HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC


II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Tổng quan



tải về 202.01 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích202.01 Kb.
#17397
1   2   3   4   5   6

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng quan


Hà Lan là một nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hà Lan chỉ có hơi đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay). Nhưng Hà Lan đã biết sử dụng thế mạnh của mình là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu... Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.

Nền kinh tế Hà Lan được ghi nhận là nền kinh tế ổn định, về tăng trưởng công nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát, thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, và đóng vai trò quan trọng như là một trung tâm giao thông của Châu Âu. Hoạt động công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, hóa chất, lọc dầu, và máy móc thiết bị điện. Lĩnh vực nông nghiệp sử dụng cơ giới hóa cao chỉ chiếm 2% lực lượng lao động nhưng tạo ra giá trị thặng dư lớn cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất khẩu. Hà Lan, cùng với 11 nước đối tác Châu Âu, bắt đầu lưu hành đồng tiền euro vào 01 tháng 1 năm 2002. Quốc gia này được đánh giá là một trong những quốc gia Châu Âu cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất và là một trong bốn nhà đầu tư lớn nhất tại Mỹ. Sau 26 năm tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn, nền kinh tế Hà Lan – một nền kinh tế mở, phụ thuộc vào thương mại nước ngoài và các dịch vụ tài chính - đã bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hà Lan đạt tăng trưởng GDP 3,9% trong năm 2009, trong khi xuất khẩu giảm gần 25% do sự giảm mạnh của nhu cầu thế giới. Khu vực tài chính của Hà Lan cũng bị ảnh hưởng, một phần do việc đầu tư vào chứng khoán thế chấp trên thị trường Mỹ của một số ngân hàng Hà Lan. Để đối phó với tình trạng hỗn loạn trong thị trường tài chính, chính phủ đã quốc hữu hóa hai ngân hàng và bơm hàng tỷ đô la vào ngân hàng thứ ba, để ngăn chặn rủi ro hệ thống. Chính phủ cũng tìm cách thúc đẩy nền kinh tế trong nước bằng cách đẩy mạnh chương trình cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế để các doanh nghiệp giữ chân người lao động, và các cơ sở tín dụng mở rộng xuất khẩu. Do thực hiện các chương trình kích thích và cứu trợ ngân hàng, kết quả là thâm hụt ngân sách chính phủ gần 4,6% GDP trong năm 2009 và tăng lên 5,6% trong năm 2010 trái ngược với thặng dư 0,7% GDP trong năm 2008. Với tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân tiêu dùng, Chính phủ của Thủ tướng Mark RUTTE đang phải chịu áp lực tăng để giữ mức thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển.



Đánh giá kinh tế năm 2013

Theo Cơ quan Thống kê Hà Lan, nước này đã lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây đưa thâm hụt ngân sách trong năm 2013 xuống thấp hơn mức 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU).

Cụ thể, thâm hụt ngân sách của Hà Lan trong năm ngoái đã giảm 9 tỷ euro, từ mức tương đương 4,1% GDP năm 2012 xuống còn 2,5% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của mức giảm đáng kể này là nhờ nguồn thu ngân sách đã tăng 7 tỷ euro, lên tới 285 tỷ euro năm ngoái.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Hà Lan vẫn ở trong tình trạng suy thoái trong phần lớn thời gian của năm ngoái. Kinh tế của Hà Lan đã suy giảm trong tám quý liên tiếp trước khi tăng trưởng trở lại 0,8% vào cuối năm 2013. Nợ công tăng 2,2 điểm phần trăm lên 73,5% GDP, cao hơn nhiều so với mức 60% GDP theo quy định của EU


2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:


- Dịch vụ

Dịch vụ là ngành hết sức phát triển ở Hà Lan, gồm vận tải thủy, cảng biển, sân bay, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và tư vấn. Hơn 30% lượng hàng hóa ra vào EU được bốc dỡ qua cảng của Hà Lan.

Cảng Rotterdam trong nhiều năm liền là hải cảng lớn nhất của thế giới, với công suất gần 400 triệu tấn/năm. Sân bay Amsterdam lớn thứ 3 ở Tây Âu, hàng năm vận chuyển khoảng 1,4 triệu tấn hàng hóa và 44 triệu lượt hành khách (số liệu 2005); ngoài sân bay Schiphol Amsterdam Hà Lan còn có 5 sân bay khu vực, nhỏ hơn. Ngành dịch vụ đóng góp gần 50% sản phẩm quốc nội, xuất khẩu dịch vụ chiếm gần 20% trị giá xuất khẩu, 40% các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến vận tải. Hàng năm, ngành du lịch thu hút trên 10 triệu lượt khách, đóng góp khoảng trên 7,5 tỷ Euro.

- Công nghiệp:

Hà Lan có ngành công nghiệp phát triển, đứng đầu là hóa chất, dầu khí, kim loại, đóng tàu, hàng hải… và một số ngành công nghiệp khác như sau:

+ Khoa học đời sống/ nghiên cứu gen:

Khoa học đời sống được Chính phủ Hà Lan ưu tiên phát triển trong suốt 30 năm nay. Các công ty như DSM, Akzo Nobel và Unilever đã giúp đỡ Hà Lan duy trì một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các quốc gia khác trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu về gen học của Hà Lan được chính phủ đầu tư khoảng 420 triệu đôla và một khoản tương tự từ các nguồn khác. Điều này đã tạo thuận lợi cho vị trí hiện tại của Hà Lan trong ngành khoa học đời sống trên toàn cầu.

+ Công nghệ Nano và vi mô:

Hà Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ nano và vi mô. Hơn 80 công ty và 20 cơ sở tri thức (gồm MESA+ ở Enschede, Kavli ở Delft, DIMES ở Delft, Holst và trung tâm y học phân tử ở Eindhoven và Maastricht và các phòng thí nghiệm TNO trên khắp Hà Lan) ở Hà Lan được kết nối lại và thực hiện nghiên cứu hoặc phát triển các sản phẩm thuộc công nghệ nano và vi mô ở Hà Lan.

+ Công nghệ thông tin liên lạc:

Hà Lan được đánh giá cao về công nghệ thông tin liên lạc. Băng thông rộng và lưới điều khiển là hai lĩnh vực trọng điểm mà Hà Lan có rất nhiều chuyên gia. Tập đoàn SURFnet của Hà Lan cung cấp hệ thống nghiên cứu và phát triển nhanh nhất trên thế giới, giới thiệu giao thức phiên bản internet 6 (Ipv6) ở Châu Âu, thực hiện việc kết nối đầu tiên qua lambda xuyên Đại Tây Dương và thiết lập NetherLight (trao đổi internet quang học). Bên cạnh đó Hà Lan còn có một vị trí tương đối vững trong hệ thống nhúng. Các công ty như Philips (chuyên thiết bị nghe/nhìn, hình ảnh y học, các mạch tích hợp, ánh sáng), ASML (các thiết bị sản xuất IC) và Océ (hệ thống in, xử lý tài liệu) phát triển các sản phẩm bao gồm các hệ thống nhúng vô cùng tiên tiến và được đánh giá là một trong những hãng hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhúng.

Rất nhiều cơ sở nghiên cứu của Hà Lan cũng có đóng góp to lớn cho Hà Lan ở lĩnh vực này bao gồm: Viện hệ thống nhúng ở Eindhoven; các phòng thí nghiệm TNO ở Hague, Eindhoven và Delft; Viện Telematics ở Enschede; một viện mới Infotainment ở Eindhoven và nhiều trường đại học kỹ thuật khác (ví dụ: Delft, Eindhoven, Twente, Amsterdam)

- Nông nghiệp:

Nông nghiệp được cơ khí hóa cao, gồm 3 ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sữa và đánh cá. Hơn 60% nông phẩm được chế biến. Ngành nông nghiệp chủ yếu hướng về xuất khẩu, các nông phẩm xuất khẩu chủ yếu là hoa, cây và rau (bao gồm cả cây và hạt giống). Khoảng 90-% nông phẩm của Hà Lan là xuất khẩu sang 14 nước EU cũ, trong đó Đức là thị trường lớn nhất. Nông phẩm xuất khẩu chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu của cả nước.












Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 202.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương