Hội thảo quốc tế việt nam họC


Bảo tồn và nghiên cứu các di tích khảo cổ học gắn liền với môi trường sinh thái



tải về 6.05 Mb.
trang20/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   99
3. Bảo tồn và nghiên cứu các di tích khảo cổ học gắn liền với môi trường sinh thái

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng các nhu cầu văn hoá, vai trò của các thiết chế văn hoá - giáo dục, trong đó có bảo tàng và các di tích lịch sử - văn hoá ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong xu thế “toàn cầu hoá” thì các thiết chế này lại càng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng và bản sắc văn hoá của các cộng đồng người trong những môi trường sinh thái khác nhau và ở những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người.



Theo ICOM (Hội đồng Bảo tàng Quốc tế thuộc UNESCO), bảo tàng là một thiết chế phi vụ lợi, hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa đón công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường sống của con người, vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức.. Theo định nghĩa trên, bảo tàng có ba chức năng quan trọng là nghiên cứu khoa học, sưu tầm và bảo quản di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, cùng các mẫu vật thiên nhiên. Như vậy, nếu căn cứ vào các bộ sưu tập hiện vật và nội dung trưng bày thì sẽ có hai loại hình bảo tàng chính là bảo tàng lịch sử xã hội và bảo tàng lịch sử tự nhiên. Ở Việt Nam, những bảo tàng đầu tiên do người Pháp thành lập vào khoảng đầu thế kỷ XX cũng gồm hai loại hình trên, đó là Bảo tàng Hải dương học (Nha Trang), Bảo tàng Địa chất (1914, Hà Nội), Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Bảo tàng H.Parmentier, 1918, Đà Nẵng), Bảo tàng Blanchard De la Brosse (1929, Sài Gòn), Bảo tàng L. Finot (1932, Hà Nội). Ngoài ra, Vườn bách thảo Hà Nội và Thảo cầm viên Sài Gòn cũng được coi là hai công viên - bảo tàng tự nhiên của Đông Dương lúc bấy giờ. Trải qua một thế kỷ phát triển, đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống bảo tàng gồm các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng thuộc tỉnh, thành phố, bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang… Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là với kho tàng di sản văn hoá và thiên nhiên phong phú, hệ thống bảo tàng Việt Nam còn chưa khai thác được tiềm năng của di sản thiên nhiên đa dạng và độc đáo để phát triển loại hình bảo tàng tự nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của loại hình bảo tàng lịch sử xã hội dưới hình thức là các bảo tàng khảo cứu địa phương. Vì vậy, định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nội dung thành lập và xây mới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại Hà Nội cùng với các chi nhánh là những bảo tàng chuyên ngành về lịch sử tự nhiên và các khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước, trong đó có Bảo tàng về thiên nhiên Nam Bộ đặt tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là một trong những định hướng nhằm đón đầu khả năng phát triển và nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của ngành bảo tàng Việt Nam.

Lý thuyết bảo tàng học hiện đại những năm gần đây xuất hiện khái niệm “bảo tàng hoá” di sản văn hoá. Theo nghĩa rộng đó là bảo tồn và phát huy tất cả các di sản văn hoá (động sản và bất động sản) đã bị/được đưa ra khỏi môi trường tồn tại ban đầu và đặt trong một môi trường nhân tạo do con người tổ chức ra - đó là các bảo tàng. Còn theo nghĩa hẹp là một phương án tối ưu và hiện đại nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trực tiếp ngay trong môi trường sinh thái nhân văn, nơi di sản văn hoá được sáng tạo ra và hiện đang tồn tại gắn bó với cộng đồng cư dân là chủ thể của những di sản văn hoá ấy: một “bảo tàng sống - tại chỗ” trong đó bao gồm trong đó có tự nhiên, con người và di sản văn hoá vật thể - phi vật thể do con người sáng tạo nên trong một môi trường và ở một trình độ nhất định. Chính vì vậy mà các văn hoá khảo cổ học thời tiền sử - vốn có vị trí quan trọng trong loại hình bảo tàng lịch sử xã hội - cũng đã trở thành một nội dung trưng bày của loại hình bảo tàng lịch sử tự nhiên với ý nghĩa: thông qua di vật mà các cộng đồng dân cư cổ đại để lại (công cụ lao động sản xuất, vật dụng sinh hoạt, tàn tích thức ăn, di cốt người, động vật…), ta có thể nhận biết điều kiện sống qua mức độ khai thác môi trường tự nhiên, tức là mức độ thích nghi với tự nhiên của người xưa. Nói một cách khác, di vật khảo cổ chính là bằng chứng, là sự phản ánh gián tiếp của môi trường sinh thái và những biến đổi của tự nhiên. Có thể lấy thành tựu nghiên cứu về khảo cổ học thời đại đồ đá Việt Nam minh chứng cho điều này. Khi nghiên cứu tiền sử Việt Nam cũng như Đông Nam Á, khảo cổ học hết sức chú ý đến hệ sinh thái ở khu vực này được phản ánh qua lối sống, cụ thể trong hoạt động săn bắt, hái lượm của cư dân tiền sử ở đây. Căn cứ vào tàn tích thức ăn động thực vật, khảo cổ học nhận thấy người cổ đã sử dụng nhiều loại thức ăn nhưng mỗi loại một ít, lại tuỳ theo mùa và thức ăn thực vật khá phong phú. Trong khi đó, thức ăn động vật có được do hoạt động săn bắt không nhiều, phổ biến là các loại động vật thuỷ sinh, nhất là các loài nhuyễn thể nước ngọt, nước lợ… Khảo cổ học gọi đây là lối hái lượm theo phổ rộng. Từ đặc điểm này có thể nhận dạng hệ sinh thái Đông Nam Á - Việt Nam là hệ sinh thái phổ tạp với đặc trưng chỉ số đa dạng cao, số loài nhiều nhưng số cá thể ít, thực vật nổi trội hơn động vật về giống loài và số lượng, động vật thuỷ sinh chiếm ưu thế. Hệ sinh thái phổ tạp phân bố ở khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sông nước phổ biến… Trong môi trường sinh thái này, từ lối sống hái lượm theo phổ rộng và trội vượt hơn săn bắt, khi tiến lên nền kinh tế sản xuất thì cư dân ở đây sẽ phát triển một nền nông nghiệp đa canh, tức là thuần hoá nhiều loại thực vật một lúc và trồng trọt sẽ trội vượt hơn chăn nuôi. Quá trình phát triển các nền văn hoá cổ Việt Nam từ thời đồ đá như văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long, Quỳnh Văn, Đa Bút, Hoa Lộc, Bàu Tró…đến các nền văn hoá thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai là sự thể hiện sinh động cho quá trình này.

Hiện nay, trong nhiều bảo tàng, khi trưng bày về thời tiền sử, di vật khảo cổ luôn được đặt trong bối cảnh môi trường sinh thái vì chỉ có như vậy người xem mới hiểu được chức năng, công dụng và ý nghĩa của di vật, nhất là công cụ lao động, đồng thời cũng để tăng cường sự hấp dẫn của hình thức trưng bày.



Như vậy, với những thành tựu trên, bước đầu khảo cổ học Nam Bộ đã được các nhà khảo cổ nghiên cứu di tích - văn hoá khảo cổ gắn liền với môi trường, địa hình sinh thái. Qua đó cho thấy môi trường tự nhiên và sự thay đổi của nó (nếu có) hết sức quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những cộng đồng cư dân cổ. Dấu ấn để lại không chỉ là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên mà còn là sự tác động và biến đổi môi trường tự nhiên vì lợi ích của con người. Trong xu hướng phát triển của bảo tàng Việt Nam hiện nay, việc xây dựng Bảo tàng lịch sử tự nhiên Nam Bộ đã trở thành nhu cầu cấp thiết, không chỉ để nghiên cứu và bảo tồn kịp thời những mẫu vật tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên mà còn nhằm nghiên cứu để nâng cao nhận thức và hiểu biết một cách đúng đắn về phương thức sinh sống của các tộc người cổ xưa trong môi trường sinh thái đặc thù của Nam Bộ. Văn hoá khảo cổ trong bối cảnh môi trường sinh thái nhân văn, vì thế, cần được thể hiện trong một phần nội dung của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Nam Bộ khi bảo tàng này được xây dựng. Có như vậy, bảo tàng mới thực hiện được vai trò chức năng tuyên truyền giáo dục, trong đó có việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn trong cộng đồng cư dân, vì đây là một tiền đề quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia khi mà môi trường sinh thái trên Trái Đất hiện nay đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu.



KHO B¶O TµNG C¸CH M¹NG VIÖT NAM -
N¥I L¦U GI÷ NGUåN Sö LIÖU
VÒ LÞCH Sö CËN HIÖN §¹I VIÖT NAM




KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




Triệu Văn Hiển, Trần Hải Nhị*




tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương