HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC



tải về 202.01 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích202.01 Kb.
#17397
1   2   3   4   5   6

3. Các chỉ số kinh tế





2010

2011

2012

2013

GDP (ppp)

705,1 tỷ USD

712,8 tỷ USD

709,5 tỷ USD

$696.3 tỷ USD

Tăng trưởng GDP

1,6%

1,08%

-0,5%

-1.3% 

GDP theo đầu người USD

42.400

42.700

42.400

41,400 

GDP theo ngành (2013)

Nông nghiệp: 2.6%, Công nghiệp: 25.4%, Dịch vụ: 72.1%

Lực lượng lao động

7,86 triệu

7,785 triệu

7,746 triệu

7.879 triệu

Tỷ lệ thất nghiệp




5,8%

6,8%

6.8%

Tỷ lệ lạm phát




2,3%

2,4%

2.8%

Mặt hàng NN

Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, trái cây, rau quả, chăn nuôi

Các ngành công nghiệp

Nông nghiệp hiện đại, kim loại và các sản phẩm kỹ thuật, máy móc, thiết bị điện, hóa chất, dầu khí, xây dựng, vi điện tử, đánh bắt cá

Kim ngạch xuất khẩu

486,7 tỷ USD

550,2 tỷ USD

556,5 tỷ USD

551 tỷ USD

Mặt hàng chính

Máy móc, thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm

Đối tác chính:

Germany 26,2%, Belgium 14,1%, France 9,3%, UK 7,7%, Italy 4,8% (2011)



Kim ngạch nhập khẩu

tỷ USD

429,1 tỷ USD

490,1 tỷ USD

477.8 tỷ USD

Mặt hàng chính

Máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm, quần áo

Đối tác chính:

Germany 14,5%, China 11,8%, Belgium 8,6%, US 5,9%, UK 6,1%, Russia 6%, France 4% (2013)


4. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế v…v


Môi trường đầu tư

Chính sách đầu tư của Hà Lan là một trong những chính sách cởi mở nhất trên thế giới. Chính phủ Hà Lan duy trì các chính sách tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và gắn liền với các luật đầu tư của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Hà Lan là thị trường triển vọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hà Lan được hưởng một vị trí chiến lược trên bở Biển Bắc, một môi trường đầu tư thuận lợi và một nền cơ sở hạ tầng tốt kết nối với các quốc gia Châu Âu khác. Vậy nên nó mang nhiều lợi thế cho các công ty có trụ sở ở đây.

Các công ty nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Hà Lan được hưởng sự hỗ trợ về thuế và kinh doanh. Không có nhiều thủ tục yêu cầu đối với thành lập và duy trì một doanh nghiệp ở Hà Lan. Hà Lan có các tổ chức chính phủ đặc biệt để giúp đỡ các công ty nước ngoài thành lập doanh nghiệp và thích nghi tại đất nước Hà Lan.

Với quan điểm mang tính xây dựng không quan liêu đối với các nhà đầu tư nước ngoài và một lịch sử tôn trọng các hiệp định của mình đã khiến Hà Lan trở thành một đối tác kinh doanh bền vững. Các chính sách của Hà Lan có tính đồng bộ, luật pháp công bằng. Nói chung Hà Lan có một khuôn khổ pháp lý khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.

Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài của Hà Lan

Hà Lan là một trong những nước dẫn đầu của EU về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty quốc tế lớn đã chọn Hà Lan cho việc đầu tư ban đầu hoặc mở rộng quy mô. Các công ty này gồm các công ty của Mỹ như GE Plastics, Dow Chemical, điều hành cơ sở sản xuất lớn nhất bên ngoài Mỹ tại Hà Lan, Tập đoàn NCR, Starbucks và Cisco; các công ty của Châu Âu như EMI, tập đoàn BOC, Wuppermann và Bosch. Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty của Châu Á ở Hà Lan như Hitachi, Yakult, Giant, BenQ, Deawoo, LG Elẻctonecs, Huawei và tập đoàn Sony đều có trung tâm phân phối Châu Âu ở Hà Lan. Tổng mức đầu tư của nước ngoài vào Hà Lan tính đến tháng 12/2007 là 673,4 tỷ USD.

Năm 2009 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Lan là 654,6 tỷ USD so với 638,8 tỷ năm 2008. Tính đến hết năm 2010 tổng lượng FDI của Hà Lan đạt 687,8 tỷ USD. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách các nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Hà Lan.

Hà Lan cũng là một nhà đầu tư ra nước ngoài quan trọng. Hầu hết các khoản đầu tư này được thực hiện ở các nước công nghiệp hoá nhưng việc đầu tư vào các thị trường đang nổi cũng tăng đáng kể. Ở Mỹ, Hà Lan là một trong năm nhà đầu tư lớn nhất. Tổng mức đầu tư của Hà Lan tại nước ngoài tính đến tháng 12/2010 là 950,8 tỷ USD.


III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM


Từ năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan đến Việt Nam để mua gạo, lụa, sành sứ... mở đầu cho quan hệ. Trong kháng chiến chống Mỹ, đa số dân chúng Hà Lan phản đối chiến tranh, lập Ủy ban y tế Hà Lan - Việt Nam (1968), giúp đỡ nhân đạo cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/4/1973. Từ 1990, quan hệ hai nước đã đẩy mạnh. 


1. Các chuyến thăm cao cấp gần đây


Về phía Việt Nam thăm Hà Lan: 

+ 1/1995 Phó Thủ tướng Phan Văn Khải

+ 10/2001 Thủ tướng Phan Văn Khải

+ 9/2008 Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn 

+ 9/2008 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Hà Lan 

+ 4/2009 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng 

+ 5/2009 Bí thư Thành uỷ HCM Lê Thanh Hải

+ 4/2010 Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng

Về phía Hà Lan thăm Việt Nam: 

+ 1993 Hoàng thân Clause- chồng Nữ hoàng Beatrix. 

+ 6/1995 Thủ tướng Wim Kok 

+ 2001 Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội

+ 10/2005  Thái tử Willem Alexander

+ 9/2006 Bộ trưởng Hợp tác phát triển Agnes van Argenne thăm Việt Nam 

+ 3/2008 Bộ trưởng Thương mại Frank Heemskerk và Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bert Koenders 

+ 7/2009 Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Bà Gerda Verburg 

+ 10/2009 Quốc vụ khanh Bộ Giao thông, Công trình công cộng và Quản lý nước Stas Huizinga

Ngoài ra, hai bên thường xuyên tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị lớn: 2 Thủ tướng gặp nhau bên lề Hội nghị Biến đổi khí hậu Copenhagen (12/2009) và G20 Canada (6/2010) và ASEM-8 tại Bỉ (10/2010).

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU, Hà Lan đã có đóng góp tích cực trong tăng cường hợp tác với Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 năm 2004 tại Hà Nội. Gần đây nhất, trong chuyến thăm làm việc của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (4/2010), Hà Lan đánh giá quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực và có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển quan hệ hơn nữa trong thời gian tới, nhấn mạnh hợp tác song phương trong vấn đề biến đổi khí hậu và quản lý nước. 

2. Cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan


….

IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Hợp tác thương mại


Ngoài phần viện trợ không hoàn lại, Hà Lan còn có các Chương trình tín dụng hỗn hợp Miliev và Oret, theo đó Chính phủ Hà Lan viện trợ không hoàn lại 35% tổng trị giá hợp đồng với nhà thầu Hà Lan (từ 1998 về trước, dự án Miliev được viện trợ 60% và dự án Oret được viện trợ 45%), còn lại 65% là đóng góp từ phía Việt Nam. Chương trình này chủ yếu sử dụng cho các dự án cấp nước, lâm nghiệp, dệt may, sản xuất thức ăn gia súc... Tiêu chuẩn lựa chọn là các dự án không mang tính chất thương mại theo qui định của OCDE, có tác động tích cực đối với môi trường (Miliev) hoặc không làm hại đến môi trường (Oret), ít nhất 60% giá trị giao dịch có xuất xứ từ Hà Lan, gắn liền với chính sách phát triển và đóng góp vào quan hệ kinh tế Hà Lan - Việt Nam.

Hà Lan là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam ở Tây Âu (sau Đức, Anh, Pháp). Kim ngạch thương mại hàng năm trong 2 năm gần đây đạt trên 2 tỷ USD. (xem bảng)



Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Hà Lan Đơn vị 1.000 USD

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu



Tổng kim ngạch

Mức tăng (%)

2010

1.688.311

527.840

2.216.151




2011

2.147.980

669.427

2.817.407




2012

2.476.305

704.090

3.180.395




2013

2.937.140

678.513

3.615.653

13.69%

Nguồn Tổng Cục Hải quan

2. Hợp tác đầu tư


Năm

Xếp thứ

Tổng số dự án

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn điều lệ

Cấp mới trong năm

Tổng vốn cấp mới

2012




177

6 tỷ USD










2013

11

192

6,3 tỷ USD

2,5 tỷ USD

16

283 triệu USD

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - MPI

  • Các lĩnh vực đầu tư Hà Lan bao gồm dịch vụ, quản lý nước, môi trường, gần đây là bán lẻ, bất động sản, nhà ở, đầu tư gián tiếp...

  • Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam như: Tp HCM, bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Trừ một số dự án dầu khí và bia, thực phẩm, các dự án đầu tư của Hà Lan nhìn chung có quy mô vừa và nhỏ. Nhiều dự án đầu tư hoạt động rất có hiệu quả, với các công ty lớn nổi tiếng như Heineken (bia Heineken, Tiger, Bivina), Unilever (chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, kem Wall), Royal Dutch Shell (dầu khí – cả khai thác và phân phối), Foremost (sữa), Akzo Nobel Coating (hoá dược), Philips (điện tử),...  

  • Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có dự án đầu tư sang Hà Lan. 


3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác


Hợp tác giáo dục & đào tạo

Hợp tác giáo dục & đào tạo giữa hai nước cũng phát triển tốt đẹp. Hà Lan giúp Việt Nam trong nhiều dự án, như Chương trình hợp tác liên đại học Việt Nam- Hà Lan, chương trình học bổng Hà Lan (khoảng 25 học bổng ngắn hạn hàng năm)… Tháng 5/2001, tổ chức Hợp tác Giáo dục quốc tế (NUFFIC) của Hà Lan phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo và triển làm giáo dục sau đại học tại Hà Nội. Tháng 8/2002, Hà Lan quyết định đưa Việt Nam vào danh sách được hưởng quy chế đặc biệt trong hợp tác về đào tạo đại học. Chương trình tại Việt Nam có tên gọi: "Tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NPT)". Hiện Hà Lan đang phối hợp với các cơ quan Việt Nam triển khai chương trình đào tạo nghề.

Tháng 02/2010, Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội đã ký với Bộ Kế hoạch Đầu tư Thỏa thuận khung về « Sáng kiến phát triển năng lực đào tạo đại học và sau đại học », 18 triệu euro (chương trình NICHE, danh sách ưu tiên 22 nước trong đó có Việt Nam). Chương trình NICHE được thiết kế trên cơ sở tiếp nối Chương trình Tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NPT) do Chính phủ Hà Lan tài trợ cho Việt Nam.

Hợp tác phát triển:  

Ngay sau khi lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Hà Lan bắt đầu viện trợ ODA không hoàn lại cho ta, chủ yếu trong các lĩnh vực nhân đạo, giáo dục-đào tạo, y tế.

Trước tháng 9/1999, viện trợ của Hà Lan chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, y tế, giáo dục đại học, môi trường. Hà Lan luôn duy trì Việt Nam trong danh sách các nước ưu tiên tiếp nhận tài trợ của Hà Lan. Ngân sách tài trợ cho Việt Nam tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2000 – 2005, Hà Lan cam kết tài trợ không hoàn lại bình quân khoảng 25 – 27 triệu euro/năm và giai đoạn 2006 – 2008, 36 triệu euro/năm. Năm 2009, Hà Lan cam kết 30,49 triệu đô và năm 2010 là 31,65 triệu đô cho Việt Nam. Các lĩnh vực ưu tiên: Bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, y tế, quản lý nguồn nước và các vấn đề có tính liên ngành như xoá đói giảm nghèo, giới và phát triển, quản lý nhà nước… 

Gần đây, Hà Lan đã xếp Việt Nam vào nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới và thay đổi chính sách viện trợ, theo đó, hợp tác phát triển tuy vẫn là một phần trong chính sách nhưng không còn được ưu tiên như trước, hướng tới quan hệ đối tác bình đẳng hơn. 

Ngày 12/3/2009, Hà Lan công bố Chương trình ORIO viện trợ phát triển hạ tầng cho 45 nước đang phát triển trong đó có Việt Nam với ngân quỹ ban đầu khoảng 180 triệu euro nhằm giúp các nước đang phát triển cùng cộng đồng doanh nghiệp thiết lập và phát triển các dự án hạ tầng lớn. Với Việt Nam, ORIO sẽ tài trợ không hoàn lại 50% kinh phí cho giai đoạn phát triển và lập dự án, và 35% chi phí thực hiện dự án ở Việt Nam. Các lĩnh vực được tài trợ gồm nước; các dịch vụ xã hội; năng lượng.  
Chương trình NICHE (Sáng kiến Tăng cường năng lực giáo dục Hà Lan) là chương trình hợp tác mới thay thế chương trình Tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NPT). Việt Nam là 1 trong 23 nước được tiếp nhận tài trợ từ Chương trình. Chương trình này được thực hiện trong giai đoạn 2010-2014, theo đó Chính phủ Hà Lan sẽ tài trợ khoảng 18 triệu Euro cho các dự án tăng cường đào tạo sau trung học trong các lĩnh vực: i/ quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp (9 triệu Euro), ii/vận tải biển (3 triệu Euro), iii/ giáo dục đại học hướng nghề nghiệp (3 triệu Euro), iv/ y tế (3 triệu Euro). 

Ngoài ra, trong năm 2009, Hà Lan cũng công bố các sáng kiến hợp tác mới với Việt Nam như chương trình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), chính phủ với chính phủ (G2G), tri thức với tri thức (K2K) nhằm hỗ trợ ODA cho Việt Nam. 

Quan hệ hợp tác hai bên đang mở rộng sang các lĩnh vực : năng lượng sạch và tái sinh, phát triển cảng biển, biến đối khí hậu, đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm, đào tạo nghề, môi trường, phát triển bền vững, quy hoạch đô thị...

Từ năm 2008, Hà Lan coi Việt Nam là nước ưu tiên trong 5 nước bị tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Hà Lan đặc biệt quan tâm thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý nước. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã thăm Hà Lan (12-16/4/2010) nhằm tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nước và biến đối khí hậu. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác phát triển trong các vấn đề liên quan đến biến đối khí hậu. Tại cuộc gặp song phương bên lề ASEM-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Balkenende đã ký Thoả thuận đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Đây sẽ là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước trong thời gian tới.

V. HỢP TÁC VỚI VCCI

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết


+ Thoả thuận hợp tác giữa VCCI và Holland Food Group (1996)

+ Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI với Hội đồng xúc tiến thương mại Hà Lan (Netherlands Council for Trade Promotion)


2. Hoạt động đã triển khai


Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nam và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ có tính pháp lý về chương trình có tên là Phát triển với các thị trường mới nổi (PSOM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đại diện cho Chính phủ Việt Nam là cơ quan đầu mối của chương trình này. SENTER, cơ quan thuộc Bộ Kinh tế Hà lan là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chương trình này.

Mục tiêu của chương trình bao gồm:

- Khuyến khích đầu tư của Hà lan tại Việt nam. Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Hà lan và Việt nam

- Đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt nam bằng cách tạo công ăn việc làm, chuyển giao kiến thức và công nghệ đồng thời trú trọng hỗ trợ các hoạt động của khu vực tư nhân.

Điều kiện tham gia :

+ Hỗ trợ tài chính từ Chương trình PSOM chiếm 2/3 giá trị dự án, (trong một số trường hợp, trợ cấp có thể lên đến 80% giá trị dự án : cụ thể là cho nghiên cứu dự án khả khi về cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải ; tất cả các dự án ở Nam Phi). Công ty Hà Lan phải trả phần chi phí còn lại.

+ Dự án phải có kết quả là một sản phẩm định lượng được.

+ Dự án phải đem lại kết quả là mối quan hệ lâu dài về đầu tư hoặc thương mại. iv). Dự án không được làm tổn hại đến người nghèo và phụ nữ và phải đem lại hiệu quả môi trường tích cực (trong một số trường hợp cụ thể).

Một dự án PSOM điển hình thường bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thiết bị và lắp đặt, marketing, vận hành và đào tạo. Tổng giá trị tối đa của một dự án không quá 1,5 triệu Euro và mức tài trợ không vượt quá 50% trên tổng giá trị dự án và thường kéo dài trong thời gian 2 năm.

VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH

1. Địa chỉ hữu ích


Đơn vị - Địa chỉ

Tel/Fax

Email/Website

Việt Nam

Ban Quan hệ quốc tế, VCCI

Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

T: 84-4-35771380

chaultm@vcci.com.vn

www.vcci.com.vn

Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam

6thFlr., Daeha Business Centre, 360 Kim M· Str., Hanoi,

T: 84-4-38315650

F: 84-4-38315655






Hà Lan

Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan

Prinses Mariestraat 6a-6b 2514 KE The Hague, The Netherlands

T:+31 70 3648917, 3644300

F:+31 70 3648656



emviet@wanadoo.nl

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan

261 Laan Van New Oost–Indie

2593 BR The Hague, The Netherlands

T:+3170 381 5594

F: +3170 381 4205




nl@moit.gov.vn

2. Các thông tin khác


*Website CIA – The World Factbook: www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/nl.html

*Website Bộ Ngoại giao Việt Nam : www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro

Bảng 1.





Bảng 2









Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 202.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương