Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022



tải về 255.17 Kb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
BÀI CHỈNH SỬA

3.Vấn đề “nhân quyền”:
Vấn đề nhân quyền thực chất đã là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong quan hệ quốc tế, nhân quyền được Hoa Kỳ gắn trực tiếp với tất cả các mối quan hệ quốc tế, từ song phương đến đa phương, liên quan đến các tổ chức và thể chế chính trị, tài chính, quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc. Để thực thi chính sách này, Hoa Kỳ chủ động thông qua nhiều cách thức song phương lẫn đa phương, trao đổi văn hóa, thâm nhập tư tưởng, lợi dụng vấn đề viện trợ, sử dụng báo cáo nhân quyền gây sức ép và sử dụng các kênh truyền thông để tuyên truyền, lật đổ, can thiệp vào các quốc gia khác, quảng bá giá trị Hoa Kỳ nói chung và cổ súy dân chủ, nhân quyền nói riêng. Không chỉ vậy, vấn đề nhân quyền cũng đặt trong một những mục tiêu lớn của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ đã dùng sức ép về nhân quyền như một điều kiện để thực hiện tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Hoa Kỳ vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, vừa lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép và lôi kéo Việt Nam phát triển theo định hướng của Hoa Kỳ, thúc đẩy kinh tế thị trường, dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập ở Việt Nam.
Trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, không phủ nhận rằng Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những khác biệt. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được rằng giữa hai quốc gia vẫn đang trên đường thu hẹp dần những bất đồng trên lĩnh vực này. Việt Nam cho rằng nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc. Việc bảo đảm quyền con người trước hết thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các chính phủ. Việt Nam phản đối lực lượng cực hữu trong Hạ viện Hoa Kỳ đã và đang dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như ý đồ dùng nhân quyền làm điều kiện cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Khi nói về nhân quyền trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Malinowski cho rằng: “Hiện giờ, nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vì chúng tôi quan tâm đến tương lai, sự ổn định của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam. Tiếp tục tiến gần đến việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền rõ ràng mang lại lợi ích cho Việt Nam”. Sau khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có các cuộc tiếp xúc, trao đổi và trải qua 3 vòng đàm phán về vấn đề nhân quyền, qua đó góp phần đạt sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa hai bên.
Tuy nhiên, trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trên vấn đề nhân quyền, tôn giáo và người thiểu số, thực chất là “diễn biến hòa bình”. Điển hình là ngày 5/9/2000 đúng một ngày trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc tại New York, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một bản báo cáo Việt Nam là một trong những nước nước vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng là vi phạm Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền.
Vì vậy, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam khẳng định nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Việt Nam không chấp nhận việc một nước phán xét về “dân chủ và nhân quyền” của một nước khác thay cho chính bản thân nhân dân nước đó.

tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương