HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN


Mẫu số 13 : BẢNG KÊ NGUỒN GỐC, THƯƠNG HIỆU VẬT TƯ



tải về 2.25 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích2.25 Mb.
#1624
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

Mẫu số 13 : BẢNG KÊ NGUỒN GỐC, THƯƠNG HIỆU VẬT TƯ


SỬ DỤNG CHO GÓI THẦU

TT

TÊN VẬT TƯ

ĐƠN VỊ

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ, THƯƠNG HIỆU

1










2





















Đại diện hợp pháp của Nhà thầu

(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 14 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


(Nhà thầu phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể cho từng công việc thuộc gói thầu tham gia và những mối liên hệ liên quan đến vấn đề yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng)

1. Tổng quát:

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng của Ban QLDA xây dựng công trình (Chủ đầu tư), giám sát tác giả của Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Tài liệu tham chiếu: Tài liệu tham chiếu bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

1.1/ Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam;

1.2/ Hệ thống tiêu chuẩn nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam;

1.3/ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;.



2. Quản lý chất lượng thi công của Nhà thầu:

Trong phần này, Nhà thầu phải thiết lập một Nội dung (quy trình) quản lý chất lượng thi công xây dựng của Nhà thầu, cụ thể có thể như sau:

2.1/ Thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng của gói thầu tham gia, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, của từng bộ phận trong quá trình thực hiện gói thầu tham gia.

2.2/ Công tác thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng trong gói thầu tham gia, các tiêu chuẩn nào để tham chiếu….(trình bày nội dung của phần tiêu chuẩn sẽ được áp dụng).

2.3/ Vấn đề lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công cho gói thầu tham gia.

2.4/ Vấn đề về Quy định trong việc lập và ghi nhật ký công trình, bảo quản nhật ký công trình.

2.5/ Vấn đề kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường xây dựng.

2.6/ Quy trình nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành.

2.7/ Báo cáo tháng, báo cáo tuần cho Chủ đầu tư về tình hình công trường và các khả năng khác thường có thể xảy ra...

2.8/ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

3. Vấn đề phối hợp giữa sự quản lý chất lượng thi công của Nhà thầu và giám sát chất lượng thi công của Chủ đầu tư.

(Trên những cơ sở đã trình bày ở trên, Nhà thầu thiết lập một biện pháp hoàn chỉnh trong vấn đền quản lý chất lượng thi công xây dựng cho từng hạng mục thuộc gói thầu tham gia).

B2. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP




I. PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Phạm vi công việc của gói thầu:


Phạm vi công việc của gói thầu được nêu sau đây là những nội dung chủ yếu, nhà thầu cần nghiên cứu kỷ hồ sơ thiết kế BVTC và Dự toán do Bên mời thầu cung cấp trong HSYC.

2. Tiến độ thực hiện công trình:

Nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ thời gian là 240 ngày sau khi Hợp đồng xây lắp có hiệu lực.


II. YÊU CẦU KỸ THUẬT


1. Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý công trường của nhà thầu:

Nhà thầu sẽ phải lập ra một Ban chỉ huy (quản lý) công trường bao gồm các nhân sự chủ chốt liên quan đến gói thầu trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng. Ban chỉ huy (quản lý) công trường này phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và sẽ tồn tại trong suốt thời gian xây dựng.

Nhà thầu phải cử người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp có năng lực và kinh nghiệm, có trách nhiệm điều phối mọi hoạt động liên quan tới các công việc dân sự, kể cả việc tổ chức nhân lực, điều khiển việc xây dựng, thiết bị và theo dõi chất lượng của các hoạt động xây dựng. Mọi sự thay thế người này cần có những quyết định đi kèm và cũng cần có sự chấp thuận của Ban xây dựng công trình (Chủ Đầu Tư).

Chủ đầu tư là Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế người đại diện hợp pháp của nhà thầu và Ban quản lý công trường nêu trên sẽ có giao ban định kỳ mỗi tháng 01 lần vào các ngày 05 của mỗi tháng cùng với đơn vị tư vấn để đánh giá các hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu.


2. Vấn đề hiện trường:


Ngay sau khi bất cứ một công trình hạ tầng nào được phát hiện trong quá trình đào móng công trình, mặc dù công trình này đã được biết, định vị từ trước đó hay mới phát hiện được khi lộ diện, Nhà thầu ngay lập tức phải thông báo cho Ban QLDA XDCT để thông báo cho nhà chức trách có liên quan. Nhà thầu sẽ chịu mọi trách nhiệm cho việc bảo vệ tất cả các công trình mà họ tiếp cận trong quá trình xây dựng và sẽ phải chịu mọi chi phí cho việc sửa chữa bất cứ hư hại nào mà các hoạt động của nhà thầu trực tiếp gây ra.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về an ninh của công trường và sẽ phải tự trả mọi chi phí cho công tác này. Nếu cần thiết phải có thêm bảo vệ công trình, Ban QLDA XDCT sẽ yêu cầu bằng văn bản và Nhà thầu cũng phải trả cho chi phí đó.


3. Vấn đề lập kế hoạch cho các công việc:


Nhà thầu sẽ phải lập ra một kế hoạch công việc chi tiết dưới dạng biểu đồ tiến độ thi công trình lên Ban QLDA XDCT trước khi được chấp thuận tiến hành thi công công trình. Ban QLDA XDCT có thể yêu cầu nhà thầu sửa đổi kế hoạch công việc này trong quá trình tiến hành hợp đồng. Nhà thầu bất cứ lúc nào cũng phải tiến hành theo kế hoạch công việc được thông qua mới nhất. Nhà thầu phải chỉ rõ trong lịch trình rằng các công tác được tiến hành trong giờ hành chính hay ngoài giờ hoặc cần thiết phải làm theo ca để hoàn thành công trình. Nhà thầu phải lường trước các sự cố có thể xảy ra trên công trường trong quá trình thi công để loại trừ việc đình hoãn tiến độ thi công. Trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, bão lũ hay các yếu tố khách quan khác; khi Ban QLDA XDCT có những thay đổi có tính phát sinh trong quá trình thi công mà nhà thầu thấy có thể làm kéo dài tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu thì phải có báo cáo bằng văn bản gửi cho Ban QLDA XDCT trước khi tiến hành công việc trước ít nhất 03 ngày.

Nhà thầu sẽ phải trình cho Ban QLDA XDCT báo cáo tuần nêu chi tiết về tiến độ thực hiện trong tuần, về nhân sự, quá trình tiếp nhận máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... mà nó phục vụ cho gói thầu tham gia.

Kế hoạch công việc do Nhà thầu đệ trình phải nêu rõ tiến độ dự kiến hàng tháng cho từng hạng mục công việc chính trong những giai đoạn xây dựng khác nhau, kể từ ngày bắt đầu khởi công công trình đến ngày hoàn thiện bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Kế hoạch công việc phải cân nhắc tới những điều kiện khí hậu, nước ngầm, các số liệu kỹ thuật địa lý, các công trình đã được đặt kế hoạch hay đang được xây dựng gần kề ngay công trình và những điều kiện khác, để đảm bảo an toàn và hoàn thiện công trình theo hợp đồng.


4. An toàn:


Trước khi bắt đầu tiến hành thi công, Nhà thầu sẽ phải trình lên Ban QLDA XDCT bản giải pháp thi công công trình để Ban QLDA XDCT xem xét và phê duyệt. Trong bản giải pháp thi công này sẽ không chỉ nêu trình tự tiến hành công việc, tiến độ thực hiện, nhân sự... mà còn cần trình bày về kế hoạch xây dựng các biện pháp an toàn cần thiết nhằm tránh tai nạn lao động. Kế hoạch này bao gồm cả công tác huấn luyện an toàn cho nhân viên, người sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là đại diện của Nhà thầu về an toàn của đội ngũ nhân viên công trường trong suốt quá trình thực hiện gói thầu.

Nhà thầu phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để đảm bảo cho các nhân viên và bất cứ người nào khác trong hoặc gần công trường khỏi bị nguy hiểm do các phương pháp thi công của nhà thầu gây ra.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng các công nhân, nhân viên của mình làm tại hiện trường là đủ sức khoẻ và đang trong tình trạng tỉnh táo. Tuyệt đối cấm tất cả những người đang trong tình trạng say rượu, bia vào nơi thi công, bất kể người đó là ai và đang chịu trách nhiệm gì. Các công nhân hay nhân viên làm việc ngoài hiện trường cần được trang bị bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Việt Nam.

Nhà thầu phải lập tức thông báo cho Ban QLDA XDCT về các tại nạn xảy ra trong hoặc ngoài hiện trường mà nhà thầu có liên quan trực tiếp, dẫn đến thương tật cho bất cứ người nào liên quan trực tiếp đến công trường hoặc bên thứ ba. Đầu tiên thông báo được thực hiện bằng lời, sau đó lập biên bản chi tiết rồi gửi cho Ban QLDA XDCT trong vòng 24 giờ sau khi tai nạn xảy ra.

Nhà thầu luôn luôn cung cấp và duy trì các vị trí thuận tiện các dụng cụ cứu trợ y tế khẩn cấp đầy đủ và phù hợp, dễ lấy trong hoặc xung quanh công trường và đảm bảo luôn có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành để có mặt đúng lúc dù công trình được thi công ở bất cứ giai đoạn nào.

5. Máy móc thi công:


Nhà thầu phải cung cấp các thiết bị đã được Nhà thầu chỉ ra trong phụ lục 5 trong phần chỉ dẫn đối với Nhà thầu.

Trong trường hợp Ban QLDA XDCT thấy cần thiết cho việc thực hiện các công việc theo hợp đồng, sẽ yêu cầu nhà thầu cung cấp thêm các loại máy thi công hay kéo dài thời gian của các loại máy thi công được yêu cầu.

Nhà thầu không được di chuyển máy thi công vẫn còn đang phục vụ tốt và còn cần thiết cho thi công ra khỏi công trường trừ khi có văn bản phê duyệt của Ban QLDA XDCT. Ban QLDA XDCT có thể yêu cầu các Nhà thầu để lại một số máy móc thi công lại cho công trường trong thời gian bảo hành.

6. Báo cáo tiến độ:


Trước ngày mồng 05 hàng tháng, nhà thầu phải nộp 01 bản báo cáo tiến độ tới Ban QLDA XDCT bằng văn bản và mail để xem xét Ban QLDA XDCT, bao gồm một số nội dung sau:

1. Mô tả chung các công việc thực hiện trong suốt thời gian làm báo cáo (trong thời gian thi công vừa qua) và những vấn đề đáng chú ý đã gặp phải;

2. Số phần trăm của các hạng mục công việc chính đã hoàn thành so với biểu đồ tiến độ tính đến cuối giai đoạn báo cáo;

3. Tổng số vật liệu xây dựng chủ yếu đã dùng trong thời gian làm báo cáo, số lượng vật liệu đã chuyển đến công trường và số còn lại tính đến thời gian làm báo cáo;

4. Tình hình các thiết bị máy móc, thực trạng của chúng, thời gian để phục hồi lại hoạt động nếu chúng phải sửa chữa;

5. Mô tả chung về thời tiết, lượng mưa và nhiệt độ mỗi ngày;

6. Các mối quan hệ lao động và giải thích các vấn đề thực tế hay có khả năng xảy ra.

7. Báo cáo về hiệu quả của việc thực hiện an toàn lao động;

8. Báo cáo về hiệu quả của việc bảo vệ công trường;

9. Các yêu cầu, kiến nghị của nhà thầu và thời gian yêu cầu phải trả lời;

10. Các ảnh chụp tiến độ theo yêu cầu.

7. Lịch công tác tuần:


Vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần, nhà thầu phải nộp 02 bản kế hoạch thi công hàng tuần đối với các công việc đã hoàn thành trong thời gian suốt tuần. Kế hoạch thi công được làm theo một biểu mẫu cố định mà đã được Ban QLDA XDCT chấp thuận.

8. Họp tiến độ:


Ban QLDA XDCT có thể mời Nhà thầu tham dự cuộc họp do các bên thoả thuận về thời gian. Mục đích của cuộc họp này là để thảo luận, trao đổi về tiến độ đạt được của từng hạng mục công trình, công việc đề ra cho tuần, tháng kế tiếp đó và những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hiện tại.

9. Hệ thống cao độ:


Nhà thầu sẽ lập ra, xây dựng và bảo vệ mốc chuẩn cần thiết trong suốt quá trình thi công và các mốc đó sẽ được kiểm tra định kỳ hoặc bất cứ lúc nào nếu có yêu cầu. Khi hoàn tất công trình, các mốc chuẩn sẽ được để lại. Cao độ của mốc chuẩn sẽ được xác định tại thực địa và cần thiết phải có sự thông qua của Ban QLDA XDCT.

10. Kiểm tra thiết bị và nguyên vật liệu:


Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị do nhà thầu mua được thanh toán theo hợp đồng nhưng sẽ phải được kiểm tra (chủng loại+chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ +chứng nhận sản phẩm vật liệu đạt yêu cầu, chứng nhận kiểm định+nguồn gốc máy móc thiết bị), xem xét và thử nghiệm vào bất cứ lúc nào và bất kỳ tình trạng nào cả trong và ngoài hiện trường. Chỉ những nguyên vật liệu được xác định dành để thực hiện dự án và đã được Ban QLDA XDCT thông qua mới được đưa đến thực địa và khi không được sự đồng ý của Ban QLDA XDCT thì nhà thầu không được di chuyển từng phần hoặc cả máy móc ở đó trừ phi mục đích di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác của công trường.

11. Bảo vệ các thiết bị, vật liệu:

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc giữ gìn thiết bị, vật liệu của nhà thầu trong công trường thi công.


12. Biển báo công trường:


Nhà thầu phải cung cấp và lắp dựng ít nhất là 02 biển báo cho mỗi khu vực công trường. Nội dung ghi trên biển do thoả thuận với Ban QLDA XDCT và phải được ghi bằng tiếng Việt.

Biển làm bằng tôn, hình chữ nhật có kích thước 1x1,2m, chữ màu vàng và viền màu đỏ trên nền trắng. Mép dưới của biển báo phải cao 2 m so với mặt đất và được đặt ở vị trí phù hợp, chân chôn bằng móng xi măng bê tông. Sơn được dùng phải là loại sơn không phai màu do điều kiệ thời tiết lúc mưa lúc nắng.

Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các biển báo cho đến khi hoàn thiện mọi công tác.

Vị trí và việc đặt biển theo quy định và do Ban QLDA XDCT hướng dẫn.


13. Hệ thống cứu thương:


Nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm các dịch vụ sơ cứu cho nhân viên và công nhân làm việc dưới sự điều hành của mình. Tất cả mọi chi phí trong việc điều trị bệnh nhân sẽ do nhà thầu trả tiền.

14. Chỉ dẫn kỹ thuật:


Dưới đây chỉ là những chĩ dẫn kỹ thuật chung nhất

Trên cơ sở này, cùng với hệ thống Tiêu chuẩn hiện hành trên lãnh thổ Việt Nam, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nhà thầu phải thiết lập một biện pháp tổ chức kỹ thuật thi công chi tiết cũng như một quy trình bảo đảm chất lượng cho từng công việc cụ thể của gói thầu. Nó phải được ký tên, đóng dấu hợp pháp của nhà thầu và sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình thi công, nếu có bất cứ một điều chỉnh thay đổi nào đều phải được sự chấp thuận của Ban QLDA XDCT và bên Giám sát.


14.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu:


Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu cho Gói thầu bao gồm, nhưng không phải là tất cả như sau:

TCVN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG; PCCC; MÔI TRƯỜNG:

  1. TCVN 2287-1978: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản

  2. TCVN 2288-1978: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

  3. TCVN 290-1978: Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn

  4. TCVN 2291-1978: Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại

  5. TCVN 3146-1986: Công tác hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn

  6. TCVN 3254-1989: An toàn cháy. Yêu cầu chung

  7. TCVN 5308-1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

  8. TCVN 5296-1995: Chất lượng nước. Quy tắc bảo vệ nguồn nước mặt khỏi bị ô nhiễm


TCVN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU:

STT

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương