Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022



tải về 255.17 Kb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18
BÀI CHỈNH SỬA

4.2.Quan hệ thương mại:
Thực tế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra trước khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ và phát triển theo chiều hướng tích cực phù hợp với lợi ích nhân dân hai nước. Trong quan hệ thương mại, tính chất “hai chiều” được biểu hiện rõ rệt, khi cả Việt Nam và Mỹ đều xuất và nhập khẩu các hàng hóa của nhau. Cụ thể:

  • Năm 1993 (trước khi Mỹ bỏ cấm vận), Việt Nam nhập khẩu tổng hàng hóa Mỹ trị giá 3,8 triệu USD; và xuất sang Mỹ 58,2 triệu USD.

  • Năm 1994 (sau khi Mỹ bỏ cấm vận), Việt Nam nhập từ Mỹ 172,2 triệu USD, xuất sang Mỹ 51,9 triệu USD; tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt khoảng 223 triệu USD.

  • Năm 1995, Việt Nam xuất sang Mỹ gần 200 triệu USD, và nhập từ Mỹ khoảng hơn 250 triệu USD; tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 452 triệu USD.

Bước sang năm 1996, với việc khai trương Văn phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội (2/4/1996) và chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Lake (7/1996) đặt vấn đề ưu tiên cho quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Mỹ,..., buôn bán hai chiều Việt Nam và Mỹ đac có sự khởi sắc rõ rệt và tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt gần 1 tỷ USD.
Mặc dù việc không được hưởng Quy chế Tối huệ quốc của Hoa Kỳ đã buộc các công ty Việt Nam phải đóng một khoản thuế nhập khẩu rất cao để hàng hóa của mình xâm nhập vào được thị trường Hoa Kỳ, nhưng vẫn một số mặt hàng của Việt Nam như nông sản, lương thực, đồ uống, sản phẩm gỗ có khả năng thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ mà không cần hưởng quy chế Tối huệ quốc. Riêng mặt hàng cà phê thì Hoa Kỳ đánh nhập khẩu.
Nói chung, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực. Mãi đến giai đoạn 1996 – 2001, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng bình quân khoảng 27%/năm.
4.3. Quá trình ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ:
Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (7/1995), vẫn còn có một số chướng ngại để cản trở tiến trình bình thường hóa hoàn toàn và đầy đủ quan hệ giữa hai nước như:

  • Trước tháng 4/1996, Phòng thương mại Mỹ vẫn chưa được thành lập và khai trương ở Việt Nam.

  • Trước tháng 5/1997, Mỹ và Việt Nam vẫn chưa chính thức trao đổi Đại sứ (mặc dù đã có Đại sứ quán).

  • Trước tháng 3/1998, Mỹ vẫn còn chưa bãi bỏ Điều luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

  • Cũng có thể, trong con mắt của một siêu cường kinh tế như Mỹ,Việt Nam là nước chậm/ đang phát triển chưa có được vị trí, vai trò quan trọng đối với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu là trong khi Việt Nam đã trao quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho Mỹ không điều kiện thì ngược lại, mỹ vẫn từ chối trao cho Việt Nam chế độ MFN.
Trên thực tế, Hoa Kỳ chỉ trao Quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam thông qua các quy định phục hồi Quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam theo mục IV của Đạo luật Thương mại 1974.
Để đạt được điều này, trước tiên là Điều luật sửa đổi Jackson – Vanik theo Luật thương mại 1974 phải được bãi bỏ. Sau đó, phải giải quyết triệt để vấn đề MIA. Tiếp theo, phải đàm phán và ký kết được Hiệp định thương mại đảm bảo quan hệ có đi có lại, không có sự phân biệt. Cuối cùng, Hiệp định thương mại phải có được sự thông qua của cả Quốc hội Hoa Kỳ (cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Hoa Kỳ). Đây cũng là một giai đoạn khó khăn và phức tạp.
Theo quan điểm của Hoa Kỳ, ngoài việc phải giải quyết tốt các vấn đề di trú (liên quan đến điều luật sửa đổi Jackson – Vanik), nhân quyền,...thì “Việt Nam cần phải có chính sách theo hướng thị trường và hướng ra bên ngoài hơn. Họ phải tự do hóa nền kinh tế, đặc biệt tư nhân hóa các xí nghiệp do nhà nước quản lý và hiện đại hóa hệ thống pháp luật và tài chính”.
Về phía Việt Nam, cần phải thừa nhận rằng, ở thời điểm nửa sau của thập niên 90 của thế kỷ XX, hệ thống pháp luật chi phối hoạt động thương mại của Việt Nam còn khá sơ sài, chưa tiếp cận được luật lệ của các quốc gia phát triển.
Trong bối cảnh đó, một phái đoàn Liên bộ Hoa Kỳ đã sang thăm và tìm hiểu Pháp luật Việt Nam. Kết quả là đến tháng 4/1996, phía Mỹ đã trao cho Việt Nam bản Tóm lược về những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ. Về phần mình, trong tháng 7/1996, Việt Nam cũng đã trao cho Hoa Kỳ một Biên bản nêu rõ 5 nguyên tắc cơ bản bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ và chương trình đàm phán Việt – Mỹ về Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Kể từ đó, đến năm 1999, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành tổng cộng 9 vòng đàm phán để đi đến ký kết một Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ:
- Vòng 1: tại Hà Nội, từ 21/9 – 29/9/1996
- Vòng 2: tại Hà Nội, từ 9/12 – 11/12/1996
- Vòng 3: tại Hà Nội. Từ 12/4 – 17/4/1997
- Vòng 4: tại Washington. Từ 6/10 – 11/10/1997
- Vòng 5: tại Hà Nội, từ 16/5 – 22/5/1998
- Vòng 6: tại Hà Nội, từ 15/9 – 22/9/1998
- Vòng 7: tại Hà Nội, từ 15/3 – 19/3/1999
- Vòng 8: tại Washington, từ 14/6 – 18/6/1999
- Vòng 9 tại Washington, từ 29/2 – 2/9/1999
Đặc biệt, ngày 10/3/1988 Thư ký báo chí của Nhà Trắng đã ra thông cáo cho biết Tổng thống B.Clinton đã ký quyết định bãi miễn việc áp dụng Điều sửa đổi Jackson – Vanik đối với Việt Nam. Điều này sẽ cho phép Việt Nam tham gia vào các chương trình khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của Mỹ, bao gồm cả những chương trình liên quan đến Ngân hàng xuất – nhập khẩu (EXIM Bank), Công ty đầu tư tư nhân ở nước ngoài (OPIC),...Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ, nhưng vẫn chủ đủ bình thường hóa hoàn toàn và đầy đủ quan hệ Việt – Mỹ. Tất cả điều này còn phải trông chờ vào các vòng đàm phán ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Đến ngày 3/7/2000 hai bên đã ký kết đàm phán trong một cuộc thảo luận diễn ra tại Washington. Bản Hiệp định đã hoàn thành 10 ngày sau, ngày 13/7/2000 tại thủ đô Washington Bộ trưởng Bộ thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện thương mại Hoa Kỳ là bà Charlene Barshefsky đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Nhưng còn phải chờ Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mất thêm một năm nữa thì Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Tuy nhiên việc ký kết Hiệp định này đánh dấu bước đột phá quan trọng của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, cũng như mở rộng quan hệ kinh tế thương mại quốc tế nói chung.

tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương