Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022


Tình hình khu vực Đông Nam Á nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX (1995 – 2000)



tải về 255.17 Kb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
BÀI CHỈNH SỬA

1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX (1995 – 2000):
Cục diện chính trị Đông Nam Á thời kỳ sau chiến tranh Lạnh tiếp tục có biến động theo các chiều hướng khác nhau do các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Trên bình diện kinh tế, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển chưa từng thấy. Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy hình thành các tổ chức tiền tệ, thương mại, tài chính,...
Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng được tăng cường trong khu vực. Vấn đề Campuchia được giải quyết bởi giải pháp toàn diện, sự cải thiện nhanh chóng quan hệ giữa các nước Đông Dương và Myanmar với ASEAN.
Các nước Đông Nam Á có những chuyển biến tích cực việc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác quan tâm và hướng tới thị trường Đông Nam Á. Thúc đẩy giao lưu chuyển vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ buôn bán với khu vực. Và ASEAN đang thúc đẩy cấu trúc khu vực ở Đông Á phát triển theo hướng đa tầng nấc, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau với ASEAN giữ vai trò chính. Đối với Hoa Kỳ, ASEAN tiếp tục là mục tiêu tạo thế cân bằng ảnh hưởng giữa các thế lực Hoa Kỳ - Trung Quốc – Nhật Bản. Đây chính là nguyên nhân khiến Hoa Kỳ sớm điều chỉnh chính sách đối với khu vực này nhằm thể hiện tư duy nước lớn và khẳng định vai trò siêu cường. Đối với Việt Nam, thông qua ASEAN cùng các chương trình nghị sự của mình sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các vấn đề quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ để xây dựng đất nước
2. Chính sách ngoại giao và lợi ích song trùng khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao:
2.1. Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, và lợi ích mang lại khi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ:
Tuyên bố của tổng thống B.Clinton ngày 11/7/1995 cũng như tuyên bố của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 12/7/1995 mới chỉ là sự chính thức xác định việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ về mặt ngoại giao. Từ các tuyên bố này đến việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ còn cả một chặng đường dài, đặc biệt trong quan hệ kinh tế cần phải có Hiệp định thương mại giữa hai bên.
Trong quan hệ với Hoa Kỳ giai đoạn (1995 – 2000), các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng hợp tác và có lợi. Quan điểm của ta là tích cực, chủ động và tạo điều kiện để cùng với Hoa Kỳ giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm, nhưng đồng thời cũng làm cho Hoa Kỳ nhận rõ việc phát triển quan hệ giữa hai nước là phù hợp với lợi ích của hai nước, lợi ích của khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh tranh chống lại mọi ý đồ của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào nội bộ của Việt Nam để thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm phá hoại và lật đổ chế độ ở Việt Nam.
Việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ một cơ hội mới để Việt Nam hội nhập sâu hơn với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy cải cách ở trong nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường phát triển ngoại thương, mở rộng cửa cho sự tiếp cận thị trường của các loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh như dệt may, giày dép và các loại hàng nông sản, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không những thế Hoa Kỳ là một thị trường có tiềm năng lớn đối với Việt Nam. Đây là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới.


tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương