HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM



tải về 437.9 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích437.9 Kb.
#19856
1   2   3   4   5   6   7

1. ĐƯỜNG VÀO NỘI TÂM


Trước hết xin trình bày giáo huấn về ơn hiệp nhất theo Thánh nữ Têrêxa Avila.

Thánh nữ Têrêxa Avila hay Têrêxa Chúa Giêsu (1515-1582), người Tây Ban Nha, là nữ tu Cát Minh. Khi 7 tuổi đã được ơn yêu mến Chúa đến độ rủ người anh trốn nhà tìm đường chịu tử vì đạo, bởi vì muốn “chết để được thấy Chúa”. Đến 14 tuổi, mồ côi mẹ, cô quên lãng tình Chúa, chạy theo tình đời phù phiếm. Ông bố buộc lòng phải gởi con vào nội trú trường các nữ tu. 17 tuổi, cô bị bệnh kỳ lạ. Cô được soi sáng nhờ vài quyển sách về tâm linh và có dịp đào sâu kinh nghiệm. Khỏi bệnh, trốn bố vào Dòng sống đời tu Cát Minh. Ít lâu sau, bệnh tái phát, ngày càng nặng, tưởng chết, sắp đưa vào quan tài thì tỉnh dậy. Chị nhiều lần được ơn xuất thần, nhìn thấy Chúa. Thế nhưng cuộc sống tu viện ở đó không đủ nghiêm túc, chị lại phai nhạt tình Chúa, chạy theo tình đời. Chúa Giêsu xuất hiện, đứng sau lưng người đàn ông, nghiêm khắc nhìn chị. Chị hoàn toàn được ơn đổi mới đời sống. Chị xin phép Bề Trên thực hiện cuộc cải cách đời tu và lập ra Dòng Cát Minh Têrêxa ngày nay. Tác phẩm: Đời Tôi3, Đường Hoàn Thiện, Ký Sự Lập Các Đan Viện, Lâu Đài Nội Tâm (1577), những bài thơ và nhiều thư tín.

Lâu Đài Nội Tâm: Năm 62 tuổi, tác giả được yêu cầu viết thêm về việc cầu nguyện. Bà đã dựa theo một thị kiến để viết nên quyển này. Bà nhìn thấy các mức độ linh hồn tín hữu được ở với Thiên Chúa như những dãy cư xá nhiều tầng nhiều lớp trong một lâu đài hình quả cầu. Bên ngoài quả cầu là tăm tối với đủ thứ rắn rít và muông thú hung dữ. Bên trong là bình an. Tại tâm điểm, chính Thiên Chúa vinh quang cao cả và đầy yêu thương ngự trị. Càng vào sâu, ta càng được gần Thiên Chúa. Càng vào những dãy bên trong, các phòng ốc càng được vinh quang Thiên Chúa từ tâm điểm tỏa ra chiếu sáng. Mỗi người đều được mời gọi tiến vào gặp gỡ và sống thân mật (hiệp nhất) với Thiên Chúa tại tâm điểm lòng mình. Trên mỗi thời điểm của hành trình cuộc sống, mỗi chúng ta ở tại một mức độ nào đó trong lâu đài hiệp nhất. Nếu chạy theo thụ tạo, không quan tâm tới Thiên Chúa, ta có thể lọt ra bên ngoài tòa lâu đài. Lúc ấy dù Thiên Chúa vẫn ở trong sâu thẳm lòng ta, ta không hưởng được sự thân mật với Ngài.

Tác phẩm LĐNT là sách giáo khoa dạy đàng tâm linh, cụ thể là đời sống cầu nguyện cao độ, viết cho các đan nữ chiêm niệm. Để độc giả dễ hình dung, tôi xin trình bày giản lược, gần như phiến diện. Độc giả nào quan tâm, có thể có thể tìm đọc chính văn của LĐNT. Tình trạng hiệp nhất giữa Thiên Chúa và linh hồn được tác giả mô tả như một tòa lâu đài có bảy lớp cư xá4 hay bảy mức độ ở lại. Cửa vào lâu đài là sự cầu nguyện, đem lại mức độ ở lại thứ nhất, mức độ này đòi phải vượt thắng các tội trọng; mức độ thứ hai đòi phải vượt thắng các tội nhẹ; mức độ thứ ba đòi phải bỏ mình và ra khỏi chính mình (thoát khỏi chủ quan, không tự hào về sự hoàn thiện luân lý). Mức độ thứ tư là đón nhận hiện tại, chu toàn bổn phận với lòng yêu mến. Cả hai mức độ ba và tư là nhịp cầu để tiến vào những mức độ sâu xa hơn: Hiệp nhất cùng một lòng một ý với Chúa (mức độ thứ năm), nên giống Chúa Kitô trong thử thách đau thương (mức độ thứ sáu) và hiệp nhất trọn vẹn với Thiên Chúa (mức độ thứ bảy).



7 - Hiệp nhất trong tình yêu

6 – Đêm tâm linh

5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa

4 – Ra khỏi mình - Vui nhận ý Chúa trong hiện tại

3 – Hoàn thiện luân lý (nguy cơ chủ quan)

2 – Thắng tội nhẹ

1 – Thắng tội trọng

Ta có thể hình dung lộ trình ấy như những vòng tròn đồng tâm có cửa từ ngoài vào trong, hoặc thành đường xoắn ốc của hoàng thành Cổ Loa hoặc, hướng về hôn lễ tâm linh giữa Thiên Chúa và linh hồn, cũng có thể hình dung đó như những vành khăn của cô dâu và chú rể trong ngày cưới.



Trên 7 vòng tiến của đường vào nội tâm, chính Thiên Chúa đích thân hành động và mời gọi con người hưởng ứng hành động của Ngài. Mỗi người vừa được mời gọi vươn lên vừa được Thiên Chúa kéo lên. Cùng lúc, vừa có công cuộc của Thiên Chúa vừa có nỗ lực của con người.


2. NÉT ĐỒNG DẠNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ CHIÊM NIỆM


Quyển Lâu Đài Nội Tâm là sách giáo khoa dạy kinh nghiệm cầu nguyện sâu xa cho các nữ đan sĩ. Tác giả là một nữ đan sĩ đã miệt mài hoạt động lo thiết lập các đan viện Cát Minh cải tổ. Khi trình bày về những người bị dừng lại ở dãy cư xá thứ ba, tác giả minh họa bằng hai nhân vật ngoài đời. Chi tiết này cho thấy, trong mắt tác giả, quyển sách không dành riêng cho các nữ đan sĩ nhưng chung cho mọi tín hữu muốn tiến bước trên đường tâm linh, không phân biệt nam nữ, già trẻ, chiêm niệm hay hoạt động. Để dễ hiểu, ta hãy đi từ kinh nghiệm thuần nhân loại của Đức Khổng Tử.

1. KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ


Đức Khổng Tử (551-479 tcn) đã kể lại những bước tiến của mình như sau: “Ta mười lăm tuổi đã để chí vào việc học; ba mươi, đã vững; bốn mươi, chẳng còn nghi hoặc; năm mươi, biết mệnh Trời; sáu mươi, vâng theo mệnh Trời; bảy mươi, tâm ta có muốn điều gì cũng chẳng hề sái phép.” (Ngô thập hựu ngũ, nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri Thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tòng tâm, sở dục bất du củ) 5.

70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời

60: vâng mệnh trời

50: biết mệnh trời

40: hòa với khách quan

30: có lập trường

15: học

Đức Khổng Tử đã có một cái nhìn nào đó về Thiên Chúa. Ông đón nhận mệnh Trời cách bình an (ở tuổi 50 và 60) và đã đạt tới chỗ đồng cảm với ý Trời (tuổi 70). Tuy nhiên, khi viết lời ấy có thể Đức Khổng Tử chưa biết đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong yêu thương hạnh phúc. Cũng có thể rằng ông đã được ơn hiệp nhất này nhưng vì sợ làm rối lòng người nghe, chưa đủ sức hiểu nổi, nên ông không nói ra. Khi lập ngôn, ông cân nhắc từng chữ, phần không nói mênh mông gấp bội phần nói ra, ta khó đoán được.






7 – Hiệp nhất trong tình yêu




6 – Đêm tâm linh

70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời



5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa

60: vâng mệnh trời

50: biết mệnh trời




4 – Vui nhận ý Chúa trong hiện tại

40: hòa với khách quan


3 – Ra khỏi mình

30: có lập trường


2 – Thắng tội nhẹ

15: học

1 – Thắng tội trọng

Khoảng trống ở hai ô trên cùng phía Đức Khổng Tử cho thấy sự khác biệt nơi cái nhìn của hai bên về Thiên Chúa. Với kinh nghiệm chia sẻ trên đây, Đức Khổng Tử chỉ mới trực giác thấy một Thiên Chúa có ngôi vị đang điều hành vũ trụ. Do đó sự hiệp nhất ông vươn tới với Ngài là hiệp nhất trong một lòng muốn. Chia sẻ cùng một ý muốn với Thiên Chúa, ông trở thành bậc thầy của muôn đời, thành một nhà giáo vĩ đại chứ không thể là nhà thơ. Còn Thánh nữ Têrêxa Avila đã được ơn nhận biết Thiên Chúa của Kinh Thánh, Đấng yêu nhân loại và mỗi người chúng ta hơn cha mẹ yêu con (x. Is 49,15), hơn chồng yêu vợ (x. Hs cc. 1-3), cho nên còn được lôi kéo vào ơn hiệp nhất với Thiên Chúa trong tình yêu và đã là một nhà thơ của Giáo hội Công giáo.

Để tiến vào hiệp nhất, cần biết có tiếng gọi hiệp nhất. Nho Giáo chỉ mới biết đến sự đồng cảm (thiên nhân tương dữ) giữa trời và người nhưng chưa biết đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Sự hiệp nhất với Thiên Chúa không chỉ ở đời sau, trong cõi đời đời, mà đã khởi sự ngay ở đời này: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,4-5). “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). “Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một” (Ga 17,23)

Ơn hiệp nhất với Thiên Chúa chí thánh cũng đòi thụ tạo phải được gội sạch hết mọi bất toàn, bất xứng. Hiểu như thế, những vòng tròn nội tâm tiến vào hiệp nhất với Thiên Chúa cũng là những đợt thanh tẩy từ ngoài vào trong, càng lúc càng triệt để.

Đức Khổng Tử mỗi ngày xét mình ba lần để tự thanh luyện mình. Nỗ lực thanh tẩy chủ động (tự nguyện) đã giúp ông đạt tới một trong những đỉnh cao nhất mà sức người có thể đạt tới.



Каталог: home -> dulieu -> timhieu
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
timhieu -> Bản tiếng Anh trên trang everystudent

tải về 437.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương