I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý


II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật



tải về 0.55 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.55 Mb.
#76
1   2   3   4

II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

A.Mô tả các loại thuốc BVTV đang được sử dụng hiện nay và đánh giá mức độ phù hợp với các nguyên tắc của IPM


Thuốc bảo vệ thực vật thông dụng được chia thành nhóm tùy theo công dụng gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ chuột, thuốc trừ ốc sên, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ cỏ dại, …

1. Thuốc trừ sâu:

1.1 Nhóm carbamat hữu cơ:

Thuốc làm sâu ngộ độc và chết nhanh. Thuốc không tồn tại quá lâu trong đất, trong nông sản như: Bassa, Mipcin, Sevin,… Một số thuốc trừ sâu Carbamat tương đối an toàn với thiên địch trên ruộng lúa.



1.2. Nhóm pyrethriod (nhóm Cúc tổng hợp):

Thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng, nhưng lại tương đối độc với cá. Ví dụ: Sherpa,Fastac, Decis, Karate, …



1.3 Thuốc ức chế sinh trưởng côn trùng:

Nhóm thuốc này có hiệu lực chậm nhưng kéo dài, có tác dụng chọn lọc, ít gây hại cho côn trùng trưởng thành, thiên địch và động vật máu nóng. Ví dụ: Nomolt 5ND, Applaud 10WP..



1.4. Nhóm thuốc sinh học:

Các chế phẩm sinh học này có tác dụng chuyên biệt, không gây độc cho các loại thiên địch, con người và động vật. Thuốc có tác động chậm và bị ảnh hưởng rất lớn của môi trường lúc phun xịt, nhất là môi trường nóng ẩm làm thuốc mau mất tác dụng. Ví dụ: thuricide, Bacterin BT, Beauveria,…



1.5. Chất dẫn dụ:

Những chất dẫn dụ thường được sử dụng hỗn hợp với thuốc trừ sâu để thu hút côn trùng di chuyển tập trung đến nơi có phun thuốc khiến cho côn trùng nhiễm thuốc tăng cao, từ đó làm tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu. Ví dụ: Dùng chất dẫn dụ Methyl eugenol chiết từ cây hương nhu hỗn hợp với thuốc trừ sâu (Regent) hoặc chế phẩm Vizubon D.

 1.6 Thuốc trừ sâu khác:

            Ngoài ra, còn một thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ khác có hiệu lực trừ sâu tương đối an toàn đối với môi trường như : Trebon, Confidor (Gaucho), Regent; Fortenone



2. Thuốc trừ bệnh cây: Zeineb, Manacozeb, Sunlfur 95 D. Aliette, Anvil, Bavistin,… Validacin, Kasumin,…

3. Thuốc trừ cỏ: 2,4D; MCPA 80BHN Sarturn; Satunil;… Ronstar 25EC;Sirius 10WP; Sofit 300ND; Whip’S; Basta 15SL;…

4. Thuốc chuột:

- Phosphur kẽm (tên khác Fokeba,Zinphos 20%) .           

- Bromadiolon.

- Thuốc chuột dạng chế phẩm sinh học.



5. Chất kích thích sinh trưởng:

Atonik, Dekamon, HQ 201, HQ 202, PAC 88.



  • Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các tỉnh được trình bày trong các bảng Bảng từ 2.1 đến 2.4

  • Tỉnh Cần Thơ:

Bảng 2.1: Lượng thuốc BVTV sử dụng trung bình

Mùa vụ

Lượng thuốc sử dụng (Kg,lít/ha)

Cỏ

Sâu

Bệnh

Đông Xuân 09 – 10

1,10

2,29

2,53

Hè Thu 2010

1,30

2,46

2,73

Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV trên các loại cây trồng chính năm 2010, Chi cục BVTV Cần Thơ

Năm 2010 Cần Thơ đã xuống giống lúa Đông Xuân được 89.673 ha và Hè Thu được 84.869 ha, như vậy có thể ước tính lượng thuốc BVTV đã được sử dụng như sau:

Thuốc trừ cỏ: 1,1 kg/ha x 89.673 ha + 1,3 kg/ha x 84.869 ha = 208.970 kg

Thuốc trừ sâu: 2,29 kg/ha x 89.673 ha + 2,46 kg/ha x 84.869 ha = 414.129 kg

Thuốc trừ bệnh: 2,53 kg/ha x 89.673 ha + 2,73 kg/ha x 84.869 ha = 458.565 kg

Tổng lượng thuốc BVTV đã được sử dụng trong năm 2010 ở Cần Thơ là: 1.081.664 kg (hơn 1.000 tấn)


Bảng 2.2: Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng chủ yếu


Tên

Vụ Đông Xuân 09 -10(%)

Vụ Hè Thu 2010 (%)

Thuốc trừ cỏ

Pretilachlor+Fenclorim

60

46,6

Quinclorac

6

7,5

Butachlor+propanil

6,67

5,9

Butachlor

6,15

7,5

Cyhalof - butyl

4,62

5,3

Cyhalofop-butyl + Penoxsulam

4,10

4,3

Bispyribac - Sodium

3,08

10,7

Pyribenzoxim

1,54




Pyrazosulfuron Ethyl

1,03

1,1

Fenoxaprop - P - Ethyl

1,03

1,6

2.4 D

1,03

2,1

Paraquat

1,03




Pretilachlor + Pyribenzoxim

0,51




Glyphosate

0,51




Thuốc trừ sâu

Pymetrozine

19,19

13,8

Dinotefuran

10

10

Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin

9,19

10,6

Chlorfluazuron + Fipronil

8,92

8,3

Fenobucarb

8,65

11,9

Abamectin

7,84

7

Fipronil

5,14

4,2

Imidacloprid

2,70




Thuốc trừ bệnh

Propiconazole +Tricyclazole

9,16




Difenoconazole + Propiconazole

19,11

20,9

Tricyclazole

17,02

15,4

Hexaconazole

8,90

10,4

Validamycin (%),

8,12

9,5

Tebuconazole+ Trifloxystrobin

6,41

5,8

Tebuconazole

4,84

4,3

Azoxystrobin + Difenoconazole

4,58

3,7

Cyproconazole + Propiconazole

3,93

2,8

Isoprothiolane

3,93




Flusilazole

2,36

2,7

Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV trên các loại cây trồng chính năm 2010, Chi cục BVTV Cần Thơ

  • Tỉnh Hậu Giang

Lượng hóa chất sử dụng cho 213.021,18 ha đất lúa quay vòng trong năm 2010 là 1.263.783 kg thuốc BVTV.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tỉnh Hậu Giang năm 2010


Loại

Lúa

Rau màu

Cây ăn quả - khác

Diện tích (ha)

Số lượng (kg)z

Diện tích (ha)

Số lượng (kg)

Diện tích (ha)

Số lượng (kg)




213,021.18

1,263,783.80

12,205.00

158,072.00

34,805.00

295,565.00

Thuốc trừ cỏ




252,893.38




34,405.00




36,405.00

Thuốc trừ sâu




461,775.87




83,005.00




98,144.00

Thuốc trừ rầy




461,775.87










111,114.00

Thuốc trừ bệnh




85,208.47




40,500.00




48,272.00

Thuốc kích thích




2,130.21




163.00




1,600.00

Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động năm 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011, Chi cục BVTV Hậu Giang


  • Tỉnh Kiên Giang,

Lượng thuốc BVTV và phân bón sử dụng ước tính trong năm 2010 được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Uớc tính số lần phun thuốc BVTV và sử dụng phân bón năm 2010

TT

HUYỆNHuyện

XỬ LÝ THUỐCXử lý thuốc

LƯƠNG PHÂN BÓNLượng phân bón (kg/ha)

SÂU

BỆNH

CỎ

KHÁC

URE

DAP

KCL

NPK

1

Châu Thành

2.76

6.00

1.70

0.46

143.70

93.73

82.50

53.33

2

Gò Quao

2.27

4.27

0.10

0.00

166.40

115.50

58.18

3.63

3

Rạch Giá

2.83

2.83

1.20

0.50

158.30

105.00

100.00

58.33

4

Vĩnh Thuận

0.00

0.33

1.00

0.00

23.33

53.33

10.00

0.00

5

An Biên

2.18

3.45

0.90

0.54

160.90

76.36

49.09

54.55

6

U Minh Thượng

1.57

2.85

0.90

0.00

87.14

68.57

60.00

136.70

7

Kiên Lương

2.83

3.83

0.70

0.83

175.00

165.00

84.29

35.83

8

Giồng Riềng

1.90

2.80

1.00

0.20

154.50

123.50

113.90

15.63

9

An Minh

2.66

1.33

0.00

0.33

103.30

33.33

0.00

86.67

10

Tân Hiệp

2.66

2.96

0.80

0.70

160.10

118.10

101.90

27.83

11

Hòn Đất

2.00

3.06

1.20

0.29

154.10

119.00

121.20

44.83

12

Giang Thành

3.21

4.21

0.80

0.71

146.40

117.90

90.67

141.40

 

Tổng cộng

26.87

37.92

10.30

4.56

1633.17

1189.32

871.73

658.73

 

Trung bình

2.24

3.16

0.86

0.38

136.10

99.11

72.64

54.89

Nguồn: Chi cục BVTV Kiên Giang

Trung bình mỗi lần sử dụng thuốc sâu cho 1 ha khoảng 0,6-0,8 lít (kg)

Trung bình mỗi lần sử dụng thuốc bệnh cho 1 ha khoảng 0,3-0,5 lít (kg)

Trung bình mỗi lần sử dụng thuốc cỏ cho 1 ha khoảng 1 lít (kg) vì có loại thuốc sử dụng đến 1,5 lít nhưng cũng có loại thuốc cỏ dùng liều lượng thấp 0,3-0,5 kg (lít)/ha



Kiên Giang có 280.000 ha lúa/vụ x 2 vụ = 560.000 ha

Lượng thuốc sâu sử dụng: 560.000 x 0,6 lít (kg)/ha x 2,24 lần = 752.640 kg

Lượng thuốc bệnh sử dụng: 560.000 x 0,3 lít (kg)/ha x 3,16 lần = 530.880 kg

Lượng thuốc cỏ sử dụng: 560.000 x 1 lít (kg)/ha x 0,86 lần = 481.600 kg

Thuốc khác: 560.000 x 0,6 lít (kg)/ha x 0,38 lần = 127680 kg

Ước tổng lượng thuốc sử dụng trung bình là 1.892.800 kg/ năm

Qua các bảng thống kê tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ ta có thể thấy rằng mặc dù diện tích gieo trồng khác nhau nhưng cả 3 tỉnh đều sử dụng lượng thuốc BVTV gần tương đương và trên 1.000 tấn vào năm 2010. Như vậy, nếu chia theo tỷ lệ thì Kiên Giang có mức sử dụng thuốc BVTV trên 1 ha thấp nhất (3,38kg/ha), tiếp đó là Hậu Giang (5,93 kg/ha và nhiều nhất là Cần Thơ (6,2kg/ha).


B.Đánh giá khả năng gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu từ dự án; các trường hợp sử dụng thuốc trừ sâu và khả năng và, năng lực của người sử dụng để quản lý các sản phẩm trong biên độ rủi ro chấp nhận được


Dự án không làm gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu ở 3 tỉnh khu vực Ô Môn – Xà No. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất có thể làm tăng rủi ro do sử dụng thuốc trừ sâu là nhận thức của nông dân. Phần lớn nông dân chỉ áp dụng các biện pháp thủ công trong việc phòng trừ sâu hại. Họ chưa nắm rõ được từng loại dịch hại nên khi dùng thuốc để diệt sâu bệnh họ chỉ dùng theo kinh nghiệm của mình hoặc được những nông dân khác truyền miệng. Do vậy, mặc dù cùng một loại thuốc đó người này sử dụng có hiệu quả nhưng người kia lại dùng không có tác dụng nguyên nhân chính là do loại thuốc đó, hoạt chất đó không phù hợp không kháng được sâu bệnh mà cây trồng của họ nhiễm phải và khi không thấy được hiệu quả thì tất nhiên là họ phải sử dụng loại thuốc khác, khi đó lượng thuốc họ vừa sử dụng trước đó chưa kịp phân hủy còn tồn dư lại trên cây trồng. Qua một thời gian thì dư lượng thuốc BVTV ngày càng tăng lên khi họ thu hoạch thì vô tình họ đã đem thực phẩm bị nhiễm độc tiêu thụ trên thị trường.

Trình độ của người kinh doanh thuốc BVTV còn thấp so với yêu cầu trong khi theo điều tra có tới  trên 90%  nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc BVTV trực tiếp từ người bán thuốc.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của PAN được thực hiện ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) với sự hỗ trợ của Đại học An Giang và tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED).

Nhóm nông dân được hỏi là những người đang trồng lúa và rau củ. Nghiên cứu cho thấy 28% số nông dân tại An Giang và 60% số nông dân tại Nam Định được hỏi cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thuốc trừ sâu sau khi phun xịt hoặc sống gần nơi có thuốc trừ sâu.

Những dấu hiệu sức khỏe nông dân thường gặp là nhức đầu, choáng, nổi mẩn ngứa, mệt, đau nhức người... Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được hướng dẫn bảo hộ hoặc không có điều kiện trang bị công cụ bảo hộ để phòng vệ cho sức khỏe của mình.

Những nghiên cứu trong vài năm gần đây tại Việt Nam cũng đưa ra các số liệu đáng quan ngại. Vào năm 2002, từng có 7.170 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ sâu được ghi nhận tại Việt Nam (báo cáo của WHO năm 2005).

Năm 2004, một hộ dân gần trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang dùng thuốc trừ sâu với liều lượng lớn để phun cây kiểng khiến hơn 800 học sinh phải bỏ tiết học vì luồng khí khó chịu xộc vào các phòng học.

Tại Hậu Giang và  TP Cần Thơ, mỗi năm đều có hàng chục ca ngộ độc thuốc trừ sâu. Kết quả xét nghiệm máu ngẫu nhiên của 190 nông dân ở khu vực ĐBSCL cho thấy hơn 35% mẫu bị nhiễm thuốc trừ sâu cao và 21% bị nhiễm thường xuyên (báo cáo của Dasgupta năm 2007).



Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đầu năm 2008, Chi cục BVTV Kiên Giang đã xây dựng và trang bị phòng Phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV trên rau theo công nghệ Đài Loan. Trong năm 2008 và 2009, hàng tuần, Chi cục BVTV đã lấy mẫu rau ở các chợ đầu mối và các vùng trồng rau trong tỉnh để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau và hàm lượng nitrate. Kết quả cho thấy tỉ lệ các mẫu có chứa dự lượng thuốc BVTV rất cao (36,75%- 38%), là nguồn độc hại tiềm ẩn đối với người tiêu dùng.

Tại Việt Nam cũng như tại tỉnh Kiên Giang. Hầu hết người dân sử dụng thuốc BVTV đều chưa ý thức được sự nguy hại do rác thải của chúng gây ra, nên vứt bỏ chúng ở khắp nơi. Đi thăm bắt cứ cánh đồng nào cũng thấy tình trạng rác thải từ thuốc BVTV vứt tràn lan như bao bì đựng thuốc BVTV, vỏ chai đựng thuốc BVTV…. Cứ vào mùa nắng, lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các vỏ chai, bao bì bốc lên mùi hôi nồng nặc, phát tán vào không khí, mặc nhiên ngấm sâu vào lòng đất...

Nhằm nâng cao kiến thức sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV trên lúa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ gây độc trong quá trình sử dụng cũng như sau khi sử dụng, được sự tài trợ của tổ chức CropLife Vietnam và CropLife Asia, Chi cục BVTV Kiên Giang phối hợp cùng Cục BVTV thực hiện chương trình phát động nông dân thu gom bao bì thuốc BVTV để tiêu hủy.và đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu thí điểm thu gom, tiêu hủy bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng” và đã phát động trong toàn tỉnh Kiên Giang phong trào “Toàn dân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng để tiêu hủy”. Hai chương trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người dân, giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến môi trường sinh thái, góp phần làm chuyển biến và nâng cao ý thức cho người nông dân khi sử dụng thuốc BVTV.

  1. Đánh giá rủi ro môi trường, nghề nghiệp và sức khỏe cộng đồng liên quan đến vận chuyển, lưu trữ, xử lý và sử dụng các sản phẩm thuốc BVTVđược đề xuất trong những hoàn cảnh của địa phương, và việc xử lý các container rỗng


Theo qui định của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thì kể từ năm 2006, các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có vị trí xa trường học, bệnh viện, chợ và nơi tập trung đông người ít nhất khoảng 200m. Thế nhưng, thực tế đa số các cửa hàng kinh doanh ngành hàng này ở các tỉnh ĐBSCL không thực hiện đúng qui định.

Trên địa bàn thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có hơn 30 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, trong đó có khoảng 10 cơ sở nằm trong khu vực nội ô thị xã, như phường 1, 3, 5… Đa số các cơ sở này đã kinh doanh lâu năm trước khi quy định mới ban hành và có vị trí ở nơi đông dân cư Địa phương có kế hoạch sẽ di dời hoặc hướng dẫn các cơ sở chuyển đổi ngành nghề. Trong tháng 4 năm 2010 đã kiểm tra 189/445 đại lý kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV thì có 40 đại lý vi phạm buôn bán thuốc BVTV và phân bón hết hạn sử dụng, chứng chỉ hết hạn… nhắc nhở tại chỗ 20 trường hợp đối với hành vi buôn bán thuốc BVTV, phân bón hết hạn sử dụng số lượng ít và gần hết hạn.

Tất cả các thủ tục liên quan đến thuốc trừ sâu cần được tuân thủ chủ yếu theo Quyết định 145/2002/QĐ-BNN về Ban hành Quy định về thủ tục đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn thuốc; bao bì, đóng gói; hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật và Nghị định 68/2005/NĐ-CP về an toàn hóa chất. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề như sau:

- Thuốc trừ sâu có khi vẫn còn được chở chung với người, gia súc và các loại nông sản.

- Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV vẫn còn một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm.

Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Hàng năm vẫn có một khối lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta. Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động.



  • Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay.

  • Tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng thuốc BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp.

C.Điều kiện tiên quyết và/hoặc các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro do việc sử dụng thuốc trừ sâu gây ra trong khu vực dự áncụ thể liên quan đến việc dự kiến sử dụng thuốc trừ sâu của dự án

Để giảm thiểu rủi ro liên quan với thuốc trừ sâu trong khu vực của dự án, tất cả các biện pháp sau đây cần được tuân thủ:

1. Thủ tục vậnVận chuyển an toàn thuốc trừ sâu:

Các thủ tục tuân theoquy định trong khi vận chuyển thuốc trừ sâu áp dụng theo PMP:

- Thuốc trừ sâu nguyên chất sẽ chỉ được chuyên chở trong một khoang có thể có khóa và bảo đảm an toàn với các biển báo thích hợp;

- Thuốc trừ sâu nguyên chất sẽ chỉ được vận chuyển trong các thùng còn nguyên nhãn gốc;

- Thuốc trừ sâu nguyên chất sẽ luôn luôn được chuyên chở riêng biệt với thức ăn và nước uống, thiết bị an toàn và con người;

- Các thiết bị chống tràn và làm sạch sẽ được chuyên chở riêng rẽ với thuốc trừ sâu nhưng để gần với các thuốc trừ sâu trên mỗi chiếc xe trong khi vận chuyển và sử dụng thuốc trừ sâu;

- Tài liệu riêng như hồ sơ hoạt động và Bảng chỉ dẫn an toàn (MSDS) sẽ được chuyên chở trong xe trong quá trình vận chuyển và sử dụng thuốc trừ sâu.

2. Thủ tụcBiện pháp lưu trữ an toàn thuốc trừ sâu:

Khu vực lưu trữ phải:

- Có sàn bê tông và mái che chống thấm để bảo đảm an toàn cho công việc cất trữ

- Phải thông thoáng cho với không khí bên ngoài;

- Phải được khóa khi không sử dụng;

- Chỉ có người có trách nhiệm và thẩm quyền liên quan mới được ra vào

- Dán và duy trì một tấm bảng bên ngoài cửa dẫn vào các cơ sở lưu trữ thuốc trừ sâu bằng chữ in hoa rõ vàn với nội dung “CẢNH BÁO - KHO CHỨA HÓA CHẤT - CHỈ CHO NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ”

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm về kho lưu trữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cứu hỏa gần nhất sự hiện diện của thuốc trừ sâu tại khu vực, nếu được lưu trữ ở một nơi trong một thời gian dài hơn 60 ngày. Người có trách nhiệm lưu trữ thuốc trừ sâu phải bảo đảm rằng tất cả các loại thuốc trừ sâu được lưu trữ trong kho có mái che được khóa, hoặc sắp xếp ngăn nắp, tách biệt với người vận chuyển và thiết bị bảo hộ cá nhân.

3. Thủ tụcBiện pháp an toàn pha chế, chuẩn bị và sử dụng thuốc trừ sâu:

Tất cả các hoạt động pha chế, chuẩn bị và sử dụng thuốc trừ sâu được thực hiện bởi những người phun thuốc trừ sâu đã được chứng nhận hoặc phun thuốc trừ sâu dưới sự giám sát trực tiếp của một người nào đó đã được cấp chứng chỉ thích hợp

- Pha chế thuốc trừ sâu luôn luôn phải được tiến hành một cách an toàn

- Bộ an toàn tràn, kế hoạch ứng phó tràn và nguồn cung cấp viện trợ đầu tiên được bố trí tại khu vực hoặc ở gần khu vực xử lý và pha chế

- Hộp chứa thuốc nhỏ mắt và quần áo bảo hộ theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm tương ứng sẽ được bố trí tại chỗ hoặc ở gần khu vực xử lý và pha chế

- Nhãn hiệu sản phẩm và các tờ thông tin an toàn sẽ được bố trí tại chỗ hoặc ở gần khu vực xử lý và pha chế để đảm bảo rằng số lượng thuốc trừ sâu được trộn lẫn và được sử dụng là phù hợp với tỷ lệ trên nhãn

- Không pha chế và chuẩn bị thuốc trừ sâu trong vòng 15 mét với các điểm nhạy cảm về môi trường.

4. Quy trình sử dụng an toàn của các Container thuốc trừ sâu rỗng và thuốc trừ sâu không được sử dụng

Container rỗng được xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất như đã nêu trên nhãn sản phẩm hoặc hướng dẫn và khuyến nghị của tỉnh.

Đối với thùng chứa thuốc trừ sâu sẽ được:


  • - Trả lại cho nhà phân phối thuốc trừ sâu như là một phần của chương trình tái chế của họ, hoặc

  • - Rửa sạch ba lần hoặc rửa áp lực, sau đó biến đổi để chúng không thể được tái sử dụng; và

  • - Xử lý trong một bãi chôn lấp hợp vệ sinh được cấp phép hoặc các khu xử lý đã được phê duyệt.

5. Quy trình ứng phó với tràn thuốc trừ sâu, thiết bị xử lý sự cố tràn được đặt tại khu vực hoặc ở gần khu lưu trữ (bao gồm lưu trữ di động), các khu vực pha chế và xử lý, và nó phải đảm bảo ít nhất những điều kiện sau:

  • - Có thiết bị bảo vệ cá nhân

  • - Hấp thụ các vật liệu như mùn cưa, cát, than hoạt tính, đất sét thô khô, rác hay chất hấp thụ thương mại …

  • - Trung hòa các chất liệu như đá vôi, chất tẩy clo, hoặc soda rửa,

  • - Chổi xử lý có cán dài , xẻng, và thùng chứa rác thải có nắp đậy.

Các quy trình sau đây phải được tuân theo nếu sự cố tràn xảy ra:

  • - Tất cả nhân viên phải được bảo vệ khỏi ô nhiễm thuốc trừ sâu bằng cách mặc quần áo bảo hộ thích hợp và mang thiết bị an toàn;

  • - Bất cứ người nào tiếp xúc với thuốc trừ sâu sẽ được chuyển ra khỏi nơi xảy ra sự cố;

  • - Có biện pháp cứu trợ khẩn cấp, nếu cần thiết;

  • - Đóng nguồn gây tràn;

  • - Tạo gờ hoặc bức chắn để ngăn sự lây lan của việc tràn thuốc trừ sâu Ngừng lây lan vật liệu bị đổ bằng cách tạo ra gờ hoặc bức chắn;

  • - Người gây ra sự cố tràn thuốc trừ sâu phải đảm bảo ngưng hoạt động sản xuất đến khi sự cố tràn được ngăn chặn hoặc được sửa chữa.

Chủ sở hữu phải đảm bảo ngừng hoạt động cho đến khi tràn được ngăn chặn có và nguồn tràn được sửa chữa;

- Dùng các vật liệu hấp thụ chất lỏng rải khắp bề mặt bị sự cố tràn; Vật liệu hấp thụ sẽ được rải khắp bề mặt tràn, nếu cần thiết, để hấp thụ bất kỳ chất lỏng nào;



  • - Vật liệu hấp thụ sẽ được thu thập lại trong túi hoặc các thùng rác nội dungchuyên dụng và được đánh dấu rõ ràng;

  • - Các vật liệu bị ô nhiễm bởi sự cố tràn thuốc trừ sâu sẽ được loại bỏ ra khỏi khu vực có sự cố tràn bằng túi và các thùng chuyên dụng;

Ô nhiễm đất hoặc vật liệu khác sẽ được loại bỏ khỏi khu vực tràn và được đặt trong túi rác hoặc các thùng;

  • - Nếu bị tràn nhiều hơn 1 kg sản phẩm thuốc trừ sâu hoặc 1 lượng bất kỳ người gây ra sự cố tràn thuốc trừ sâu phải có trách nhiệm liên hệ ngay với cán bộ địa phương hoặc các cơ quan có chức năng liên quan (chi cục BVTC, sở TNMT) để thông báo tình hình sự cố tràn. Và nghe hướng dẫn cách xử lý sự cố tràn.




Каталог: upload -> Doc
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Doc -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
Doc -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
Doc -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
Doc -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Doc -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương