Hội thảo quốc tế việt nam họC


Giá trị nguồn sử liệu hiện vật trong kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu về Việt Nam



tải về 6.05 Mb.
trang22/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   99
2. Giá trị nguồn sử liệu hiện vật trong kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu về Việt Nam

Kho cơ sở của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi lưu giữ các loại hiện vật, tài liệu gốc có giá trị chân thật, nhiều hình ảnh quý hiếm phản ánh mọi khía cạnh lịch sử cận hiện đại Việt Nam từ năm 1858 đến nay. Các hiện vật, tài liệu, hình ảnh được phân loại, lưu giữ trong các kho theo các chất liệu và theo các chuyên đề của Bảo tàng. Những hiện vật, tài liệu và những bộ sưu tập hiện vật quý hiếm có giá trị và thông tin cao trong kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã phản ánh được nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử cận, hiện đại Việt Nam. Đó là những hiện vật, tư liệu về quá trình xâm lược Việt Nam bằng quân sự của chủ nghĩa tư bản Pháp; các phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân Việt Nam; vai trò tổ chức, lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của nhân dân Việt Nam; các hiện vật về sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của chính quyền thống trị; về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền còn non trẻ đã phải đối phó với nhiều khó khăn, trong đó có giặc đói, giặc dốt và nhất là giặc ngoại xâm. Cũng trong thời điểm đất nước Việt Nam bị đế quốc bao vây, thực dân Pháp trở lại xâm lược và nhiều lực lượng phá hoại, tình hình cực kỳ khó khăn phức tạp, Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng nhiều sách lược mềm dẻo để giải quyết thù trong giặc ngoài, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp. Tất cả những nội dung ấy được thể hiện rất rõ và tương đối đầy đủ trong các sưu tập tư liệu, hiện vật, hình ảnh hiện đang lưu giữ tại kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Đối với cuộc kháng chiến chín năm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trong kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ không ít những sưu tập hiện vật, hình ảnh phong phú về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và chính phủ Việt Nam; về sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước và sự ủng hộ, sẻ chia khó khăn của các bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, anh dũng của nhân dân Việt Nam.

Miền Bắc Việt Nam bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước khôi phục, phát triển sản xuất nhằm dần dần ổn định kinh tế, xã hội, một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 trở vào vẫn tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc. Nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh mang tính lịch sử, thời sự đã phần nào nói lên sự chi viện của miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng. Sức mạnh tổng hợp của nhân dân cả nước đã làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam,
thủ tiêu chế độ bù nhìn, tay sai, làm nên cuộc Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, nhân dân cả nước cùng chung sức xây dựng xã hội mới và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên cương Tổ quốc. Các hiện vật, tài liệu, hình ảnh hiện có tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có thể nêu bật được những kết quả bước đầu của nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng một xã hội giàu, mạnh dân chủ và văn minh.

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bước vào thời kỳ Đổi mới, các sưu tập hiện vật hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng Việt Nam đã phản ánh được các thành tựu của đất nước sau 20 năm thực hiện Đổi mới. Đó là hàng trăm hiện vật về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, về tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu, các sưu tập hiện vật về đường dây 500KV, sưu tập hiện vật về dầu khí Việt Nam và nhiều hiện vật, tư liệu phản ánh các thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao… Ngoài ra, để nghiên cứu về xã hội Việt Nam giai đoạn trước thời kỳ Đổi mới, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ một sưu tập gồm hàng trăm hiện vật, tài liệu về thời kỳ bao cấp đầy gian khó của nhân dân Việt Nam trước năm 1986. Trong đó, trước tiên phải kể đến sưu tập tem phiếu mua lương thực, thực phẩm, các loại sổ cung cấp hàng tiêu dùng cho người dân, một số đồ dùng của người dân Việt Nam trong những năm bao cấp…

Nhìn chung, với các sưu tập hiện vật đang được lưu giữ, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã góp phần bảo tồn những di sản lịch sử - văn hoá của dân tộc, một kho tàng lịch sử văn hoá vô giá, trong đó có những sưu tập hiện vật thực sự có giá trị cao, độc nhất vô nhị. Tiêu biểu là một số sưu tập hiện vật, tài liệu, hình ảnh như: sưu tập hiện vật, tư liệu về quá trình vận động thành lập Đảng (có 292 hiện vật gốc, 95 ảnh liên quan đến chủ đề này); sưu tập hiện vật, tài liệu, hình ảnh về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (có hơn 1.500 hiện vật gốc và hơn 300 hình ảnh); sưu tập hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cuộc kháng chiến 30 năm chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc (có hàng nghìn hiện vật, tài liệu gốc và hàng trăm các bức ảnh tư liệu lịch sử có giá trị); sưu tập truyền đơn bí mật; sưu tập báo chí cách mạng… Mỗi khi nhắc đến hiện vật quý hiếm trong kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam không thể không nhắc đến các hiện vật độc nhất vô nhị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như: bản thảo viết tay tập thơ Nhật ký trong tù; bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; cuốn sách Đường Kách Mệnh; bút tích Công việc khẩn cấp lúc bấy giờ; sách Lịch sử nước ta xuất bản năm 1942…; hoặc Bản Luận cương chính trị do Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên soạn thảo... Các nhóm hiện vật là đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày được nhân dân sử dụng làm vũ khí chiến đấu, nuôi giấu, chở che, bảo vệ cán bộ cách mạng. Kỷ vật của các nhà cách mạng tiền bối; kỷ vật của những người anh hùng, nhóm ảnh tư liệu về chiến đấu, lao động, sinh hoạt của nhân dân trong chiến tranh...

Tuy nhiên, phong phú hơn cả là các hiện vật thuộc loại hình văn bản, có hàng trăm bản thảo viết tay hoặc tự đánh máy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc những cuốn sách của các nhà lãnh đạo phong trào cách mạng lúc bấy giờ, như: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn... được xuất bản trong thời kỳ hoạt động bí mật. Hàng trăm trang tư liệu là các cương lĩnh, văn kiện của Đảng, hàng trăm tờ truyền đơn bí mật bao gồm hàng trăm truyền đơn được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau, bằng nhiều loại mực khác nhau và lưu hành bí mật trước năm 1945. Ngoài ra, còn có hàng ngàn số báo cách mạng lưu hành bí mật, hoặc công khai, cùng nhiều tờ báo của các địa phương trong cả nước đã ra đời để kêu gọi cổ vũ nhân dân đứng lên giành độc lập. Trong đó phải kể đến nhiều tờ báo như: Báo Cờ Giải Phóng, báo Dân Chúng, báo Kèn Gọi Lính, báo Xung phong... Đặc biệt là bộ sưu tập báo Việt Nam độc lập xuất bản bí mật tại Cao Bằng. Số đầu tiên ra ngày 1/8/1941 và xuất bản cho đến ngày 15/12/1945 với 135 số. Hiện nay, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn lưu giữ được 123 số và ba bản phụ chương. Đây là tờ báo do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập trong thời gian hoạt động bí mật tại Cao Bằng. Người đã trực tiếp chỉ đạo, duyệt bài, có khi làm cả nhiệm vụ đi lấy tin và in báo. Từ tháng 8/1941 đến tháng 8/1942, hầu như số báo nào cũng có bài của Người kèm theo những tranh minh hoạ do chính Người vẽ. Các bài viết trong báo Việt Nam Độc lập thường ngắn gọn, có nhiều văn vần, lời văn giản dị, hay dùng những lời nói hình ảnh của dân tộc miền núi, có hình vẽ minh hoạ. Các vấn đề đều được giới thiệu từ xa đến gần, từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến khái quát, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với quảng đại quần chúng nhân dân. Báo thường xuyên có những bài phân tích sâu sắc nhạy bén về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng, giúp cho cán bộ nghiên cứu và nhân dân ta hiểu đúng và hành động đúng với chủ trương của Đảng. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, báo Việt Nam độc lập đã góp phần to lớn vào việc tuyên truyền quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng ở Cao Bằng, Lạng Sơn và các tỉnh thuộc khu giải phóng Việt Bắc.

Bên cạnh các hiện vật, hình ảnh, tư liệu lịch sử, trong kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện còn đang lưu giữ một sưu tập trên 1.000 bức tranh cổ động chính trị được sáng tác và lưu hành trong các thời kỳ khác nhau từ năm 1947 đến nay. Với nội dung phong phú, hình thức, màu sắc và bút pháp thể hiện đa dạng, bộ sưu tập tranh cổ động của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nguồn sử liệu quan trọng để các nhà Việt Nam học nghiên cứu về lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, trong kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn có một bộ sưu tập quý khác, đó là sưu tập cờ với hơn 200 lá cờ chứa đựng một lượng thông tin lịch sử to lớn, là bằng chứng sinh động, cụ thể về những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong chặng đường lịch sử cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong bộ sưu tập này có nhiều cờ Đảng, cờ Tổ quốc là chứng tích cho nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, như: những cờ Đảng xuất hiện trước năm 1945; cờ Tổ quốc trong buổi lễ thành lập Mặt trận Việt Minh năm 1941; cờ treo trong cuộc họp bàn kế hoạch Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại căn cứ địa Tân Trào lịch sử; các lá cờ tham gia tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945... Đặc biệt có lá cờ đỏ sao vàng thêu kim tuyến được cắm trên nóc xe ô tô của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sang thăm nước Pháp năm 1946 với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Rồi đến lá cờ của các đơn vị cảm tử quân Hà Nội, Sài Gòn năm 1946. Các lá cờ là những phần thưởng cho các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được những thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Trong sưu tập này còn có một số lượng không nhỏ cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền mam Việt Nam đã dùng trong các trận đánh giải phóng Miền Nam; cờ Tổ quốc của đồng bào sống trong vùng kìm kẹp của kẻ thù vẫn giữ gìn để hướng lòng tin vào ngày thắng lợi của cách mạng. Những chiến sỹ cách mạng bị sa vào tay giặc, bị giam cầm trong nhà tù đế quốc đã tự làm cờ Tổ quốc từ mảnh áo của mình để tỏ lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng, với nhân dân. Bộ sưu tập còn có những lá cờ Tổ quốc của Việt kiều ở nước ngoài đã gìn giữ và ngày đêm hướng về Tổ quốc thân yêu. Và rồi đến lá cờ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tung bay tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 21/8/1977 đã khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn có bộ sưu tập hiện vật tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới tặng Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Đây là một sưu tập hiện vật nguyên gốc, quý hiếm làm bằng nhiều chất liệu khác nhau bao gồm gần 10.000 hiện vật. Các hiện vật của sưu tập không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó, keo sơn giữa nhân dân với Đảng, với những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, mà còn cho chúng ta thấy được tình cảm to lớn của bạn bè thế giới, tình hữu nghị, sự ủng hộ, giúp đỡ lớn lao của nhân dân các nước anh em đối với nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bên cạnh đó, các hiện vật của sưu tập còn cho chúng ta biết được phần nào trình độ kỹ thuật qua từng thời kỳ, những đặc điểm về địa lý, bản sắc văn hoá từng khu vực trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, những tặng phẩm mà bạn bè quốc tế gửi tặng các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với nền văn hoá thế giới.

Trải qua gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm được một số lượng hiện vật lớn với những giá trị lịch sử, văn hoá nguyên gốc và đang được bảo quản, gìn giữ trong những điều kiện tốt nhất. Có thể nói, tần số khai thác, sử dụng các tư liệu hiện vật ở hệ thống các kho bảo quản của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam phục vụ cho các hoạt động triển lãm, nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật, điện ảnh... là rất cao. Trong những thập kỷ gần đây, có đến hàng chục ngàn lượt hiện vật, tư liệu, hình ảnh được xuất ra khỏi kho để phục vụ nghiên cứu, sao chụp, phục chế cho trên 50 bảo tàng địa phương và các bảo tàng chuyên ngành trong cả nước. Hàng trăm nghiên cứu sinh, sinh viên đã đến khai thác tư liệu trong kho của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ và Cử nhân. Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước được công bố đã sử dụng chủ yếu tư liệu gốc từ các kho hiện vật của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng các nhà khoa học nước ngoài đến khai thác và nghiên cứu tại kho hiện vật của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam ngày càng đông hơn. Nhiều nhà sử học Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Đức, Pháp, Lào, Australia... đã sử dụng hiện vật gốc của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm tài liệu tham khảo chính thống cho các luận án Tiến sỹ sử học, Thạc sỹ Văn hoá học hoặc các công trình nghiên cứu lớn của mình. Bên cạnh việc cung cấp tư liệu, hiện vật phục vụ cho các công trình nghiên cứu, kho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã cung cấp hàng trăm hiện vật gốc làm đạo cụ cho các phim truyện, phim tài liệu khoa học.



Với những giá trị lịch sử và văn hoá nguyên gốc của kho hiện vật Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, có thể nói rằng, đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy phục vụ cho các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, chính trị, về đời sống xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX.



H¦¥NG ¦íC VíI NH÷NG LÔ NGHI C¤NG GI¸O
VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




hS Nguyễn Quế Hương*, Nguyễn Ngọc Quỳnh*




tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương