Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022


Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, và lợi ích mang lại khi quan hệ ngoại giao với Việt Nam



tải về 255.17 Kb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
BÀI CHỈNH SỬA

2.2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, và lợi ích mang lại khi quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
Ngay trong nhiệm kỳ lần thứ nhất của mình (20/1/1993 đến 20/1/1997), Tổng thống B.Clinton và các cộng sự của mình đã vạch ra một chiến lược mới mang tên “Chiến lược an ninh quốc gia. Sự cam kết và mở rộng 1995 – 1996” xác định ba mục tiêu trung tâm của chiến lược là:
1.Duy trì an ninh của chúng ta với các lực lượng quân sự luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
2.Tăng cường khôi phục tính sống động của nền kinh tế Mỹ.
3.Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài.
Như vậy, chiến lược an ninh quốc gia của tổng thống B.Clinton là một chiến lược toàn cầu mới của Mỹ, khá toàn diện và đầy tham vọng nhằm bảo đảm không chỉ cho sự phát triển mạnh mẽ của bản thân nước Mỹ mà còn cho vai trò lãnh đạo, chi phối thế giới của Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất của thời kỳ Hậu chiến tranh lạnh.
Quan hệ Việt – Mỹ trong nửa cuối thập niên 90, sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11-7-1995) xét từ quan điểm của Hoa Kỳ, cũng không nằm ngoài khuôn khổ trên đây của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Nội dung chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam sau khi hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao có ba trọng điểm chủ yếu:
Một là, tiếp tục đi đến bình thường hóa quan hệ một các đầy đủ với Việt Nam, nhằm xóa bỏ những bất đồng trong nội bộ nước Mỹ xung quan “vấn đề Việt Nam”.
Hai là, thông qua vai trò và vị trí của Việt Nam, Mỹ muốn kiềm chế các đối thủ khác của mình, trước hết là những nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ba là, tuy bình thường hóa quan hệ với Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ vẫn không ngừng theo đuổi mục đích làm cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sụp đổ, đưa Việt Nam vào trong quỹ đạo của Mỹ thông qua các biện pháp “Diễn biến hòa bình”.
Mỹ đã nêu lên ba phương cách đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam là:
1.Chi phối đầu tư.
2.Ngoại giao thân thiện.
3.Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ.
Có thể thấy rõ âm mưu mang tính chiến lược của Hoa Kỳ thông qua phát triển quan hệ với Việt Nam, từng bước hướng Việt Nam đi theo con đường thị trường tự do, từ đó tạo sự chuyển biến về chính trị ở Việt Nam.
Lợi ích của Mỹ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ta có thể thấy Việt Nam ngày càng trở thành một trong những quốc gia có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, có sự cam kết cao về thương mại cũng như tăng cường sức mạnh cho khối ASEAN. Việt Nam được đánh giá có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á. Việt Nam nằm trên con đường án ngữ huyết mạch từ Bắc Á, xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Không những thế Việt Nam tham gia đầy đủ vào các diễn đàn kinh tế và định chế khu vực. Trên cơ sở vị trí địa lí, Việt Nam có không gian lãnh thổ, địa - chiến lược, cùng với sự phong phú về tài nguyên, sự hấp dẫn về thiên nhiên và văn hóa. Mặt khác Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng là để xoa dịu nỗi đau của người dân Hoa Kỳ vì những di tích của chiến tranh với Việt Nam. Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề POW-MIA. Đây là vấn đề Hoa Kỳ đặt ra hàng đầu để quan hệ với Việt Nam để mong muốn giải quyết vấn đề “Hội chứng Việt Nam’’ trong lòng người dân Hoa Kỳ.

tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương