Hội thảo quốc tế việt nam họC


Các lễ nghi Công giáo qua hương ước



tải về 6.05 Mb.
trang25/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   99
2. Các lễ nghi Công giáo qua hương ước

Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mỗi làng Công giáo đều thực hiện những lễ chính (lễ trọng) sau đây: Lễ Sinh nhật (Lễ Nô-en), Lễ Phục sinh, Lễ Đức Chúa Giêsu lên trời và Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (đương thời, nhiều hương ước ghi là Lễ Đức Chúa Phiritôsangtô hiện xuống). Đó là 4 ngày lễ liên quan đến Thiên Chúa Ba Ngôi được Kitô hữu gọi là Tứ Quý. Về sau, người ta đưa thêm Lễ Đức Bà hồn và xác lên trời gọi là Ngũ Quý55. Theo Nguyễn Thanh Xuân, người Công giáo Việt Nam thực hành 6 lễ trọng trong năm: 5 ngày lễ trọng kể trên và Lễ Các Thánh, diễn ra vào ngày 1/11. Sáu lễ trọng và lễ chủ nhật hằng tuần là các "lễ buộc" đối với tất cả tín đồ Công giáo56.

Ngoài các ngày lễ chính, người Công giáo còn thực hiện một số ngày lễ khác như Lễ Santi, Lễ Rosario, Lễ Các Thánh kỳ hồn, Lễ Ba vua, Lễ Thánh Quan thày, Lễ Đức Thánh Mẫu - Mẹ Maria, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ Tiến hoa (Rước hoa), Lễ Tiên nhân… Các lễ nghi cũng được chia thành từng tháng, từng mùa trong năm: tháng 3 Kính Thánh Giuse, tháng 5 là Tháng hoa Đức Mẹ Maria, tháng 6 Kính Trái tim Chúa Giêsu, tháng 8 có Lễ Đức Bà Maria hồn và xác lên trời, tháng 10 là tháng Mân Côi Đức Mẹ, tháng 11 Lễ Các Thánh, tháng 4 Lễ Phục sinh.

Những thánh lễ trên được tổ chức vào ba mùa sinh hoạt chính trong năm: Mùa chay, Mùa vọng, Mùa thường niên. Mùa chay (còn gọi là Mùa thương khó) từ Lễ Tro đến Lễ Thứ 5 Tuần Thánh. Mùa vọng từ ngày 30/11 đến Lễ Giáng sinh (ngày 25/12). Đây cũng là thời điểm kết thúc một mùa phụng vụ, bắt đầu năm phụng vụ mới. Mùa thường niên là những thời gian còn lại trong năm57.

Xưng tội, chịu lễ là việc làm bắt buộc đối với tín đồ Công giáo. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hương ước làng Công giáo có những điều mục quy định về việc làng tổ chức cho giáo dân thực hiện việc xưng tội và chịu phép Mình Thánh Chúa (chịu lễ) được gọi là kỳ làm phúc hay tuần làm phúc. Hương ước một số làng Công giáo có ghi chép về hoạt động này. Chẳng hạn, Hương ước làng Vĩnh Trụ (Hà Nam), Điều 8, ghi: "Lễ ở nhà thờ, tháng 2 và tháng 8, các đấng về làm phúc cho họ đạo. Hai kỳ này chi tiêu sắm sửa ở nhà thờ cộng là 33đ,00. Việc này do người trưởng giáp liệu tiền công quỹ ra mà tiêu"58.

Lễ hội làng ở các làng Công giáo thường được tổ chức vào ngày lễ Thánh Quan thày, Nguyễn Hồng Dương cho rằng: "Lễ kỷ niệm thánh quan thày xứ đạo - Một hình thức hội làng Công giáo"59. Hương ước nhiều làng Công giáo quy định những ngày lễ quan thày là ngày lễ trọng của làng. Ví dụ, Điều 94, hương ước ấp Thuỷ Nhai (Nam Định) quy định: "Hằng năm cứ ngày 12 tháng 9 tây lại mở Lễ Thánh Quan Thày long trọng thì phải phí tổn và tiền lễ thì làng sự sổ công liệu trích tiền công quỹ là 30đ,00 để chi phí việc lễ ấy cho long trọng. Và làng có lệ mồng 2 tháng Giêng ta có lệ Nguyên đán khai cổ thì đã có sổ công tiêu hàng xã dự"60.

Ngoài các lễ trên ra, các làng Công giáo còn tổ chức những ngày lễ khác như Lễ Hạ điền (còn gọi là Lễ Cầu mùa), Lễ Nguyên đán, Lễ Tiên nhân để cầu mong mùa màng bội thu.

Lễ Hạ điền, Hương ước làng Mỹ Đình (Thái Bình), Điều 28, ghi rõ: "Hằng năm cứ đến ngày 29 Juin (tháng 6), đồng dân tề tựu tại nhà thờ xem lễ cầu nguyện cho được mùa rồi bắt đầu cấy tục gọi là hạ điền"61.

Nghi lễ đón Tết Nguyên đán của Công giáo Việt Nam cũng mang những nét đặc thù. Trong một Thư chung gửi bổn đạo Địa phận Tây Đàng Ngoài (trong đó có Hà Nội) ngày 8/5/1805, Giám mục Địa phận có đề cập đến ngày Tết Nguyên đán của giáo dân. Nội dung Thư chung cho biết, ngày tết là dịp anh em họ hàng đi thăm nhau, mừng tuổi nhau, ăn uống cùng nhau. Đấy là những phong tục tốt lành. Do vậy, với giáo dân, việc thảo kính cha mẹ tổ tiên và sinh ích cho linh hồn người là những việc làm phúc đức… ở Địa phận Phát Diệm, xứ đạo Lưu Phương đón ba ngày tết với nội dung: mùng một cầu cho Đức Chúa Cha, mùng hai cầu cho Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mùng ba cầu cho ông bà tổ tiên62. Điều 119, Hương ước làng Phú Nhai (Nam Định) còn quy định: "Làng ta có dụ trong sổ công tiêu về các tết Nguyên đán, Thường tân, Đoan ngọ, mỗi tiết là 5đ,00 để sửa lễ, huynh thứ thưởng tiết"63.

Lễ Tiên nhân (cầu cho những người lập làng), Hương ước làng Lưu Phương (Ninh Bình), Điều 72, quy định: "Giáo dân Thánh điện ba toà các tiết lễ xin kê : Lễ Phục sinh, Lễ Santi, Lễ tiên nhân, Lễ Thánh sử ba họ…"64. Hoặc Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) quy định trong Điều 26 như sau: "Làng toàn Công giáo có một ngôi nhà thờ và 4 nhà nguyện của 4 giáp… Tại nhà thờ chính: Lễ cầu cho tiên nhân làng, 3đ,00, Lễ Thánh Quan thày, 3đ,00”65.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương