Học phần: Giảng viên: Sinh viên: mssv: Lớp: Niên khóa: 2020 – 2024 Tp. Hồ Chí Minh, 2022


Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao



tải về 255.17 Kb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2023
Kích255.17 Kb.
#55973
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18
BÀI CHỈNH SỬA

3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao:
Mở đầu cho quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher (tháng 8/1995). Kết quả của chuyếnthăm này là việc hai bên đã ký các văn kiện chính thức xác lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ và thiết lập các đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước. Tiếp theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm chính thức và làm việc tại Hoa Kỳ (tháng 10/1995). Trong những năm tiếp theo, những chuyến viếng thăm lẫn nhau của hai bên tiếp tục được tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ này tiến lên. Thế nhưng, phải mất gần hai năm sau khi hai bên bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ mới trao đổi đoàn ở cấp đại sứ (tháng 5/1997). Sự kiện này chứng tỏ quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ được thiết lập một cách đầy đủ.
Đáng chú ý có chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton (tháng 11/2000). Đây là một sự kiện lớn trong trong lịch sử quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, bởi đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và có lẽ, chuyến thăm này là hành động thuyết phục nhất cho những cam kết thúc đẩy quan hệ bình thường với Việt Nam của Hoa Kỳ trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Về phía Việt Nam trong cuộc gặp gỡ này, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đều khẳng định quan điểm Việt Nam sẵn sàng “Khép lại quá khứ để hướng đến tương lai”. Nhưng khép lại quá khứ với Việt Nam không phải là lãng quên, phủ nhận quá khứ hay làm sai lệch quá khứ lịch sử. Đây là vấn đề vừa tế nhị, vừa nhạy cảm, vừa mang tính nguyên tắc trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện tại cũng như trong tương lai. Và Mỹ cũng đã “xem Việt Nam như là một quốc gia, chứ không phải như một cuộc chiến tranh”, Tổng thống B.Clin cũng thừa nhận rằng “trong 15 năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách Đổi mới, gia nhập APEC VÀ ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ,...”.Sau chuyến thăm này, hai bên đã có những bước tiến trên nhiều lĩnh vực hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế vì Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết.
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay, hầu hết các Tổng thống Mỹ đều có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, thể hiện sự quan tâm và tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Cùng với các chuyến thăm và làm việc của các nguyên thủ là các chuyến thăm qua lại của các chính khách, các chính quyền, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ,...nhằm thắt chặt quan hệ hai nước. Những chuyến thăm và làm việc các cấp này đều đã góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cũng như các lĩnh vực quan hệ song phương khác lên tầm cao hơn, khép lại những trang sử đầy bi thương đối với nhân dân cả hai nước, hướng tới một sự phát triển toàn diện.
Tuy nhiên quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cho tới nay vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây căng thẳng, do khác biệt về chế độ chính trị và do những chiêu bài dân chủ, nhân quyền từ phía Mỹ nhằm để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” để nhằm phá hoại và lật đổ chế độ ở Việt Nam ta. Thế nên, sâu xa trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam vừa phải hợp tác vừa phải đấu tranh lĩnh vực chính trị - ngoại giao. 

tải về 255.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương