HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM


TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ TÂM LINH



tải về 437.9 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích437.9 Kb.
#19856
1   2   3   4   5   6   7

3. TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ TÂM LINH

1. Từ thiên nhiên đến Thiên Chúa


Nhiều nhà thơ có một cuộc sống hiệp nhất chan hòa với thiên nhiên vũ trụ. Họ chưa cảm nhận được Thiên Chúa nhưng đã say mê với những bóng dáng của Ngài nơi các thụ tạo muôn hình muôn vẻ. Cụ thể như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa hay như Trịnh Công Sơn gần đây. Nếu Trịnh Công Sơn được ơn cảm nhận Thiên Chúa Tuyệt Đối, hẳn chúng ta đã có thêm được những tác phẩm có nội dung như Rabidranath Tagore. Nhà thơ Ấn này trực giác thấy Thiên Chúa Tuyệt Đối Chí Thánh như một vị vua nhân ái và vị chủ nhân đời đời đáng kính mến, và thơ ông toát ra sự hiệp nhất ở mức độ ấy.

Phần HMT, đã được lãnh bí tích thánh tẩy để trở nên con cái Thiên Chúa và ngay từ tấm bé, nhờ học giáo lý Kinh Thánh, đã nhận biết Thiên Chúa đầy yêu thương là Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị phân biệt là Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, khi anh được lôi cuốn vào ơn hiệp nhất với Thiên Chúa, thì ấy không phải là Thiên Chúa của Khổng Tử hay của Tagore nhưng là Thiên Chúa của Kinh Thánh, cũng như Têrêxa Avila.



Trong bài “Quan niệm thơ”, HMT viết: “Người tri kỷ của thi sĩ phải là một bậc cao quý, toàn tài, toàn năng, một Đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết cả mọi sự – Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Thi sĩ chỉ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện. Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra thơ ở thế gian này, nhưng thi sĩ là người khao khát vô tận, cứ nhất định hưởng cái thơ trên mọi cái thơ khác nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ. Cho nên tất cả thi sĩ ở trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời.” (PCĐ-1, tr. 180)

2. Biên thùy huyền học giữa tâm linh và nghệ thuật


Về tương quan giữa thi ca với huyền học tự nhiên cũng như huyền học Kitô giáo, Giáo sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương chia sẻ như sau:

Trong giáo trình về duy thức luận, tôi cũng đi từ tri giác lên tri thức thần hiệp. Khởi sự là tri giác rồi đến tri thức khoa học thực nghiệm, tới trực giác của nhà nghệ sĩ, thần bí tự nhiên ngoại giáo (Hy Lạp, Ấn Độ), cho tới thần bí Kitô giáo.

Đây không đặt vấn đề hơn thua cao thấp, nhưng nếu hỏi ai là người am hiểu được bản chất của vũ trụ hơn, thì theo tôi, cao nhất là các nhà thần hiệp Kitô giáo, rồi đến các nhà thần hiệp ngoài Kitô giáo, tiếp đến là các nghệ sĩ, rồi mới đến các triết gia, các nhà khoa học và thấp nhất là tri giác.

Tâm hồn các bậc thi hào, khi thốt lên tiếng tơ lòng của họ trước cái đẹp, đều nói lên được phần nào bản chất của nhân sinh cũng như của vũ trụ. Họ mon men tới biên thùy của cái biết tự nhiên và cái biết huyền học giữa con người với vũ trụ, với tha nhân, với nhân loại.

Khi được mời tham gia thực hiện cuốn phim đời mình, nhạc sĩ Văn Cao đã xin một cảnh quỳ dưới chân thập giá nhưng người ta không chấp thuận. Cụ bảo: “Nếu tôi không hiểu alleluia nghĩa là gì, thì đã không có bài Làng Tôi”6, nói cách khác, nhạc của cụ chịu ảnh hưởng âm nhạc và đức tin Công giáo.

Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, nhan nhản những hình ảnh rõ là mấp mé biên thùy huyền học. Huy Cận cũng thế. Huống hồ những người như Tagore.

Ngược lại, một cách rất tự nhiên, nhà huyền học (Kitô giáo hoặc ngoài Kitô giáo) luôn có nét của tâm hồn thi sĩ. Như với thánh Phanxicô thì trong cả vũ trụ, hình như nhìn bất cứ vật gì Ngài cũng đều thấy thấp thoáng bóng dáng Chúa Giêsu. Ví dụ thấy tảng đá thì Ngài nghĩ đến Tảng Đá Góc Tường, thấy con sâu bị chà đạp thì Ngài nghĩ đến Chúa Giêsu, được mô tả qua hình ảnh người tôi trung trong Isaia như một con sâu hèn mọn. Theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, đoạn Tin Mừng về Chúa Giêsu và người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11) là một đỉnh cao không những về đạo lý Kitô giáo mà cả về cấu trúc văn chương và nghệ thuật.

Đạo Đức Kinh cũng vừa là một bài thơ vừa đầy tính huyền học. Bát phúc (x. Mt 5,3-11) cũng thế. Sách Isaia và một số sách tiên tri khác trong Cựu Ước đều đầy những bài thơ mang tầm vóc nghệ thuật. Đó là chưa nói tới Thánh vịnh hay Diễm ca…

Nhà thần học Von Ur Balthasar có xu hướng lấy cái đẹp (Mỹ) làm dấu chỉ của Thiên Chúa hơn là cái thật và cái tốt (Chân và Thiện), nhất là nơi Kitô giáo. Về một Thiên Chúa dưới góc nhìn Chân và Thiện, có lẽ các tôn giáo khác và các nền minh triết khác đều đã nhìn thấy. Chỉ riêng Kitô giáo mới đào sâu Thiên Chúa là Tình yêu (x. 1Ga 4,8.16) và là Vẻ Đẹp. Tình yêu gắn liền với cái đẹp. Cả tình yêu lẫn cái đẹp (duyên dáng) đều mang tính cho không, vô vụ lợi.

Tóm lại, tâm hồn nghệ sĩ mon men tới thần bí, và tâm hồn thần bí mon men tới biên giới của nghệ thuật.7

3. Bước tiến nơi các tác phẩm HMT


Có lần Thầy Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương bảo tôi rằng những thiên tài về thi ca nghệ thuật là những người chỉ xây một nửa cây cầu và tạo dịp giúp cho những kẻ hâm mộ họ xây tiếp nối nửa cây cầu còn lại, mỗi người mỗi vẻ khác nhau mà ai cũng có thể “mười phân vẹn mười”. Có người đã tiếp nối bằng nửa cây cầu mang dấu ấn của phân tâm học, có người tiếp một nửa cây cầu mang dấu ấn của Các Mác hay của Nietzsche, còn Thầy Thế Tâm, khi chia sẻ về nét đau và bể khổ, là tiếp nối nửa cây cầu của HMT với những suy niệm của sách Gióp. Hiểu như thế thì bất cứ ai hâm mộ thơ HMT đến độ sâu sắc nào đó đều có thể tiếp nối nửa cây cầu riêng, mang một dấu ấn riêng rất phong phú. Và như thế, bản thân tôi ở đây hình như đang tiếp nối rung động của nhà thơ bằng nửa cây cầu còn lại với dấu ấn của LĐNT. Phải chăng một sự giao duyên nào đó giữa hồn thơ của HMT với hồn tôi đang giúp tôi gần như lại sáng tạo ra một cái gì như là một bức minh họa dáng vóc thi ca của HMT với ngọn bút lông LĐNT.

Vâng, có lẽ HMT chưa đọc LĐNT nhưng chính hồn thơ được sự đau khổ cùng cực đánh lên như một phím đàn vọng lên những tiếng có gì như đồng thanh đồng khí với cái tứ huyền nhiệm của LĐNT.

Với những bài thơ còn lại quá ít của Hàn Mạc Tử, ta không dễ minh họa đầy đủ các chi tiết về hành trình tâm linh của anh. May thay, ta còn giữ được tên các tập thơ của anh và hướng đi chính của các tập ấy. Với 28 tuổi đời, sự nghiệp sáng tác văn thơ của anh trải dài mười năm cuối.

Dựa trên bảng niên biểu Hàn Mạc Tử8 và trình tự giới thiệu Thơ Hàn Mạc Tử9, ta được biết thứ tự các tác phẩm và qua đó cũng có thể thấy được bước tiến rất nhanh của anh trên đường tâm linh (xin đọc từ dưới lên):

6. Tấm linh hồn thanh khiết (1940)

5. Cẩm Châu Duyên và Quần Tiên Hội (1939)

4. Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí (1939)

3. Đau Thương hay Thơ Điên (1938)



1937: Biết rõ mình mắc bệnh phong, cắt đứt thư từ và xa lánh bạn bè.

2. Gái Quê (1936)

1. Thơ đăng báo - Lệ Thanh thi tập (1931-1935)

Đem đối chiếu, ta có:



Khổng Tử

Lâu Đài Nội Tâm

Hàn Mạc Tử




7 - Hiệp nhất trong tình yêu

Tấm linh hồn thanh khiết




6 – Đêm tâm linh

Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội

70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời

5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa

Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí

60: vâng mệnh trời

50: biết mệnh trời

4 – Vui nhận ý Chúa trong hiện tại




40: hòa với khách quan

3 – Ra khỏi mình

Đau Thương

30: có lập trường

2 – Thắng tội nhẹ

Gái Quê

15: học

1 – Thắng tội trọng

Thơ đăng báo - Lệ Thanh thi tập

Chỉ hơn ba năm, bước đường tâm linh của người giáo dân HMT 28 tuổi vượt xa một người 63 tuổi đã kinh qua 7 năm tiểu chủng viện, 8 năm đại chủng viện và gần 35 năm trong tác vụ linh mục, kể cả 7 năm giồi mài tâm linh trong các tu viện Cát Minh.

Có bí mật nào ở đây?

Xin thưa ngay, HMT đã có được bước tiến nhảy vọt không do sáng kiến hay sức riêng của anh nhưng do sức mạnh đào tạo của Thiên Chúa, Đấng ưu ái thanh luyện anh qua khổ đau thể xác và tinh thần; đồng thời cũng do bởi anh đã không hề hẹp hòi tí nào trước những gọt giũa của Ngài.

Bước nhảy vọt để ra khỏi mình không dễ tí nào. Phải nói là nó vượt quá sức người. Những nỗ lực tự nhiên thường không đủ sức thực hiện cuộc nhảy vọt, cần phải có ơn Chúa.

May thay, song song với sự thanh tẩy chủ ý và trước khi mỗi người nỗ lực tự thanh tẩy, chính Thiên Chúa đã có một chương trình giúp người ấy được thanh tẩy để có thể được đưa vào hiệp nhất với Ngài. Ngài thanh tẩy vượt hơn cả điều họ mong chờ. Tựa như người ta nấu chảy quặng, luyện sạch hết những tạp chất để hứng lấy quý kim tinh ròng. Cuộc thanh tẩy này là sáng kiến của Thiên Chúa nên được các tác giả huyền học Kitô giáo gọi là cuộc thanh tẩy thụ động (về phía con người), nổi rõ nơi hai vòng tròn thứ ba và thứ sáu của đường vào nội tâm.

Trên lộ trình tâm linh, bước nhảy vọt ở giai đoạn ba rất quan trọng, mang tính quyết định, tựa như thách đố vượt Vũ môn trong truyền thuyết cá hóa rồng. “Theo truyền thuyết, ở thượng lưu sông Hoàng Hà bên Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa; khi vua Vũ nhà Hạ trị thuỷ, đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ môn [cửa vua Vũ]. Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thi vượt Vũ môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng. Từ đó, cửa Vũ thường được chỉ chốn trường thi và ai thi đỗ được ví như cá vượt qua Vũ môn.” (http://tudien.xalo.vn).



Каталог: home -> dulieu -> timhieu
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
timhieu -> Bản tiếng Anh trên trang everystudent

tải về 437.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương