Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022


NỘI DUNG Chương I: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1995 – 2000)



tải về 255.17 Kb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
BÀI CHỈNH SỬA

NỘI DUNG
Chương I: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1995 – 2000):
1.Tình hình quốc tế và khu vực nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX (1995 – 2000):
1.1. Tình hình quốc tế nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX (1995 – 2000):
Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là những hệ quả đến từ sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Bản thân Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh quốc tế mới. Xét trên bình diện quốc tế, đây được xem là thời kỳ quá độ của trật tự thế giới mới với sự sụp đổ của Liên Xô. Chiến tranh lạnh kết thúc cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia, trung tâm trỗi dậy. Sự phát triển của EU trên cơ sở “nhất thể hóa” châu Âu đã và đang ngày càng độc lập trong quan hệ với Hoa Kỳ. Trung Quốc với thành tựu sau nhiều năm tiến hành cải cách cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ và là nước có khả năng thách thức vai trò của Hoa Kỳ trong tương lai. Nước Nga thời kỳ sau chiến tranh Lạnh cũng đang chuyển mình, nỗ lực trên đường khôi phục lại vị trí và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Do đó, một trong những vấn đề đặt ra cho chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh là ngăn chặn khả năng xuất hiện một siêu cường hoặc một nhóm nước có tiềm lực liên kết với nhau thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng khoa học cộng nghệ tiếp tục phát triển mạnh và có những bước tăng tốc đáng kể, điển hình là những đợt sóng công nghệ cao, tiêu biểu nhất là công nghệ thông tin. Nó làm thay đổi sâu sắc các yếu tố sản xuất, tác động sâu sắc đến kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ đối ngoại của các quốc gia, dân tộc trên thế giới và mở ra khả năng cho các nước đi sau, kém phát triển hơn có thể tận dụng những thành tựu đó để đi tắt, đón đầu phục vụ cho mục tiêu phát triển của quốc gia. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan, ngày càng lôi kéo nhiều quốc gia, dân tộc tham gia.
Trong các khu vực, các trung tâm trên thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tỏ ra là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ phát triển cao. Khu vực này tập trung phần lớn các tuyến giao thông quốc tế huyết mạch bao gồm cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Thái Bình Dương chính là cầu nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương tới Vịnh Persic. Vị trí của khu vực này có thể sử dụng làm các căn cứ quân sự, các căn cứ quan sát theo dõi tàu ngầm. Không những thế, đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, không chỉ về loại hình mà còn ở quy mô, trữ lượng...Tuy nhiên khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định, như các vấn đề Trung Đông, Nam Á, bán đảo Triều Tiên và hoạt động của các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan,… bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ dẫn đến sự bùng nổ lớn. Sự không ổn định trong phát triển của các nền kinh tế Mỹ, Nhật hoặc sự biến động về giá dầu mỏ ở khu vực Trung Đông,… đều có thể tác động tới tình hình chung và có thể gây nên sự mất ổn định kinh tế của khu vực.
Trong số những nhân tố khách quan tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ không thể thiếu nhân tố Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tốc độ phát triển kinh tế phi thường và chính sách ngoại giao linh hoạt đã tạo bước biến chuyển cho khu vực Đông Á, và những thập niên qua đã chứng kiến ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn. Một khi Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và vị thế của Hoa Kỳ bị xói mòn, hai điều có thể xảy ra: Trung Quốc sẽ cố gắng dùng sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng để tái định hình luật lệ và thể chế của hệ thống quốc tế để phục vụ tốt hơn lợi ích của nước này.

tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương