Hội thảo quốc tế việt nam họC


Vài nét về hương ước làng và làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng



tải về 6.05 Mb.
trang24/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   99
1. Vài nét về hương ước làng và làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt, từ lâu mang dấu ấn văn hoá Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, đến thế kỷ XVII là sự du nhập của Công giáo. Do sự hiện diện của các tôn giáo này ở vùng đồng bằng sông Hồng nên hương ước nơi đây dành một phần đáng kể quy định về thực hành nghi lễ tôn giáo. Nội dung các hương ước khu vực này phần nào phản ánh sự đa dạng trong đời sống tôn giáo ở mỗi làng quê. Việc lập ra các bản hương ước với mục đích giáo dục người dân trong làng sống có văn hoá hơn, có trách nhiệm hơn, tự điều chỉnh những hành vi của mình. Đồng thời để chỉnh sửa lại phong tục của làng cho hợp với tiến trình phát triển của xã hội thì những thói tục tốt được giữ lại, lệ tục xấu bị loại bỏ. Điều quan trọng là nếu hương ước đã được lập rồi thì quan và dân phải tuân theo ý thức, thường xuyên thực hành theo những quy định đã nêu trong hương ước. Nội dung hương ước làng bao gồm hai phần chính: phần chính trị (hương chính)phần phong tục (hương ẩm)46. Làng Công giáo được hình thành trên cơ sở của làng Việt, bởi vậy, hương ước làng Công giáo cũng có những quy định như hương ước của các làng Việt. Trước khi khảo cứu về các bản hương ước làng Công giáo, chúng tôi xin điểm qua vài nét về làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam47. Trong quá trình truyền giáo, các giáo sỹ đã lồng hệ thống tổ chức giáo hội vào trong tổ chức làng xã Việt Nam, từ đó hình thành nên các xứ đạo, họ đạo - tổ chức giáo hội Công giáo cơ sở. Theo Nguyễn Phú Lợi, quá trình hình thành xứ đạo, họ đạo diễn ra không giống nhau qua các thời kỳ. Trong giai đoạn đầu khi Công giáo mới du nhập vào Việt Nam, theo chân các nhà truyền giáo, ở một số vùng xuất hiện các “điểm giáo”. Các điểm giáo ban đầu thường ở trong các làng xã ven biển. Mỗi điểm giáo chỉ có vài ba gia đình... Khi số tín đồ đông lên mới lập ra các nhà riêng còn gọi là nhà giáo hay họ giáo để dạy kinh bổn cho tân tòng và là nơi cầu nguyện, trên cơ sở ấy, họ đạo ra đời, nhiều họ đạo lập thành một xứ đạo48, từ đó tạo nên làng Công giáo.

Khi đề cập đến vấn đề này, Đặng Chí San nhận xét: “Kitô giáo đến Việt Nam cũng không thể khác hơn, cách nào đó, Kitô giáo đã rất hội nhập văn hoá, bị hội nhập văn hoá. Ngay bất cứ khi nào được bình yên, lập tức, Kitô hữu Việt Nam liền trở về, quy tụ lại thành làng, tổ chức thành “giáo xứ làng”. Giáo hội Việt Nam là các giáo xứ làng cộng lại. Và hơn nữa, nhiều yếu tố làng đã được củng cố chắc chắn bền bỉ hơn trong các giáo xứ làng Kitô... Đình làng đã trở thành Nhà thờ. Thành hoàng (Thần làng) trở thành vị thánh bổn mạng”49.

Việc tạo ra làng Công giáo (xứ đạo, họ đạo) toàn tòng của các thừa sai để lo cho tín đồ có điều kiện giữ đạo, nhưng quan trọng hơn chính là muốn tạo những đơn nguyên Công giáo. Sau cùng, nếu có điều kiện thì sẽ Công giáo hoá Việt Nam, biến làng Việt thành một công xã riêng. Về vấn đề này, Trần Tam Tỉnh viết: “Ngoại trừ các cụm nhà thành thị, dân chúng sống lẫn lộn, người Công giáo thường tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi luỹ tre. Bị đóng khung và được đoàn ngũ hoá bởi hàng giáo sỹ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi Cha xứ kêu họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo hội chính thức phê chuẩn”50.

Như vậy, làng Công giáo là sản phẩm của quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Loại hình sản phẩm này mang trên mình hai yếu tố: yếu tố làng Việtyếu tố tôn giáo. Yếu tố làng Việt bao hàm thiết chế chính trị, kinh tế, văn hoá. Yếu tố tôn giáo chính là đạo Công giáo và kèm theo nó là văn hoá Phương Tây, nhưng ít nhiều được cải biên, vay mượn văn hoá làng Việt cho phù hợp với tâm thức người Việt51. Làng Công giáo có hai loại: làng Công giáo toàn tòng (chỉ có giáo dân) và làng lương - giáo (cả dân lương và dân giáo, dân gian quen gọi là làng xôi đỗ).

Những lễ nghi Công giáo mà bài viết đề cập được phản ánh trong phần thứ hai - hương ẩm - của các văn bản hương ước làng Công giáo đó là các lễ nghi được diễn ra trong năm, trong đó việc phụng sự Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của giáo dân là quan trọng nhất.

Hương ước làng Công giáo có nội dung phản ánh hệ thống thờ tự, phụng sự của người dân trong hệ thống làng Công giáo. Theo đó, có thể thấy, việc tôn thờ các vị thánh thần của từng làng Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, đồng thời đáp ứng mục đích về kinh tế - xã hội của các tổ chức thiết chế đó thông qua các ngày lễ của làng. Đó là sự hoà nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện đại trong làng quê Việt Nam, tuy hai mà một. Mặc dù sống chung một làng, nhưng các lễ nghi thờ tự hay phụng sự của bên nào, bên ấy chuẩn bị, tất cả được quy định rõ trong hương ước làng. Ví dụ, từ Điều 119 đến Điều 124, Hương ước làng Thượng Lao (Nam Định) quy định: "Làng ta có 6 biểu, 5 biểu giáo và 1 biểu lương… giáo dân thì có nhà thờ riêng của giáo mà lương thì có đền. Đền về đàng lương thời tộc biểu lương làm thủ từ, còn nhà thờ của giáo thì đã có trùm tộc của giáo trông coi. Đến như sóc vọng ở đền thời biểu lương sửa lễ… dân đi giáo có các ngày lễ theo lịch tây và lịch đạo"52.

Trong hơn 40 bản hương ước làng Công giáo mà chúng tôi tìm hiểu, số hương ước làng Công giáo toàn tòng chiếm số lượng không nhiều (16 bản). Tuy nhiên, không phải văn bản hương ước nào cũng quy định cụ thể về đời sống tôn giáo của Công giáo. Trong 16 bản hương ước làng Công giáo toàn tòng, chỉ có hương ước làng Hạ Linh (Nam Định) không đề cập số lượng ngày lễ trong năm mà chỉ ghi: "Làng ta toàn tòng giáo, vậy các sự tế lễ thuộc đức linh mục làm cả"53.

Như vậy, có thể thấy, nội dung hương ước các làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là những quy ước trong phần hương ẩm, đều dựa theo những tục lệ riêng để vừa phù hợp với lệ làng, vừa phản ánh được đời sống tôn giáo của tín đồ. Theo Nguyễn Hồng Dương, khoảng giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn áp dụng chính sách cấm đạo. Dưới thời Tự Đức, một trong những biện pháp để thực hiện chính sách đó là phân tháp giáo dân vào các làng lương nhằm xoá bỏ làng Công giáo và quản thúc người Công giáo. Đây là thời kỳ các làng Công giáo bị xé lẻ và pha trộn vào các làng lương. Do vậy, hương ước các làng xã được lập vào thời kỳ này không thấy đề cập các nội dung liên quan đến Công giáo… Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những làng Công giáo mới được hình thành và hương ước của các làng đó mới có nội dung đặc thù của Công giáo54.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương