HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM



tải về 437.9 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích437.9 Kb.
#19856
1   2   3   4   5   6   7

QUAN NIỆM THƠ


Gửi Trọng Miên

Miên có hỏi Trí về quan niệm thơ. Đối với Trí, quan niệm rất khác thường, không giống Baudelaire lắm. Theo Baudelaire thì va lấy passion làm hứng vị cho thơ. Trước kia nếu Miên lấy tập Thơ Điên của Trí ra, Miên sẽ thấy nhiều bài thấm thía những tình cảm rất nồng và rất say sưa… Trí đã phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu, bằng những câu thơ ngất đi vì khoái lạc. Chỗ ấy hơi đồng một quan niệm với Baudelaire. Trí nói hơi đồng thôi, vì trong khi làm thơ, Trí đã tận hưởng những phong vị của nhạc, của hoa, của trăng, của gái một cách vô tội. Chứ đối với Baudelaire , va đã nói “ la pasion est chose naturelle”… nghĩa là va đã hiểu lầm chữ passion rồi vậy.

Tình cảm – hay cảm hứng (enthousiasme) – với dục tình (passion) khác nhau nhiều. Tình cảm là sự thanh bạch hồn nhiên, không một chút gì bợn nhơ, tội lỗi, còn dục tình là cả một sự ham muốn phi thường, ngoài điều răn của Đức Chúa Trời … Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ (éléments de la poésie) nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng chí tôn. Vì thế trừ hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: Loài thi sĩ. Loại này là những bông hoa quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mệnh rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi những quyền phép của Người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch (but de poésie). Bởi muốn cho loài thi sĩ làm trọn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời, Người bắt chúng mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình :

Không rên siết là thơ vô nghĩa lý.”



Hay:

Ta hiểu chi trong ánh gió nhiệm mầu



Những hạt lệ của trích tiên đày đọa.”

Cho nên thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt. Thi sĩ rơi xuống cõi đời, bơ vơ, ngỡ ngàng và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình. Thi sĩ đã ngất ngư trong khi nuốt hết khí vị thanh tao của mùa xuân ấm, của tất cả những lương thực ngọt ngào mỹ vị làm bằng hương báu, làm bằng nhạc thiêng, làm bằng rượu say, làm bằng châu lệ (genèse d’un poème). Song le miệng lưỡi của thi sĩ ra vẫn còn nóng ran, vẫn còn khát khao thèm thuồng những vật lạ muôn đời (génie créateur, aimant toujours le nouveau). Của thế gian nếm mãi chưa bưa, chưa ớn, chưa hả hê chút nào. Thi sĩ vẫn đi tìm mãi, vẫn còn kêu rên thảm thiết, để đi đến cõi ước mơ hoàn toàn. Trong đời thi sĩ, thi sĩ đã sống cô độc, những người con gái rất xinh đẹp cũng không làm cho thi sĩ vui đặng, vì thi sĩ nhận thấy ở người con trai cũng như người con gái, đều có một tâm thuật nhỏ nhoi, tầm thường không hợp với tính tình thanh cao của thi sĩ. Vì thế thi sĩ cứ kêu rên thảm thiết là để tìm một người tri kỷ. Mà than ôi, không bao giờ thi sĩ tìm đặng. Người tri kỷ của thi sĩ phải là một bậc cao quý, toàn tài, toàn năng, một đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết mọi sự - Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Thi sĩ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện. Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra thơ ở thế gian này, nhưng thi sĩ là người khao khát vô tận, cứ nhất định muốn hưởng cái thơ trên cái thơ khác nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ. Cho nên tất cả thi sĩ ở trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời. Thi sĩ không phải là một người thường. Với một sứ mệnh của Trời, thi sĩ phải biết đem tài năng ra ca ngợi Đấng Chí tôn và làm cho người đời thấy rõ vẻ đẹp của thơ, để đua nhau nhìn nhận và tận hưởng. Những thi sĩ nào không biết đem tài ứng dụng vào chỗ tốt đẹp thì sẽ bị Đức Chúa Trời lấy tài lại một cách nhãn tiền!

Miên ơi, như thế là Miên đã hiểu thế nào là quan niệm của Trí về thơ. Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. Câu này ăn ý với câu: thơ là những tiêng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao, giải thích bằng hai mặt lạc quan và bi quan.

Trí đã tóm tắt những ý đã nói. Có điều này nữa, Trí khác hẳn với Baudelaire. Baudelaire nói: thơ văn không thể dung hòa với khoa học hay luân lý (hoặc tôn giáo cũng thế) và thơ văn không thể lấy chân lý làm chủ đích được, thơ chỉ là thơ (La poésie ne peut pas sous peine de mort ou de déchéance, s’assimiler à la science ou à la molale. Elle n’a pas la vérité pour objet, elle n’a qu’elle même). Baudelaire nói trái nghịch với lẽ tự nhiên. Sở dĩ thơ văn được phong phú, dồi dào, pháp triển hết cả anh hoa, huyền bí và vượt lên những tầng biên giới tân kỳ, mới lạ, cũng nhờ khoa học điểm chuyết cả. Còn luân lý là tiêu chuẩn cho văn thơ, không có nó thì thơ văn chẳng còn ra cái mùi mẫn gì nữa. Nếu để thơ trơ trọi một mình, thơ sẽ lạt lẽo vô duyên, không có phong vị gì nữa. Baudelaire thuộc về phái vô thần, nên không tin Chân lý, không nhận Chân lý làm tiêu chuẩn cho thơ văn. Còn Trí phải lấy Đức Chúa Trời làm chân lý, làm tiêu chuẩn cho văn thơ. Văn thơ không phải bởi không mà có.



Quy Nhơn, juin, 1939

HỒN THANH KHIẾT


1 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin mang xuống cho tôi một triều thiên.

2 Tôi những muốn tắm gội trong Đại dương ánh sáng và tình yêu Thiên Chúa.

3 Vì nơi dương thế đã thể hiện những phép lạ khiến con người ngất ngây thán phục công trình huyền nhiệm của Đấng Tối Cao.

4 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, kìa các vị thấy chăng, hào quang đang rạng tỏ… màu tuyết trắng tinh…, hình hài trinh nguyên vô nhiễm…, hồn thiêng hiển hiện chốn dương trần… Thoạt nhìn, tưởng là hồn các thánh, là chất thơ, là tinh hoa kinh nguyện, đáng lẽ tỏa thành thanh hương, thanh khí, nhưng lại khiêm tốn nhận thân phận làm người!

5 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin vỗ tay mừng: Vì đấy là các Mẹ và các Chị dòng Phan Sinh, vào đời để thoa dịu những đau thương sầu khổ của người trần yếu đuối, người bệnh hoạn và cả những người phong cùi như chúng tôi.

6 Tôi muốn ca lên bài ca tán tụng, muốn uống thỏa thích những lời ngọt ngào khi các bà hát: Hosanna! Hosanna! (Hoan hô Chúa! Hoan hô Chúa!)

7 Tôi muốn đời đời cảm mộ vẻ trong trắng tinh tuyền và tươi mát ấy, hào quang ấy, chất thơ ấy, vì tất cả đấy là biểu hiệu của

HỒN THANH KHIẾT.



8 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin cùng nhau tung lên những hoa hồng, hoa súng, cất lên những khúc hát du dương, tấu lên những điệu nhạc thơm, và hãy tuôn đổ chan hòa các nhân đức, lòng dũng cảm và nguồn hạnh phúc giữa các nữ tì của Chúa ” 39 .

Phanxicô Trí

Deo gratias! (Tạ ơn Chúa!)

Đêm thứ tư, 24 tháng Mười 1940


(Bản Việt ngữ của Phạm Đình Khiêm)

NỘI DUNG


HÀN MẠC TỬ,
NGƯỜI KITÔ HỮU TRẺ
TRÊN LỐI VÀO NỘI TÂM 1

VÀI NÉT VỀ HÀN MẠC TỬ 5

1. ĐƯỜNG VÀO NỘI TÂM 9

2. NÉT ĐỒNG DẠNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ CHIÊM NIỆM 13

1. KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ 13

3. TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ TÂM LINH 16

4. BƯỚC NHẢY QUYẾT ĐỊNH Ở VŨ MÔN 22

5. KINH NGHIỆM HÀN MẠC TỬ 25

6. CHIÊM NIỆM GIỮA ĐỜI THƯỜNG 34

7. CHIÊM NIỆM VÀ THƠ 40

8. CHẤT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ 44

9. ĐƯỢC NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ 47

10. DẠO ĐẦU KHÚC LINH CA 52

11. RÚT BÀI HỌC CHO CHÍNH MÌNH 57

LỜI KẾT 72

TRÍCH TUYỂN


THƠ HÀN MẶC TỬ 74

THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA 75

ĐÂY THÔN VĨ DẠ 77

TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC 77

ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ 78

ĐÊM XUÂN CẦU NGUYỆN 79

ĐIỀM LẠ 80

NHỮNG GIỌT LỆ 80

NGUỒN THƠM 81

RA ĐỜI 82

SAY THƠ 83

CÔ LIÊU 85

CUỐI THU 87

BIỂN HỒN TA 88

XUÂN ĐẦU TIÊN 88

TRÍCH TUYỂN VĂN HÀN MẠC TỬ 90

LỜI TỰA ĐAU THƯƠNG 90

LỜI TỰA “XUÂN NHƯ Ý” 91

CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG 93

QUAN NIỆM THƠ 97

HỒN THANH KHIẾT 100




1 Theo Quách Tấn, bút danh cuối cùng là Hàn Mặc Tử. Theo Võ Long Tê, Phạm Đán Bình và Phạm Xuân Tuyển thì bút danh cuối cùng là Hàn Mạc Tử. Chúng tôi theo ba vị sau. Thêm vào luận giải của ba vị, tôi cho rằng Quách Tấn không hiểu được nội tâm Kitô giáo của Hàn Mạc Tử. Quách Tấn rất tâm đắc khi thêm vành trăng trên chữ mạc, biến thành hàn mặc tử, người của bút mực thật ý nhị. Có thể Hàn Mạc Tử đã chiều ý bạn để ký như thế đôi lần. Tuy nhiên, Hàn Mạc Tử không phải là người của bút mực mà là thi sĩ của đạo quân thánh giá. Anh không đứng một mình với bút mực nhưng luôn liên kết theo hình thập giá, cả chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với đồng loại). Trong cả hai chiều ấy đều có bức rèm. Theo chiều ngang, đó là bức rèm ngăn cách bệnh nhân với đời. Theo chiều dọc, kẻ ẩn sau bức rèm muốn nói lên nỗi khát khao đón nhận mạc khải của Thiên Chúa (mạc khải = vén màn). Khi Chúa Kitô chết “böùc maøn tröôùng trong Ñeàn Thôø xeù ra laøm hai töø treân xuoáng döôùi” (Mt 27,51). Thiên Chúa đã vượt qua bức màn của Ngài, thế nhưng vẫn còn bức màn của con người, như cánh cửa khép kín lạnh lùng chưa chịu mở (x. Dc 5,2; Kh 3,20). Không dễ, cần có Thánh Thần của Thiên Chúa; như Gioan Thánh Giá: “Hãy xé nốt giùm em tấm thân này lụa đào.” (Trăng Thập Tự)

2 Ghi chú ngày 13-12-2010

Mãi đến tối nay, tôi mới đọc bài viết của cụ Khiêm. Tôi dự tính sáng mai, vào chính ngày lễ Thánh Gioan Thánh Giá, bổn mạng, tôi sẽ email gởi tặng thi hữu xa gần và các bạn hữu khác bài viết này của tôi. Tôi gom các thiệp Giáng sinh vừa nhận được để mai sẽ viết thư trả lời. Một trong những cánh thiệp ấy là của cụ Phạm Đình Khiêm, kẹp trong quyển sách cụ vừa xuất bản và đề tặng. Trước khi trả lời, tôi phải đọc qua bài viết của cụ. Khoảng cuối tháng 3-2010, anh Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn dịch xong bài này từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Anh email cho tôi nhờ chuyển cho cụ Khiêm. Thế nhưng mãi hôm nay nó được in vào sách tôi mới đọc đến. Tôi mừng vì mãi hôm nay mới đọc. Nếu có đọc trước, hẳn tôi đã lúng túng không dám viết – vì sẽ có vẻ như chỉ viết để ủng hộ điều cụ Khiêm nêu ra. Đàng khác hẳn bài của cụ sẽ ảnh hưởng đậm trên bài của tôi, ít ra, tôi sẽ trích dẫn khá nhiều từ những lời của Hoàng Trọng Miên và những chứng từ khác để minh họa cho điều tôi viết. Thật là một trùng hợp bất ngờ và lý thú. Cụ Khiêm đi từ sự kiện bà Như Lễ thấy Hàn Mạc Tử về thăm, chưa đầy một ngày sau khi qua đời (lúc ấy bà chưa biết HMT đã chết), để lý luận rằng có lẽ HMT đã hoàn tất thời gian tẩy luyện ở ngưỡng cửa thiên đàng rất sớm… Cụ Khiêm cũng chứng minh cho thấy linh hồn nhà thơ Hàn Mạc Tử hết sức đơn sơ và thánh thiện (x. Bài “LINH HỒN HÀN MẠC TỬ” trong Dục Đức Phạm Đình Khiêm và Võ Long Tê, NHƯ HƯƠNG TRẦM BAY LÊN, Nxb Tôn Giáo 2010, trang 79-180). Nếu có dịp đọc cả bài của cụ và bài của tôi, có lẽ bạn đọc sẽ thấy hai bài trình bày hai mặt của cùng một vấn đề…




3 Đã được đan viện Cát Minh Sài Gòn phiên dịch và ấn hành dưới tựa đề “Tiểu sử tự thuật” – Đan viện này cũng đã in hai bản dịch Đường Hoàn Thiện và Lâu Đài Nội Tâm. Các phần khác đang được thực hiện dần để kịp mừng 500 năm sinh nhật của tác giả (1515-2015)

4 Trong bài này khi nói về những bước tiến trên đường vào nội tâm, tôi sẽ dùng nhiều từ khác nhau: giai đoạn, chặng, mức ở lại, vòng, cư xá, lớp cư xá… tất cả đều cùng một ý nghĩa, không có gì phân biệt.

5 Luận Ngữ, Quyển I, II, 4, Nguyễn Văn Dương dịch, trong “Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc” của Phùng Hữu Lan, nxb Thanh Niên, 1998, tr. 62)

6 Xem bài “Một giờ với nhạc sĩ Văn Cao” của Trăng Thập Tự trong báo Hát Lên Mừng Chúa, số 1, năm…, trang….

7 Trích tư liệu gởi tác giả (TTT)

8 Nguyễn Toàn Thắng, trong Hàn Mặc Tử, Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nxb Giáo Dục 2002, trang 36-42

9 Phan Cự Đệ, Hàn Mặc Tử, Tác Phẩm, Phê Bình Và Tưởng Niệm, Nxb Văn Học 202 , trang 189-334

10 Cuộc chiến đấu thắng tội nhẹ:

“Tình cảm – hay cảm hứng – với dục tình khác nhau nhiều. Tình cảm là sự thanh bạch hồn nhiên, không một chút gì bợn nhơ, tội lỗi, còn dục tình là cả một sự ham muốn phi thường, ra ngoài điều răn của Đức Chúa Trời” (Quan niệm thơ, PCĐ-1, t. 178)

Vì chưng tất cả vẻ ngây thơ
Quyến rũ mê hồn của gái tơ
Chỉ lộ nên tình trong sạch được
Là nhờ đứng lặng cảnh trong mơ.

Tôi chỉ yêu em như thế này

Luôn bây giờ với mãi sau đây
Lòng tôi áy náy trong khi gió
Rủ rỉ bên tai chuyện nước mây…

(Nước Mây, 21-28)




11 Bùi Tuân, Nửa Đêm Đi Tìm Hàn Mạc Tử, nguyệt san Vinh Sơn (Huế) số 22, ngày 1-2-1951, tr. 7 (Trích lại theo Lê Đình Bảng, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, tr. 215).

12 Thủ bản chép tay hiện do Lê Đình Bảng giữ. Phần kết của bài này được in trong Lê Đình Bảng, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, tr. 323-326.

13 Lê Tuyên, “Thi ca cận đại và nỗi lòng thành thực: Hàn Mạc Tử”, Đại học Sư phạm Huế. Tập 2, niên khóa 1961-1962 (Trích lại theo Lê Đình Bảng, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, tr. 324-325).

14 Cũng có thể ví như bước nhảy từ thơ cũ sang thơ mới. Xem “Không nên có luật thơ mới” của HMT (PCĐ-1, tt. 148-149)

15 Nguyễn Mộng Giác, Tình và Đạo trong thơ Hàn Mạc Tử. Luận văn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, 1963 (Trích lại theo Lê Đình Bảng, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, tr. 323)

16 Bùi Tuân, Nửa Đêm Đi Tìm Hàn Mạc Tử, nguyệt san Vinh Sơn (Huế) số 22, ngày 1-2-1951, tr. 7 (Trích lại theo Lê Đình Bảng, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, tr. 215).

17 Trích theo bản dịch Nguyễn Thế Thuấn. Câu nói thực ra cũng có thể dịch như bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ là: xin cho con được hai phần thần khí của Thầy.

18 Tôi làm thơ ? - Nghĩa là tôi yếu đuối quá. Tôi bị cám dỗ. Tôi phản lại tất cả những gì của lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. (HMT – Lời tựa của tập Đau Thương)

19 Ý còn ở trong lòng thì rạo rực xốn xang, khi phô phang lên giấy thì tê dại, ngất ngư, như không có chút gì là rung động nữa. (HMT - Kêu gọi)

20 Không, không, không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.

Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng

Tôi nói thiệt, là anh dại quá:

Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.



(Trăng Vàng Trăng Ngọc, 5-8)

21 Ông Quách Tấn tuyên bố về tính tôn giáo trong thơ HMT: “Tôi nhận thấy vang bóng của đạo Phật có phần đậm hơn đạo Thiên Chúa” (Văn, số đặc biệt về HMT, 73-74, ngày 7-1-1967, tr. 120, trích lại theo Đặng Tiến, PCĐ-2, 397). Cái cực đoan của Quách Tấn phải chăng liên quan tới một bí ẩn lịch sử? Khoảng năm 1972-1973 tôi đến thăm người em của HMT là ông Nguyễn Bá Tín tại nhà riêng ở đường Nhà Thờ (nay là đường Lê Thành Phương), Tp Nha Trang. Nói về bản thảo thơ HMT, ông Tín cho biết khi HMT qua đời, mẹ anh quá thương con nên vội làm ngay điều con mong muốn: giao hết bản thảo cho Quách Tấn. Ông Tín cho biết số lượng bản thảo gia đình ông đã giao cho ông Quách Tấn đầy một va li cỡ trung bình. Nhiều năm sau, Quách Tấn nói rằng toàn bộ bản thảo ấy bị thất lạc trong chiến tranh. Ông Tín nêu lên nhiều câu hỏi, tôi còn nhớ một số: Tại sao bản thảo HMT mất mà bản thảo Quách Tấn còn? Tại sao Quách Tấn không bàn bạc gì với gia đình tác giả về một kế hoạch xuất bản? Nếu có chuyện thất lạc tại sao không báo gì cho gia đình HMT biết? Là một người bạn thân với HMT đến độ được ký thác toàn bộ bản thảo, tại sao Quách Tấn chỉ viết về bạn mình một cách chắp vá gượng gạo? Phải chăng bài viết chỉ nhằm tạo khung cảnh để làm lệch hướng hiểu hai bài thơ viết về Chúa Giêsu và Mẹ Maria ? (x. PCĐ-2, 180-207 – xem phần chú thích của chúng tôi về hai bào thơ này ở phần tuyển thơ - TTT). Tại sao Quách Tấn chỉ hứa viết về ảnh hưởng Phật Giáo trên thơ HMT nhưng rồi không viết?... Ông Tín cho biết ông dự tính nêu vấn đề lên báo chí để yêu cầu ông Quách Tấn phải trả lời trước công luận, nhưng mẹ ông ngăn cản, bảo rằng chiến tranh đang tàn khốc, không nên gây thêm cuộc chiến trên báo… Tôi chia sẻ câu chuyện với anh Phan Kim Thịnh, chủ bút tờ Văn Học hồi ấy. Anh Thịnh giục tôi viết thay ông Tín nhưng làm sao tôi có thể đi ngược lại ý muốn và lòng nhân ái của một người mẹ cao cả như thế!... Cũng xin thêm một chi tiết khá gần với nghi vấn của ông Nguyễn Bá Tín. Khi tìm thực hiện phần trích tuyển thơ Hàn Mạc Tử, tôi tham khảo hai trang Lương Sơn Thi Đàn (http://luongsonbac.com) và Tân Hiệp Thơ (http://www.tanhieptho.com), tình cờ phát hiện cả ở hai trang, hai bài RA ĐỜI và NGUỒN THƠM đều bị cắt mất phần sứ điệp Kitô giáo (những câu gạch dưới trong bản in ở cuối tập này). Hai trang này có hầu như toàn bộ thơ của HMT. Ở một số trang khác lượng thơ ít hơn, hai bài này cũng bị cắt xén như vậy. Các bản văn trên mạng, người ta tự do sao qua chép lại, tôi chẳng biết sự cắt xén bắt đầu từ đâu và tại sao lại cắt xén. Phải chăng là có người yêu thơ HMT nhưng lại dị ứng với sứ điệp đức tin của anh? Dù sao cũng thật đáng tiếc…


22 Cũng phải nói tương tự về nhiều bài nhạc đạo hiện nay: lắm ca từ có vẻ như trích văn của một văn kiện Giáo hội hoặc một dốc quyết tĩnh tâm, chẳng có một tí nào hình ảnh, vắng hẳn chất tượng trưng.

23 Xem PCĐ 2, tr. 128-129

24 Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi Nhân Việt Nam, Nxb Văn Học Hà Nội, 1988, trang..

25 Một trong bốn tác phẩm đã có bản dịch tiếng Việt: Khúc Linh Ca, Nxb Tôn giáo 2003

26 Kieran Kavanaugh, ocd, St. Teresa Of Avila – The Interior Castle – Study Edition, ICS Publications, Washington DC, 2010, pp 103-106

27 Thánh Gioan Thánh Giá, Khúc Linh Ca 3,5

28 Thánh Gioan Thánh Giá, Ngọn Lửa Tình Nồng 3,63

29 Những bài thơ chọn in ở đây được đánh số câu để tiện đối chiếu theo phần cước chú. Chúng tôi chỉ ghi cước chú Kinh Thánh tương đối đầy đủ cho hai bài Cô Liêu và Cuối Thu, còn mấy bài khác chỉ mới chấm phá, như một gợi hứng để các bạn trẻ Công Giáo tiếp tục công việc. Chúng tôi mong rằng qua việc này, bạn trẻ sẽ nghiệm ra rằng làm thơ đạo không phải là diễn ca từng câu Lời Chúa nhưng là ghi lại cảm nghiệm tâm linh với những hình ảnh thấm đậm Lời Chúa đã ăn sâu trong tim óc nhờ suy niệm và chiêm niệm.

30 Toàn bài: xin xem Lc 1,26-38

Câu 1a (Như song lộc triều nguyên): xin xem Tv 42,2 (Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong)

Câu 1b-2a (Ơn phước cả dâng cao dâng): xin xem Ezêkiel 47,1-11; Kh 22,1-2

Câu 9-10: xem câu cuối của kinh Kính Mừng.

Câu 37: xin xem Khải Huyền 22,16


31 Xin xem Mt 13,45-46

32 Câu 5, xin xem Hôsê 2,16; Tv 18/19,2-5;

33 Câu 7-8, xin xem Khải Huyền 22,1-2

34 Câu 6-15, xin xem Isaia 6,1-3

35 Câu 5-6, xin xem Tv 140/141,2

Câu 22, xin xem ý nghĩa chuỗi Mân Côi

Câu 23-24, xin xem Khải Huyền 5,1-5

Câu 29-30, xin xem Khải Huyền 22,2

Câu 33-34, xin xem Khải Huyền 5,1-10

Câu 51-52, xin xem Mt 5,8; Khải Huyền 14,4

Câu 65, xin xem Isaia 25,7-8

Câu 68, xin xem Isai 25,6



36 Hình ảnh trong bài thơ là dòng sông (có thể là sông Gò Bồi – vào thời sáng tác tập Đau Thương – tuy nhiên sông Gò Bồi hẹp, không có thuyền buồm); không phải HMT ngồi ngắm trăng trên biển như Quách Tấn nói (PCĐ-1, tr. 95) – nhưng cảm hứng cả bài lại là biển hồ (Mt 14,22-33) Câu 1-4: nhóm môn đệ xuất hành trong bình an (xin xem Mt 14,22)

Câu 3, xin xem Mt 14,24

Câu 5, trong Mt 14,23: Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi một mình - ở đây HMT ngồi dưới bến, có Chúa Giêsu ngồi khít bên cạnh (câu 10); HMT chứng kiến cả cảnh xuất hành lẫn cơn bão, cả cảnh Chúa đi trên nước (câu 9) lẫn tiếng rú của các môn đệ (câu 7)

Câu 6-7, xin xem Mt 14,26

Câu 9, tác giả Phan Cự Đệ đã liên tưởng tới Mt 14,22-33 (PCĐ-1, tr. 97)

Câu 9-10, cùng lúc Chúa bước trên sóng đến với các môn đệ mà vẫn ở với HMT.

Câu 11-12, xem Gioan Thánh Giá: “Chúa Cha chỉ nói một lời rằng đó là Con Ngài. Ngài hằng nói lời ấy mãi trong thinh lặng vĩnh cửu, thì linh hồn cũng phải lắng nghe trong thinh lặng.” (Châm ngôn 99)

Câu 13-16: Từ cuộc thử thách của các môn đệ trên biển, HMT quay về đêm đen của chính mình và bắt gặp sự thinh lặng của Thiên Chúa, sự thinh lặng đã khiến chính Chúa Cứu Thế trên thập giá đã phải thốt lên: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27,46). Tựa đề “Cô liêu” của bài thơ nói lên tinh cảnh “bị bỏ rơi” cả của Chúa Cứu Thế lẫn HMT, theo ngôn ngữ Cát Minh có thể gọi là “Đêm tâm linh”.



37 Toàn cảnh bài thơ này diễn tả Mùa Vọng, với sự xuất hiện của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa.

Câu 1-2: niềm hy vọng (lụa trời) với Thánh Thần Thiên Chúa (chim câu)

Câu 3, xin xem: Gioan 1,29 – câu này ở thời HMT được dịch là: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian” – Đấng Cứu Thế là Con Chiên tinh sạch, đổ máu cứu đời.

Câu 4, xin xem: Bản văn Kinh Thánh nói áo lông lạc đà (Mt 3,4; Mc 1,6) nhưng trong tâm thức người Công giáo Việt Nam thường nghĩ là áo lông cừu. Ở Dacaria 13,4 chỉ nói là áo lông thú, không định rõ loại thú nào.

Câu 5, xin xem điệp khúc bài thánh ca Mùa Vong: “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời”

Câu 9-10, Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa (x. Mt 3,1-12; Mc 1,2-6; Lc 3,1-5; Ga 1,19-28)

Câu 11-12, cây mảnh khảnh này là cây sậy (x. Mt 11,7-10; Lc 7,24-30)

Câu 13: tiếng khóc kêu than mong đợi của Dân Chúa trong Mùa Vọng.

Câu 14: Vì sao lạ chỉ Đấng Cứu Thế, xin xem Dân Số 24,17

Câu 15: Người thơ ở đây là Đấng Cứu Thế - ss. Trong bài Ave Maria câu 35, Đấng Cứu Thế được gọi là “Thơ mầu nhiệm”



Câu 16: tình cảnh tội lỗi của nhân loại.

38 Một làng ở cửa biển Quảng Ngãi.

39 Dục Đức Phạm Đình Khiêm, Hàn Mặc Tử La pureté de l’âme, 1974.


Каталог: home -> dulieu -> timhieu
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
timhieu -> Bản tiếng Anh trên trang everystudent

tải về 437.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương