Hướng dẫn kỹ thuật giám sát carbon rừng có sự tham gia



tải về 0.96 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.96 Mb.
#37366
1   2   3   4



Hướng dẫn kỹ thuật giám sát carbon rừng có sự tham gia


Chương trình UN-REDD Việt Nam

Tháng 5 năm 2011
Mục lục

1 Giới thiệu 5

1.1 Cơ sở của REDD+ và hệ thống MRV quốc gia 5

1.2 Nguyên tắc của PCM 6

1.3 Mục tiêu của Giám sát Carbon Rừng có sự tham gia (PCM) 7

1.3.1 Thành viên của PCM trong bối cảnh REDD+ Việt Nam 7

1.3.2 Phối hợp PCM với hệ thống MRV 7

1.3.3 Đối tượng sử dụng của tài liệu này 8

1.4 Tóm tắt tiếp cận PCM 9

1.4.1 Các tham số cần đo tính 9

1.4.2 Định kỳ tiến hành PCM 9

2 Tổ chức PCM 10

2.1 Chuẩn bị 10

2.1.1 Điều phối chung và quản lý dữ liệu 10

2.1.2 Tổ chức các hoạt động 11

2.1.3 Tổ chức thực hành PCM 11

2.1.4 Đào tạo nhân viên lâm nghiệp địa phương trở thành “Thúc đẩy viên PCM” 11

2.1.5 Thiết lập các nhóm PCM 12

2.1.6 Chuẩn bị bản đồ, công cụ, vật liệu và thiết bị 12

2.2 Cấu phần định hướng trong lớp học 13

3 PCMtrên hiện trường 14

4 Tài liệu tham khảo 19

5 Phụ lục 19



Phiếu ghi chép điều tra rừng 21



Từ viết tắt

AGB

Above-ground Biomass: Sinh khối trên mặt đất rừng

AGTB

Above-ground Timber Biomass: Sinh khối cây gỗ trên mặt đất rừng

AGTC

Above-ground Timber Carbon: Lượng Carbon của cây gỗ trên mặt đất rừng

AGBB

Above-ground Bamboo Biomass: Sinh khối tre lồ ô trên mặt đất rừng

AGBC

Above-ground Bamboo Carbon: Lượng Carbon trong tre lồ ô trên mặt đất rừng

BB

Below-ground Biomass: Sinh khối dưới mặt đất rừng

BC

Below-ground Carbon: Lượng Carbon dưới mặt đất rừng

BGB

Below-ground Biomass: Sinh khối dưới mặt đất rừng

BGC

Below-ground Carbon: Lượng Carbon dưới mặt đất rừng

DBH

Diameter at breast height: Đường kinh ngang ngực

DPC

District Peoples’ Committee: Ủy ban nhân dân huyện

EF

Emission Factor: Nhân tố phát thải

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations: Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc

FC

Forest Company: Công ty Lâm nghiệp

FIPI

Forest Inventory and Planning Institute: Viện Điều tra Quy hoạch rừng

FPD

Forest Protection Department: Cục Kiểm lâm/hạt kiểm lâm

GIS

Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change: Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu

LMS

Land Monitoring System: Hệ thống giám sát đất đai

MRV

Measurement, Reporting and Verification: Đo lường, Báo cáo và Thẩm định

NFI

National Forest Inventory: Điều tra rừng quốc gia

NRIS

National REDD+ Information System: Hệ thống thông tin REDD+ quốc gia

PCM

Participatory Carbon Monitoring: Giám sát carbon rừng có sự tham gia

PFMB

Protective Forest Management Boards: Ban Quản lý rừng phòng hộ

PPC

Provincial Peoples’ Committee: Ủy ban nhân dân tỉnh

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation: Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ suy thoái và mất rừng

SDOF

Sub-department of Forestry: Chi cục Lâm nghiệp

SOC

Soil Organic Carbon: Lượng carbon hữu cơ trong đất.

UN-REDD

United Nations – REDD: Chương trình REDD Liên Hiệp Quốc

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change: Hiệp định khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu



  1. Giới thiệu

    1. Cơ sở của REDD+ và hệ thống MRV quốc gia


Với kết quả thương lượng thành công thể hiện trong Hiệp định khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), một nguồn tài chính hoặc thị trường carbon quốc tế cho chương trình “Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ suy thoái và mất rừng + bảo tồn đa dạng sinh học – REDD +” có khả năng được thực hiện. Điều này sẽ mang đến một cơ hội cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhận được sự chi trả từ các nước phát triển thông qua thực hiện các hoạt động của chương trình REDD+, bao gồm:

  • Giảm phát thải từ mất rừng

  • Giảm phát thải từ suy thoái rừng

  • Bảo tồn các bể chứa carbon rừng

  • Quản lý rừng bền vững

  • Gia tăng lượng carbon trong các bể chứa carbon rừng

Để nhận được sự chi trả, các quốc gia đang phát triển sẽ cần phải đưa ra bằng chứng từ “các kết quả dựa vào các hành động”. Hệ thống MRV quốc gia sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa ra bằng chứng này. Theo yêu cầu của UNFCCC, hệ thống MRV quốc gia sẽ cần

tạo ra sự minh bạch1một cách thich hợp2và độ tin cậy3 đến mức có khả năng và hoàn thiện 4việc ước tính lượng carbon phát thải thông qua sử dụng các phương pháp có thể so sánh được5, và cung cấp thông tin bảo đảm tin cậy6.”



Ở Việt Nam, các bên liên quan hiện đang được khuyến khích thảo luận để phát triển hệ thống MRV quốc gia với cơ sở dữ liệu không gian địa lý kết hợp với dữ liệu được thu thập tại cấp quốc gia và khu vực. Hệ thống MRV của Việt Nam sẽ là cơ sở cho 4 lĩnh vực nền tảng sau.

  • Hệ thống giám sát đất đai (LMS)để thẩm định các dữ liệu thay đổi – diện tích rừng và sự biến đổi rừng;

  • Điều tra sinh khối quốc gia dựa trên điều tra rừng quốc gia đa mục đích (NFI) và giám sát carbon rừng có sự tham gia (PCM) để thẩm định trữ lượng carbon và sự thay đổi của nó (ví dụ: nhân tố gây phát thải (EF));

  • Điều tra khí nhà kính quốc gia để ước tính và báo cáo phát thải do con người từ các nguồn và các bể chứa.

  • Hệ thống thông tin REDD+ quốc gia (NRIS) để chia sẻ thông tin về rừng và các vấn đề liên quan đến REDD+, cho phép sự tham gia của các bên liên quan và bảo đảm việc thực hiện chính sách và giải pháp REDD+ quốc gia, bao gồm độ vững chắc, là dựa trên kết quả thông qua việc thực hiện tất cả các hoạt động của REDD+ và tất cả các vấn đề liên quan đến rừng.

Hệ thống MRV quốc gia đang được lập kế hoạch để phát triển thành các giai đoạn và nhằm vào mục đích thiết lập một khung làm việc, trong đó sẽ báo cáo đầy đủ các hoạt động điều hành dựa trên cơ chế REDD+ trong một khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
    1. Nguyên tắc của PCM


Sau đây là một số các nguyên tắc cơ bản của PCM cho REDD+, nó được áp dụng như là cơ sở để phát triển tài liệu hướng dẫn này.

  • Sự tham gia:PCM dựa trên các nguyên tắc của sự tham gia trong quản lý rừng, bao gồm giám sát carbon (sinh khối) rừng. Ngoài các lý do được viện dẫn trong phần “Mục tiêu của PCM”, PCM còn là một cách có ý nghĩa để nâng cao nhận thức của các cộng đồng thông qua sự hiểu biết của con người về giá trị môi trường của rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, và làm thế nào để họ có thể cải thiện tốt hơn việc quản lý rừng để cho mục đích lưu giữ carbon và các mục đích khác. Đồng thời, kinh nghiệm hợp tác trong công việc sẽ thúc đẩy văn hóa của sự hợp tác giữa các cộng đồng và các chủ rừng, giữa nhân viên nhà nước địa phương với các tổ chức quốc gia chịu trách nhiệm liên quan đến PCM.

  • Công cụ và phương pháp đơn giản: Bối cảnh hiện tại của Việt Nam, phương pháp PCM phải đủ đơn giản để cho các cộng đồng thực hiện với sự tập huấn và trợ giúp của các tổ chức kỹ thuật lâm nghiệp. Do vậy phát triển các công cụ tập huấn đơn giản dễ hiểu sẽ trở nên rất cần thiết.

  • Hiệu quả về chi phí và thời gian: Đạt được hiệu quả về chi phí và thời gian trong tiến trình cũng là một nguyên tắc quan trọng. PCM sẽ là một hoạt động bổ sung hàng đầu để cho cộng đồng thực hành quản lý rừng thường xuyên và sinh kế của cộng đồng dựa vào sản phẩm khác từ rừng được tạo ra, hiệu quả về thời gian sẽ là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng đến sự cam kết tham gia của cộng đồng. Hiệu quả về chi phí là một điều đặc biệt cần quan tâm trong lựa chọn các dụng cụ và thiết bị để áp dụng, đặc biệt là cho đến khi sự chi trả từ chương trình REDD+ được tiến hành có thể đáp ứng được các phí đầu tư. Chi trả cho các thành viên cộng đồng tham gia trong PCM hiện tại đang được cân nhắc trong chiến lược REDD+ ở Việt Nam. Chi trả này được xem xét như là “chi trả cho sự tham gia” và sẽ được tính toán ở mức tối thiểu của chi phí được tạm ứng trước đối với các cộng đồng sẽ tham gia trong REDD+, trước khi chi trả được thực hiện.

  • Độ tin cậy của dữ liệu: Để bảo đảm độ tin cậy của dữ liệu, phương pháp PCM bắt buộc phải phù hợp với hướng dẫn của IPCC. Đồng thời trong bối cảnh của hệ thống MRV quốc gia, dữ liệu thu được từ PCM sẽ được tổng hợp với các thành tố khác của hệ thống MRV, tạo nên cơ chế phản hồi về độ tin cậy của dữ liệu PCM7.
    1. Mục tiêu của Giám sát Carbon Rừng có sự tham gia (PCM)


Về tiềm năng, một nguồn lực quan trọng và rộng lớn để cung cấp thông tin cho hệ thống MRV quốc gia là những người quản lý rừng – bao gồm cộng đồng và hộ gia đình. PCM thừa nhận và xác định sự tham gia của cộng đồng, hộ gia đình và các bên liên quan khác ở cấp địa phương vào tiến trình quản lý rừng (sau đây được gọi chung là “cộng đồng”) trong giám sát trữ lượng carbon rừng.

PCM được xem xét như một cơ chế quan trọng cho REDD+ bởi các lý do và giá trị sau đây (Skutsch M. và McCall M.K):



  • Sự thay đổi trữ lượng carbon của các khu rừng được quản lý theo định kỳ đo tính đặc thù sẽ là rất nhỏ để có thể phát hiện một cách chính xác thông qua công nghệ viễn thám từ ảnh vệ tinh. Điều tra rừng quốc gia sẽ thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao, nhưng với độ phân giải thấp và không đủ theo không gian và thời gian để có thể thu được sự thay đổi sinh khối ở địa phương một cách thích hợp. Các thay đổi cần được đo lường trên mặt đất ở các đối tượng khác nhau để đạt được độ tin cậy có thể chấp nhận được.

  • Huy động các cộng đồng có thể đạt được hiệu quả chi phí nếu so với việc sử dụng các nhà điều tra chuyên nghiệp trong thiết lập các cuộc khảo sát trên mặt đất.

  • Sự hiểu biết của cộng đồng về giám sát carbon sẽ tác động như là một động viên thúc đẩy cho việc cải thiện hơn nữa việc quản lý rừng, bằng cách đó bảo đảm cho việc chi trả carbon sau này.

  • Thu hút cộng đồng trong giám sát carbon sẽ nâng cao khả năng việc chi trả carbon nhận được tại cấp quốc gia sẽ được phân bổ xuống cộng đồng ở cấp độ địa phương.
      1. Thành viên của PCM trong bối cảnh REDD+ Việt Nam


Một khi giám sát carbon và rừng sẽ được thực hiện bởi tất cả các chủ rừng, thực hành PCM sẽ được phát triển có ý nghĩa bởi nhóm mục tiêu là “cộng đồng” – bao gồm hộ gia đình, các nhóm dân cư địa phương – như là người thực hiện. trong bối cảnh của Việt Nam, điều này bao gồm các đối tượng sau đây:

  • Hộ gia đình là chủ rừng được giao rừng và được cấp sổ đỏ

  • Các nhóm cộng đồng quản lý rừng được giao rừng với sổ đỏ8

  • Hộ gia đình quản lý rừng thông qua hợp đồng với các chủ rừng khác (ví dụ như là Ban quản lý rừng phòng hộ (PFMBs), Công ty Lâm nghiệp, Vườn Quốc Gia)
      1. Phối hợp PCM với hệ thống MRV


Theo các thảo luận hiện tại, dữ liệu giám sát sinh khối sẽ được thu thập theo hai cấp độ:

  • ́p độ 1:Thông qua PCMthu hút các thành viên trong chương trình REDD+ quốc gia, dữ liệu biến động và các nhân tố phát thải sẽ được thu thập với số ô mẫu bảo đảm độ tin cậy về thống kê.

  • Cấp độ 2: Để có được dữ liệu quốc gia toàn diện, dữ liệu biến động rừng sẽ được thu thập một cách sơ cấp thông qua hệ thống giám sát mặt đất dựa vào ảnh vệ tinh, trong khi đó các nhân tố phát thải sẽ được dựa vào dữ liệu thu thập từ điều tra rừng quốc gia (NFI).

Việc giám sát rừng để tạo ra dữ liệu ở cấp độ 1 sẽ được thiết lập thông qua thu hút các chủ rừng điều tra mặt đất – bao gồm PCM. Dữ liệu cấp độ 1 sẽ được giới hạn như là cơ sở để đo lường diện tích rừng và ước tính sinh khối cho từng đơn vị quản lý rừng và theo các lớp/khối/trạng thái đồng nhất ở từng vùng sinh thái9.

Tuy vậy, dữ liệu thu thập được sẽ có khối lượng và số lượng ô mẫu rất lớn để bảo đảm tiêu chuẩn thống kê. Có thể lên đến hàng triệu ô mẫu được đo tính hàng năm, nếu tất cả hộ gia đình quản lý rừng ở Việt Nam tham gia vào tiến trình này.

Dữ liệu ở cấp độ 1 là không đủ để ước tính sinh khối, và dữ liệu bổ sung sẽ lấy từ cấp độ 2. NFI sẽ cung cấp dữ liệu bổ sung (cấp độ 2) để chuyển đổi dữ liệu cấp độ 1 sang ước tính carbon.

      1. Đối tượng sử dụng của tài liệu này


Tài liệu kỹ thuật này được phát triển nhằm khái quát thủ tục cần thiết để định hướng cho cộng động trong các bước và các hoạt động của PCM và cách thực thi trong thực tế.1011

Tài liệu hướng dẫn này được phát triển cho cán bộ lâm nghiệp địa phương (bao gồm nhân viên lâm nghiệp ở các cấp tỉnh, huyện, xã và nhân viên của các ban quản lý rừng), những người có thể đào tạo và hỗ trợ cho tiến PCM trong thực tế với các nhóm đối tượng nói trên, thu hút họ trong khởi xướng PCM về mặt phương pháp, kỹ năng và áp dụng kỹ thuật cho điều tra đơn giản để tạo ra được dữ liệu đáng tin cậy về trữ lượng carbon.

Đối tượng sử dụng trực tiếp tài liệu này là cán bộ lâm nghiệp địa phương, người sẽ được giao nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ cho tiến trình PCM. Họ có thể ở các cấp tỉnh, huyện, xã, thuộc Sở Nông nghipệ và phát triển nông thôn (DARD) và Chi cục lâm nghiệp (DoF) như là các tổ chức khuyến nôgn lâm, kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp của công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng cộng đồng.

Để ứng dụng vào thực tế PCM, các tài liệu bổ sung sẽ được phát triển cho từng nhiệm vụ cụ thể trong PCM. Đặc biệt là dự kiến sẽ có ba tài liệu sau:



  1. Tài liệu hiện trường để sử dụng cho các nhóm PCM (cộng đồng địa phương)

  2. Tài liệu hướng dẫn cho người hướng dẫn/thúc đẩy (cán bộ của FCs, PFMBs, DOF và FPD cấp huyện);

  3. Tài liệu về thủ tục/tiến trình cho các nhà quản lý cấp tỉnh về PCM (SDOF, FPD, DARD).

Tài liệu này cung cấp một cách tổng quan về PCM và nó như là một cơ sở để phát triển các tài liệu nói trên. Nó cũng có thể là một công cụ hữu ích để có được sự hiểu biết về điều tra rừng đơn giản cho bất kỳ cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến REDD+. Tài liệu này cũng có thể được sử dụng để giảng dạy về REDD+ tại các trường đại học, cao đẳng và trung học lâm nghiệp.
    1. Tóm tắt tiếp cận PCM



      1. Các tham số cần đo tính


Có hai nhóm dữ liệu lớn cần đo tính là:

  • Thay đổi diện tích rừng (Activity Data):

  • Diện tích rừng của từng đơn vị quản lý rừng, từng vùng sinh thái, xác định mục tiêu quản lý (năm đầu tiên)

  • Diện tích thay đổi trong sử dụng đất rừng (các năm tiếp theo)của từng đơn vị quản lý rừng, từng vùng sinh thái.

  • Đo tính các nhân tố cơ bản của rừng để ước tính sinh khối (sẽ được chuyển sang nhân tố phát thát (EF)). Trong 5 bể chứa carbon rừng thì bể chứa trên mặt đất (cây và tre lồ ô) là quan trọng nhất. Cây gỗ chết, thảm mục cũng có thể được đo tính nhưng ở mức độ rút mẫu ít hơn. Đo tính sinh khối dưới mặt đất nằm ngoài phạm vi của PCM

Tiến trình áp dụng PCM được tiến hành từng bước đơn giản dựa vào nguyên tắc, tiêu chuẩn, kỹ thuật điều tra rừng và được tiến hành bởi chủ rừng địa phương sau khi được đào tạo về phương pháp.
      1. Định kỳ tiến hành PCM


Về nguyên tắc, số liệu từ PCM thu thập được càng nhiều thì càng làm vững chắc hơn cho số liệu để báo cáo về carbon rừng quốc gia. Từ quan điểm này, PCM được đề xuất tiến hành như là một hoạt động liên tục với sự tham gia của cán bộ lâm nghiệp địa phương và các cộng đồng dân cư. Để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, một cách lý tưởng PCM cần được kết hợp với các hoạt động quản lý bảo vệ rừng khác. Một khi PCM không chiếm quá nhiều thời gian – sẽ đạt được sự thích hợp ở địa phương – nó có thể dễ dàng lồng ghép trong các hoạt động khác (ví dụ như kiểm tra ranh giới rừng, phòng chống cháy rừng, làm giàu rừng, tỉa thưa rừng, thu thập lâm sản ngoài gỗ).

Trong bất kỳ tình huống nào có sự thay đổi về diện tích và phương thức sử dụng rừng, thì cần được báo cáo ít nhất là hàng năm.

Trong tài liệu này, thuật ngữ “năm đầu tiên” và “năm kế tiếp theo” được hiểu là ở đâu PCM sẽ được thực hiện hàng năm với sự tham gia của các chủ rừngđể báo cáo về các lô rừng của họ. Các nhân tố cố định chỉ sẽ cần đo tính và báo cáo trong năm đầu tiên và được đơn giản hóa, hoặc sẽ không cần đo tính ở các năm tiếp theo nếu việc sử dụng rừng là được duy trì thích hợp.

Định kỳ thực hiện PCM sẽ cần cân nhắc trong phạm vi bối cảnh rộng của hệ thống MRV và báo cáo. Phiên bản tiếp theo của tài liệu hướng dẫn này sẽ cập nhật thêm về khái cạnh này.



  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 0.96 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương