng như thuận lợi trong sinh hoạt của nhân dân; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị nên việc đặt tên đường ở Thị trấn Phú Đa trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý:

a) Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Chính Phủ về việc thành lập thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về ban hành quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

c) Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2005 về đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.

d) Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc công nhận xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

đ) Quyết định số 1061/QĐ-UB ngày 04 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.



2. Cơ sở khoa học và thực tiễn:

a) Căn cứ sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Thị trấn Phú Đa và kết quả khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện để đặt tên.

b) Căn cứ vào quỹ tên đường đã được hệ thống theo nội dung, tính chất ý nghĩa và quy mô, tính chất của từng cấp đường và khu dân cư.

III. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

1. Hình thành quỹ tên đường:

a) Tên các vị lãnh đạo cách mạng, các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá, nhà khoa học, anh hùng liệt sĩ của cả nước và địa phương.

b) Các sự kiện lịch sử cách mạng.

c) Các địa danh lịch sử - văn hoá tiêu biểu mang tính truyền thống.

d) Các danh lam thắng cảnh của quê hương.

e) Các danh từ chung có ý xã hội tích cực.



2. Đảm bảo tính toàn diện cân đối:

Việc đặt tên đường cần phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giữa các nhóm tên đường, giữa các thời kỳ lịch sử, giữa tính tiêu biểu và phổ biến, lựa chọn thứ tự, ưu tiên theo thời gian, từ phạm vi quốc gia đến phạm vi địa phương gắn với hiện trạng và quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của Thị trấn Phú Đa.



3. Đảm bảo tính quan hệ về nội dung:

Những tên có mối liên hệ gần gũi về nội dung, tính chất, thời gian hay các mối quan hệ khác về lịch sử, văn hoá, xã hội thì được đặt cho những tuyến đường hay cụm đường nằm gần nhau, hoặc liên thông với nhau. Cần đặc biệt chú ý các tên đường gắn với địa danh văn hoá truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá.



4. Đảm bảo tính đặc thù

Để tên đường góp phần làm nổi bật tính đặc thù của quê hương, địa phương gắn liền với truyền thồng lịch sử, cách mạng, văn hoá đặc sắc, độc đáo, cần đặc biệt chú ý đến các nhân vật quê quán ở tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang và thị trấn Phú Đa hoặc sinh quán nơi khác nhưng đã từng gắn bó với Thừa Thiên Huế, với Phú Vang. Ngoài ra, lựa chọn các địa danh của Phú Vang đã trở thành những tên gọi truyền thống chỉ ở Phú Vang mới có và các sự kiện lịch sử cách mạng, các địa danh lịch sử văn hoá...



5. Đảm bảo tính thống nhất:

Việc đặt tên đường không tạo nên sự phức tạp trong quá trình quản lý và ảnh hưởng tâm lý người dân. Phải có dự trữ quỹ tên đường, tránh sự trùng lặp về nội dung, tính chất và ý nghĩa.

Chỉ chọn tên những danh nhân đã qua đời và địa danh địa phương để đặt tên đường. Các danh nhân, sự kiện còn có nhiều ý kiến tranh luận, chưa thống nhất thì chưa chọn để đặt tên.

IV. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG, PHẠM VI ĐỊA BÀN VÀ SỐ ĐƯỜNG CẦN TIẾN HÀNH ĐẶT TÊN

1. Tổng số đường hiện nay và các thông số đường:

a) Tổng số đường theo quy hoạch: 49 đường, trong đó:

- Số đường hiện có: 35 đường.

- Đường chưa thi công: 14 đường.

b) Số đường chưa thể đặt tên là: 29 đường, lý do:

- Đường chưa nâng cấp hoặc có qui mô nhỏ.

- Đường chưa có nhà dân ở.

- Đương chưa thi công (trong quy hoạch).

c) Tổng số đường hiện nay cần được đặt tên: 20 đường, trong đó:

- Chiều dài tuyến đường (theo quy hoạch):

+ Đường trên 1.000m: 12/20 đường.

+ Đường từ 500m - 1.000m: 7/20 đường.

+ Đường từ 200m - 500m: 1/20 đường.

+ Đường dưới 200m: 0 đường.

- Chiều rộng mặt đường (lộ giới):

+ Đường 26m trở lên: 11 đường.

+ Đường 12m-26m: 4 đường.

+ Đường dưới 12m: 5 đường.

- Loại mặt đường:

+ Thảm nhựa, nhựa: 19 đường.

+ Bê tông láng nhựa, thâm nhập nhựa: 01 đường.

+ Cấp phối: 00 tuyến.



2. Phạm vi, địa bàn dự kiến đặt tên:

Việc đặt tên đường được phân theo cấp loại của đường và lấy trung tâm đô thị là Đường 36 (đường trung tâm huyện lỵ), các tên đường phố được tỏa ra các nhánh là:

a) Phía Đông 04 tuyến;

b) Phía Bắc 12 tuyến;

c) Phía Nam 04 tuyến.

3. Phân tích các tên đường dự kiến đặt tên:

a) Đường mang tên các anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, các nhà lãnh đạo cách mạnh và các anh hùng liệt sỹ vũ trang nhân dân: 15/20 (chiếm 75%), Trong đó:

- Đường mang tên các anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa: 7/20 (chiếm tỉ lệ 35%), gồm: Nguyễn Đức Xuyên, Thúc Tề, Hồ Đắc Hàm, Đỗ Tram, Hồ Đắc Trung, Hồ Vinh, Đỗ Quỳnh…

- Đường mang tên các nhà lãnh đạo cách mạng, anh hùng liệt sỹ lực lượng vũ trang nhân dân: 8/20 (chiếm tỷ lệ 40%), gồm: Võ Phi Trắng, Huỳnh Khái, Phan Địch, Lê Văn Trĩ, Hồ Đông, Mai Bá Trai, Hồ Ngọc Ba, Dương Quang Đấu.

b) Các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh: 5/20 (chiếm tỷ lệ 25%), gồm: Trường Sa, Phú Thạnh, Phú Thứ, Tây Hồ, Viễn Trình.

4. Dự kiến đặt tên: phụ lục 1.

5. Tiểu sử các tên đường: phụ lục 2.

6. Tên đường dự trữ: phụ lục 3.

7. Quy định việc cắm bản tên đường và đánh số nhà:

a) Cắm bảng tên đường:

- Bảng tên đường được cắm ở điểm đầu và điểm cuối tuyến và các điểm giao nhau ở các tuyến đường chính.

- Kinh phí làm bảng tên đường và cắm bản tên đường do ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm.

b) Đánh số nhà: Biển số nhà thống nhất theo mẫu quy định, kinh phí do các gia đình đóng góp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề án này sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang triển khai thực hiện theo quy định hiện hành./.


ỦY BAN NHÂN DÂN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 45/BC-VHXH Thừa Thiên Huế, ngày 6 tháng 12 năm 2012




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương