Hướng dẫn kỹ thuật giám sát carbon rừng có sự tham gia



tải về 0.96 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.96 Mb.
#37366
1   2   3   4

Tổ chức PCM


Trước khi tổ chức trình diễn, thực hiện PCM trên hiện trường, cần thiết có sự tổ chức và chuẩn bị cho các hoạt động sẽ diễn ra.
    1. Chuẩn bị

      1. Điều phối chung và quản lý dữ liệu


PCM sẽ được thực hiện bởi các cộng đồng địa phương hoặc các chủ rừng (hộ gia đình hoặc các nhóm cộng đồng, chủ rừng), nhưng sự điều phối và quản lý dữ liệu cần được tổ chức ở cấp cao hơn. Đề xuất rằng điều phối chung do cấp tỉnh chủ trì, lập kế hoạch quản lý rừng sẽ được tiến hành ở cấp huyện, trong khi đó việc quản lý dữ liệu có thể được tiến hành bởi các cơ quan chủ rừng (Ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp) hoặc phòng nông nghiệp của huyện cho các chủ rừng nhỏ.

Ở Việt Nam, bộ phận quản lý rừng cấp tỉnh và huyện như là Chi cục lâm nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hạt kiểm lâm, và tất cả báo cáo sẽ được gửi đến UBND tỉnh và huyện.



Nhiệm vụ của cấp tỉnh như sau:

  • Tổ chức đào tạo cho người đào tạo (ToT) về PCM để chuẩn bị cho việc xác định cán bộ cấp tỉnh nào chịu trách nhiệm tập huấn về PCM và xác định nhân viên ở cấp huyện, xã, ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp tham gia trong tiến hành trình diễn, giới thiệu và tiến hành PCM;

  • Mỗi năm, cần xác định số lượng các ô mẫu cần phải đo tính cho từng vùng sinh thái;

  • Tập hợp dữ liệu trong phạm vi tỉnh để báo cáo cấp tỉnh.

Nhiệm vụ của cấp huyện bao gồm:

  • Duy trì lịch trình thực hiện PCM trên hiện trường trong phạm vi huyện mình (để tổ chức luân chuyển việc sử dụng các công cụ, thiết bị và giám sát bởi cấp huyện, tỉnh, ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp);

  • Chuẩn bị, sắp xếp và duy trì, phân bổ thiết bị, dụng cụ;

  • Tập hợp dữ liệu trong phạm vi huyện và báo cáo cấp huyện.

Các nhiệm vụ khác sẽ do cấp tỉnh và huyện chịu trách nhiệm bao gồm cung cấp thông tin về các chính sách, luật pháp liên quan, cũng như thông tin về REDD+ và PCM đến cấp xã và người quản lý rừng một cách thích hợp.
      1. Tổ chức các hoạt động


Định hướng về PCM và trình diễn trên hiện trường sẽ cần được tổ chức ở cấp quản lý gần nhất với cộng đồng, cũng như cần có sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị quản lý rừng và cộng đồng khác nhau. Trên quan điểm này, tổ chức định hướng và trình diễn thực tế PCM được đề nghị tiến hành ở cấp thôn. Nơi mà các đơn vị quản lý rừng (ví dụ như công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia, rừng cộng đồng) có thể có diện tích bao phủ rộng hơn diện tích của một thôn, trong trường hợp này các đơn vị quản lý rừng có thể làm tương tự như ở một thôn, và khi đó nhân viên của các đơn vị này sẽ đóng vai trò như các thành viên cấp thôn.
      1. Tổ chức thực hành PCM


Rừng được quản lý bởi cá nhân hộ gia đình

Trưởng thôn với sự tư vấn của cán bộ kiểm lâm địa bàn cấp xã để điều phối các hộ hoặc các nhóm hộ quản lý rừng thực hiện PCM

Rừng được quản lý bởi Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp hoặc Vườn Quốc gia

Thành viên lãnh đạo của các chủ rừng này sẽ tổ chức PCM


Rừng do cộng đồng quản lý


Ban quản lý rừng cộng đồng sẽ tiến hành PCM với sự tư vấn của cán bộ lâm nghiệp cấp huyện hoặc xã hoặc đơn vị hợp đồng tư vấn bên ngoài.

Nhiệm vụ chung của thôn (hoặc đơn vị quản lý rừng) bao gồm:

  • Thiết lập nhóm tiến hành PCM

  • Tổ chức định hướng PCM và tập huấn về phương pháp PCM

  • Cung cấp dữ liệu đầu vào của hệ thống dữ liệu đang quản lý

  • Tổ chức các hoạt động tiếp theo để xem xét số liệu và thu nhận các ý kiến phản hồi từ các thành viên tham gia

Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp, Vườn Quốc giacần thu hút nhân viên của họ (số lượng tùy thuộc vào quy mô của rừng và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng) vào đào tạo PCM để có thể cung cấp sự hỗ trợ cho các cộng đồng (nơi mà cộng đồng hợp đồng bảo vệ rừng) để họ có thể thực hiện PCM.
      1. Đào tạo nhân viên lâm nghiệp địa phương trở thành “Thúc đẩy viên PCM”


Thúc đẩy viên là người hướng dẫn các thành viên để đạt được mục tiêu của hoạt động, trong trường hợp này là đạt được mục tiêu của PCM. Đề nghị cán bộ cấp tỉnh, huyện và các nhân viên địa phương khác cần được đào tạo trở thành cán bộ PCM không chỉ về mặt kỹ năng kỹ thuật, kiến thức PCM mà còn như là một thúc đẩy viên để hướng dẫn tiến trình PCM trong thực tế.

Người thúc đẩy cần có kỹ năng giao tiếp tốt như có thái độ tôn trọng, cởi mở và tạo ra môi trường học tập, và tốt nhất là tạo ra được sự hợp hợp tác chặt chẻ giữa cộng đồng với các nhân viên lâm nghiệp địa phương. Người thúc đẩy cần được trang bị các kỹ năng cần thiết đó và cần có sự nhạy cảm trong giao tiếp với các nhóm người khác nhau về học vấn, tuổi tác, giới và trình độ hiểu biết.


      1. Thiết lập các nhóm PCM


Được xem như là đơn vị chủ đạo để tiến hành PCM trong thực tế, các nhóm cần được thiết lập bao gồm:

  • Các hộ gia đình liên quan đến quản lý rừng (hoặc là được giao quản lý bảo vệ rừng theo hợp đồng): Thông thường các hộ thường hoạt động quản lý rừng theo nhóm/tổ. Trong trường hợp này, các nhóm/tổ hộ như vậy được xem như là một nhóm thực hiện PCM. Một cách lý tưởng là có khoảng 5 – 10 thành viên trong một nhóm, trong đó bao gồm ít nhất 2 thành viên được tham gia đào tạo về kỹ năng thúc đẩy và có hiểu biết lý thuyết, phương pháp PCM.

  • Rừng được quản lý bởi cộng đồng: Thông thường, rừng cộng đồng có ban quản lý với 5 – 7 thành viên và các thành viên không trong ban. Đối với đơn vị quản lý rừng này, một nhóm 5 – 10 người được thiết lập thành nhóm PCM, bao gồm tối thiểu 2 người từ ban quản lý được tham gia đào tạo kỹ năng thúc đẩy PCM để có hiểu biết về phương pháp.

Mỗi nhóm cần có một người làm nhóm trưởng và người này có hiểu biết đầy đủ về tiến trình PCM. Lý tưởng là các thành viên khác trong nhóm cũng nhận được sự đài tạo đầy đủ như vậy.
      1. Chuẩn bị bản đồ, công cụ, vật liệu và thiết bị


Chuẩn bị đầu vào về cơ sở vật chất kỹ thuật (bản đồ, vật liệu và thiết bị) là được thực hiện bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh, với sự tư vấn của các cơ quan kỹ thuật khác.

  • Bản đồ phân loại trạng thái rừng theo vùng sinh thái:Sử dụng bản đồ phân loại trạng tháu rừng của cơ quan chuyên môn (như Viện Điều tra Quy hoạch rừng), trong đó có các lớp bản đồ như vùng sinh thái, chủ rừng, chia thành bốn nhóm trạng thái chính (rừng nguyên sinh, thứ sinh (đã khai thác và sử dụng đa mục đích), rừng tái sinh và đất không có rừng). Bản đồ này sẽ được sử dụng cho việc thiết lập hệ thống ô mẫu.

  • Thiết bị hiện trường:Để mỗi nhóm PCM có thể tổ chức điều tra, cần có các thiết bị thích hợp. Việc mua sắm và bảo quản các thiết bị này tốt nhất là do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện; và với nhiều nhóm điều tra trong các thời điểm, thiết bị có thể được sử dụng quay vòng. Hầu hết các thiết bị này có ở địa phương. Tuy vậy, một số dụng cụ có thể khó mua ở địa phương , ví dụ như GPS và máy địa bàn – đo cao.

Danh mục các thiết bị, vật liệu cần thiết:

  • GPSđể giám sát ranh giới rừng và xác định vị trí ô mẫu

  • Thước đo dài để xác định bán kính ô mẫu

  • Thước chữ A để xác định đô dốc

  • Thước đo đường kính(DBH)

  • Phiếu ghi số liệu, có thể là:

  • Bảng và phiếu, bút

  • Máy tính hiện trường
    1. Cấu phần định hướng trong lớp học


Trước khi thực hiện PCM trên hiện trường, cấu phần trong lớp học được tổ chức để định hướng cho các thành viên nhóm PCM về phương pháp và lý thuyết.Lớp học định hướng này cần được tổ chức tại cấp xã hoặc đơn vị quản lý rừng và được thúc đẩy bởi cán bộ lâm nghiệp địa phương – những người đã được đào tạo về kỹ năng thúc đẩy PCM, lý tưởng đây là những cán bộ ở cấp tỉnh và huyện hoặc được hỗ trợ từ bộ phận Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tỉnh.

Sau tập huấn, các thành viên cần có khả năng thông tin và trình diễn cho các thành viên khác của nhóm PCM về các nội dung chính sau:



  • Tại sao cần thiết phải tiến hành PCM?

  • Các bước của điều tra khảo sát trong PCM

  • Sử dụng GPS và các dụng cụ thiết bị khác

  • Thiết lập ô mẫu

  • Đo tính trong ô mẫu

  • Báo cáo dữ liệu thu thập

  • Sử dụng các dữ liệu đã thu thập

Mỗi cấu phần tập huấn định hướng cần bao gồm người thúc đẩy, trợ lý kỹ thuật (ít nhất một người) và thành viên tham gia:

  • Đại diện của mỗi nhóm PCM (ít nhất 2 người cho một nhóm)

  • Người thúc đẩy: Cán bộ lâm nghiệp địa phương từ tỉnh, huyện, xã hoặc từ các đơn vị quản lý rừng (như Ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp), đây là những người đã được đào tạo về kỹ năng thúc đẩy PCM

  • Trợ lý kỹ thuật: Cán bộ lâm nghiệp địa phương từ tỉnh, huyện, xã, cơ quan điều tra rừng hoặc từ các đơn vị quản lý rừng (như Ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp), đây là những người đã được đào tạo về kỹ năng thúc đẩy PCM.

Các chủ đề của cấu phần định hướng:

  • Xác định ranh giới của các đơn vị quản lý rừng (và diện tích theo hợp đồng bảo vệ rừng với hộ gia đình nếu có) trên bản đồ hiện trạng rừng.

  • Sử dụng GPS để xác định vị trí ô mẫu trên thực địa và bản đồ; kiểm tra ranh giới rừng

  • Giới thiệu các dụng cụ để đo cây như thước đo đường kính, chiều cao cây, cân sinh khối và lấy mẫu.

  • Thiết lập ô mẫu cố định

  • Ghi chép số liệu vào các phiếu mẫu.
  1. PCMtrên hiện trường


Bước 1: Xác định và đo tính diện tích các lô rừng

Mục tiêu

Để ghi chép dữ liệu về thay đổi diên tíchrừng của mỗi chủ rừng

Kết quả

Ranh giới của mỗi đơn vị quản lý rừng được thể hiẹn trên bản đồ

Trách nhiệm

Thành viên nhóm PCM với tư vấn của FPD, PFMB hoặc FC

Vật liệu/thiết bị

GPS để kiểm tra ranh giới rừng của chủ rừng

Thực hiện


Năm đầu tiên:

Đi đến mỗi lô rừng và sử dụng chức năng “tracking” của GPS để lưu số liệu ranh giới mỗi lô rừng. Cũng có thể sử dụng chức năng này để xác định ranh giới giữa kiểu rừng (như rừng lá rộng thường xanh, rừng thông, rừng trồng, …)



Năm tiếp theo:

Sử dụng chức năng tương tự là “tracking” của GPS để phát hiện địa điểm và diện tích rừng thay đổi (như mất rừng, suy giảm rừng hoặc các thay đổi khác diễn ra)



Bước2: Đưa thông tin và cập nhật diện tích rừng lên bản đồ

Mục tiêu

Cập nhật bản đồ về địa điểm và thay đổi diện tích rừng

Kết quả

Thông tin về địa điểm của các lô rừng và sự thay đổi trong sử dụng được phản ảnh và cập nhật lên bản đồ trạng thái rừng

Trách nhiệm

Cán bộ NN & PTNT cấp huyện hoặc PFMB hoặc FC nếu có liên quan

Vật liệu/thiết bị

  • Bản đồ trạng thái rừng được cây dựng trên bản đồ nền (1:10.000 – 1:25.000) và kết quả giải đoán ảnh vệ tinh (được cung cấp bời cơ quan điều tra rừng chuyên môn)

  • GPS để thu thập diện tích rừng (và sự thay đổi điện tích sử dụng) thông qua chức năng track.

  • Phần mềm GIS như là Mapinfo, ArcGIS, DNRGarmin

Thực hiện

  • Tải vệ dữ liệu track trong GPS (để xác định các thông số diện tích trong GIS)

  • Lưu các file ở kiểu dạng shape để so sánh trong phần mềm GIS như Mapinfo, ArcGIS. Các file này được mở trong GIS để phản ảnh trên bản đồ sự thay đổi diện tích rừng.

  • Ước tính diện tích của các lô rừng sau khi số hóa và biên tập dữ liệu đuwọc cập nhật

Bước3:Xác định số lượng ô mẫu tối ưu để điều tra

Mục tiêu

Để xác định được số lượng ô mẫu ít nhất cần phải có cho mỗi trạng thái rừng

Kết quả

Số lượng ô mẫu cho mỗi trạng thái rừng được xác định với độ tin cậy 95% và sai số dưới 10%

Trách nhiệm

NRP và SDOF

Vật liệu/thiết bị

  • Bản đồ trạng thái rừng (giải đoán từ ảnh vệ tinh hoặc bản đồ trạng thái rừng đã được kiểm tra và cập nhật)

  • Phân mềm ArcGIS

  • Máy tính để phân tích số liệu

Thực hiện

Một đợt điều tra ban đầu được tiến hành để ước tính biến động của trữ lượng carbon ở mỗi trạng thái rừng và cung cấp cơ sở để tính số lượng ô mẫu cần thiết cho điều tra; việc này cho chương trình REDD+ quốc gia (NRP) đảm nhiệm. Trên có sở thông tin từ NRP (trung bình, sai tiêu chuẩn của sinh khối của từng trạng thái), mật độ ô mẫu tối ưu được tính toán. Điều này còn được hiệu chỉnh theo tình hình địa phương: Ít nhất có một ô đại diện cho 10 ha rừng cần được điều tra hàng năm.

NRP có thể chỉ dẫn cho chủ rừng để thu thập thêm dữ liệu. Điều này có thể xãy ra bởi với một đợt điều tra hiện trường mới sau một thời kỹ nhất định để tăng độ tin cậy của ước tính sinh khối hoặc để thay thế số liệu nghi ngờ do sai số hoặc các thông tin không mong đợi



Bước 4: Thiết lập các ô mẫu trong rừng

Mục tiêu

Thiết lập các ô mẫu để đo tính trong rừng

Kết quả

Các ô mẫu ngẫu nhiên được xác định vị trí

Trách nhiệm

Nhóm PCM

Vật liệu/thiết bị

  • GPS

  • Thước dây đo dài

  • Thước dây với móc sắt để lập ô

  • Thước chữ A




Thực hiện

Các ô mẫu được phân bổ ngẫu nhiên trong rừng. Các lần điều tra khác nhau trong một lô rừng có thể bố trí ô mẫu ở vị trí khác nhau.

Các chỉ số đại diện của ô mẫu cần thu thập (như mức đọ dạy đặc, mở tán, bằng phẳng hay dốc, …)

Vị trí của từng ô mẫu được xác định bằng GPS nếu lô rừng có diện tích lớn hơn 4 ha.

Độ dốc được đo bằng thước chữ A.


Kích thước của ô mẫu phụ thuộc vào kiểu và điều kiện rừng:

Kiểu rừng

Điều kiện

Kích thước (Bán kính)

Tự nhiên

Hơn 10 cây với DBH >6cm

500m2 (12.62m)

Ít hơn 10 cây với DBH >6cm

Nhiều hơn 25 cây với DBH <6cm

500m2 (12.62m)

Ít hơn 25 cây với DBH <6cm

1,000m2 (17.84m)

Không có cây với DBH >6cm

500m2 (12.62m)

Tre nứa, lồ ô

100m2 (5.64m)

Hỗn giao

Gỗ – lồ ô

500m2 (12.62m)

Lồ ô - Gỗ

100m2 (5.64m)

Trồng

Khoàng cách không đều

Như trên cho cây hoặc lồ ô

Khoảng cách đều

5 hàng x 5 cây

Một móc kim loại gắn trên đầu thước dây để cố định tâm ô trên mặt đất (ngoài trừ cho rừng trồng đồng đều). Tùy thuộc vào kích thước ô mẫu, các nút/nơ được làm trên thước dây để chỉ ra giới hạn của bán kính ô mẫu (điều này được chuẩn bị bởi cán bộ thúc đẩy tại văn phòng; sử dụng nút dải màu để chỉ thị cho khoảng cách bán kính ô mẫu)



Bước 5:Đo đếm cây và tre lồ ô

Mục tiêu

Đo tính các chỉ tiêu của cây và tre lồ ô

Kết quả

Các chỉ tiêu rừng được đo tính để tính toán sinh khối trên mặt đất rừng thích hợp

Trách nhiệm

Nhóm PCM

Vật liệu/thiết bị

  • Thước đo đường kính

  • Bảng và phiếu ghi chép hoặc máy tính hiện trường




Thực hiện


Đối với rừng tự nhiên cây gỗ:

  • Một thước dây với móc kim loại ở đầu được kéo thẳng. Một người đi theo vòng tròn chung quanh mọc kim loại trung tâm, giữ dây đúng khoảng cách bán kính ô mẫu. Đánh dấu vào cây gặp đầu tiên. Cần đi theo hướng từ móc kim loại ra và vòng quanh tất cả các cây nằm trong ô.

  • Đo đạc đường kính ngang ngực (DBH) của các cây > 6cm bằng cách sử dụng thước đo đường kính. (Nếu cây nằm trên ranh giới của ô, chỉ đo tính khi trung tâm của cây nằm trong ô). Ghi chép DBH theo đơn vị là cm. Ghi chép tên cây nếu có thể xác định. Nếu cây trên đất dốc, phân thân, nghiêng, … thì đo DBH ở độ cao thích hợp trong hình ở trang tiếp theo.

  • Đếm tất cả các cây có DBH <6cm (đếm tổng số cây trong ô, không đo chúng)

  • Lặp lại cho đến khi gặp lại cây đầu tiên

Đối với rừng tự nhiên tre lồ ô:

  • Đi vòng quanh tâm ô như trường hợp trên.

  • Tre lồ ô được ghi chép tuổi, chiều cao bình quân nếu có thể. Tuổi tre lồ ô được xác định dựa vào hướng dẫn trong phụ lục

  • Nếu tre lồ ô mọc từng cây, DBH được đo đếm theo cây

  • Nếu tre lồ ô mọc theo bụi/cụm, DBH được đo cho 10 cây rải trong trong một cụm cũng như DBH của cum đó.

Đối với rừng hỗn giao:

  • Sử dụng cách đo tính cho cây và tre lồ ô như trên.

  • Sử dụng phiếu ghi chép khác để ghi cây và lồ ô (mọc đơn hay cụm).

Đối với rừng trồng, khoảng cách đều:

  • Đo khoảng cách giữa các hàng và các cây trong hàng.

  • Đo DBH của 5 cây liền kề.

  • Đo cao của các cây này nếu có thể.

  • Ghi chép tên loài cây trồng.



Hình 1: Đo DBH của cây. (Nguồn: Bhishma và cộng sự, 2010)

Bước6:Đo tính thảm mục (lựa chọn)

Mục tiêu

Để xác định khối lượng thảm mục

Kết quả

Khối lượng thảm mục được đo tính để tính toán sinh khối trong ô mẫu có độ rộng thích hợp

Trách nhiệm

Nhóm PCM

Vật liệu/thiết bị

  • Thước dây

  • Túi đựng thảm mục

  • Cân

  • Bảng ghi với phiếu mẫu hoặc máy tính hiện trường




Thực hiện

  • Trong ô mẫu (ở bước 5), thiết lập ô phụ 50x50cm

  • Cân trọng của bao bì

  • Thu thập tất cả thảm mục trong ô phụ cho vào túi/bao

  • Cân trong lượng thảm mục và trừ đi trọng lượng bao bì

  • Tiến trình này được lặp lại 4 lần ở ô mẫu lớn




Bước7:Đo tính cây gỗ chết (lựa chọn)

Mục tiêu

Để đo lường cây gỗ chết

Kết quả

Cây gỗ chết được đo tính để ước tính sinh khối theo độ rộng ô mẫu thích hợp

Trách nhiệm

Nhóm PCM

Vật liệu/thiết bị

  • Thước dây

  • Bao bì để thu thập cây gỗ, cành chết

  • Cân

  • Bảng với phiếu ghi chép hoặc máy tính hiện trường

Thực hiện

Đối với cành chết nhỏ:

  • Trong ô mẫu (bước 5), lập ô phụ 100cmx100cm.

  • Cân trọng lượng bao bì

  • Thu thập tất cả cành chết trong ô phụ. Nếu cành chết chỉ nằm một phần trong ô phụ, cắt chúng tại vị trí ranh giới ô phụ và cân phần trọng lượng ở trong ô phụ

  • Cân trọng lượng cành chết và trừ đi trọng lượng bao bì.

  • Tiến trình này có thể được lặp lại 4 lần ở ô lớn

Đối với cành lớn (đường kính>6cm) hoặc cây gỗ chết (đã ngã đỗ hay còn đứng):

  • Nếu là cây chết (Ngã đỗ hay đứng) thì đều cần đo tính

  • Đếm trong ô mẫu (bước 5).

  • Đo chiều dài, đường kính đến cm

Bước8:Quản lý số liệu

Mục tiêu

Nhằm bảo đảm các số liệu đã đo tính được lưu giữ tốt

Kết quả

Tất cả số liệu đã đo tính được lưu giữ trong hệ thống MRV

Trách nhiệm

SDOF và Hạt kiểm lâm huyện (FPD), Công ty lâm nghiệp (FC) hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ(PFMB)

Vật liệu/thiết bị

  • Các phiếu điều tra đã ghi chép số liệu hoặc máy tính hiện trường

  • Máy tính kết nối internet

Thực hiện

  • Nếu sử dụng máy tính hiện trường với phần mềm thích hợp, dữ liệu có thể sẽ được đưa lên hệ thống MRV một cách tự động. Một khi máy tính nối internet, làm theo các bước trên màn hình.

  • Nếu sử dụng phiếu ghi chép, vào trang web của REDD+ và nhập số liệu

  • Trong cả hai trường hợp, nó đều có khả năng để xem xét các dữ liệu đã nhập và so sánh số liệu trước đây hoặc so với trung bình trong khu vực. Thông tin này có thể và cần được chia sẻ với các cộng đồng, hoặc hộ gia đình đã tham gia thu thập số liệu






  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 0.96 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương